Độc đáo với thú vui mới của dân sành công nghệ
Nếu cách đây ngót dăm bảy năm, chấm-phượt bằng GPS là một thú chơi sành đời dành cho người nhiều tiền rành công nghệ thì nay với sự phát triển vũ bão của hi-tech, dân chơi đã nâng lên một tầm mới với sự hỗ trợ của những thiết bị tối tân, độc đáo.
Nhiếp ảnh thời GPS, danh thiếp phong cách số
Ngoài 30, Quang Anh, thành viên diễn đàn Phuot.com mang dáng vẻ khá phong trần của một nam nhi dạn dày sương gió. Thay vì ngủ ngày cày đêm trên các trang mạng hay chém gió tại các quán trà chanh, sở thích của chàng độc thân này là lang thang khắp mọi miền tổ quốc để chụp và tag ảnh.
“Ngày xưa thì phượt và chấm theo GPS cho thoả thú vui ngao du phong thuỷ. Nhưng bây giờ các điểm đến đều có bước chân dân du lịch bụi đi qua rồi nên thú chơi này cũng mai một. Từ hồi mua cái máy ảnh, mình tận dụng nó để lưu lại các khoảnh khắc đẹp ở các vùng miền rồi chia sẻ bằng cách geo-tagging toạ độ cho các thành viên khác dùng GPS tìm đến”, Quang Anh chia sẻ.
Vậy là mọi vùng miền anh đi qua, các bức ảnh anh lưu lại đều có ghi rõ thông số địa lý trên từng bức và đối với dân phượt chuyên nghiệp, việc ráp nối kinh-vĩ độ để tìm ra địa điểm chụp bức ảnh hoa cải vàng hay ruộng bậc thang chỉ là vấn đề thời gian.
Trúc Quỳnh, một gương mặt nữ hiếm hoi trong nhóm Phượt cho biết: “Trước nếu muốn tham gia cuộc chơi thì phải mua bộ định vị GPS rời của Garmin nhưng bây giờ các dòng smartphone đều được tích hợp đủ, thậm chí là kèm bản đồ số luôn nên chỉ việc đánh dấu điểm đi, điểm đến rồi ấn nút, a lê hấp lên đường mà chẳng phải suy nghĩ đắn đo gì vì đã có dẫn đường bằng giọng nói”.
Vậy là thú vui chấm-phượt sang một trang mới đầy ngẫu hứng và không chỉ gói gọn trong các vùng địa hình đồng bằng, đất liền, mà nhiều chuyến phượt thời gian gần đây còn ra hẳn hải đảo xa xôi thuộc quần đảo Trường Sa.
Cũng thuộc thú vui khám phá địa danh nhưng không quá tốn công, giới trẻ Việt gần đây lại thích check-in tại các địa điểm đã đi qua rồi chia sẻ lên các mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Foursquare. Đó có thể là một quán ăn ngon, một trung tâm mua sắm mới mở hay thậm chí là các di tích, danh lam, điểm du lịch, resort.
Thuý Anh, sinh viên ĐH Ngoại thương cho biết: “Lúc đầu em cũng không thích lắm trò này nhưng trên Facebook có hẳn page chuyến đi check-in các quán ăn để đánh dấu địa chỉ, đánh giá chất lượng… em thấy hay hay nên thử, ai dè cũng bị cuốn theo”.
Trở thành những tourguide bất đắc dĩ nhưng những bạn trẻ này không nề hà đi thám thính từng địa điểm mới để rồi lại chia sẻ kinh nghiệm một cách đầy thực tế lên trang cá nhân của mình.
Chưa hết, Thuý Anh còn rút trong túi ra một tấm namecard khá ngộ với chỉ duy nhất một hình vuông đầy chấm màu sắc, theo thuật ngữ kỹ thuật là mã QR. Cô tinh nghịch lý giải: “Để thiết kế được cái namecard này em mất gần 1 tuần ngồi design đấy nhưng bù lại thì ấn tượng hết chỗ chê”.
Là dạng mã vạch được đưa vào sử dụng cách đây chưa lâu, các mã QR được đánh giá khá cao nhờ khả năng truyền đạt thông tin đa dạng cùng với việc cho phép người dùng tuỳ biến nhiều màu sắc, hình ảnh, tạo những cá tính rất riêng trên mỗi namecard, thậm chí là cả bộ nhận diện thương hiệu.
Video đang HOT
Những thông tin lưu trên QR có thể là các thông tin cá nhân, nhưng cũng có thể là địa chỉ website hay thậm chí là các mã giảm giá, khuyến mại. Yêu cầu cần thiết đối với người dùng là sử dụng smartphone hỗ trợ phần mềm đọc QR để dịch ngược các thông tin này sau khi dùng chính camera của máy quét vào hình vuông đầy màu sắc kia.
Công nghệ càng cao, chơi càng… đã
Quay lại cuộc chơi của Quang Anh, thống kê lại đến thời điểm này anh cũng chẳng thể nhớ mình đã geotagging tới những đâu bởi dọc các vùng miền từ Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng cho tới Phan Thiết, Phú Quốc đều có dấu chân anh.
Giai thoại gần đây anh nhớ nhất là lần lên Sapa, Lào Cai tagging toạ độ vào một địa thế khá đắc địa để chụp ruộng hướng dương. «Đó là khoảng cuối tháng 2 dương lịch và đến tháng 12 vừa rồi thì một nhóm bạn quay lại đó dựa trên thông số geotagging tôi để lại trên ảnh. Điều đáng nói là do mải đi tìm địa điểm nên các bạn ấy quên mất rằng lúc tôi chụp vẫn là bãi đất hoang, giờ đã là nhà vườn của người dân tộc, báo hại một phen bị chó rượt và người chủ vườn ra đòi… tiền chụp ảnh trên mỗi bức», Quang Anh kể lại phản hồi của đám bạn trẻ sau màn hú vía.
Tuy nhiên, cũng nhờ cái thú chơi geotagging này mà nhiều người đã trở nên bạo dạn hơn bởi nếu trước đây còn e dè chuyện đường sá hiểm trở thì nay với sự miêu tả chi tiết của các địa điểm cùng hệ dẫn đường thông minh, khả năng đi lạc hay đi sai đường giảm xuống tối thiểu và thành quả có được là những bức ảnh đẹp, những trải nghiệm đầy hưng phấn.
Theo anh Quang Lộc, một dân chơi thiết bị cầm tay lâu năm chia sẻ: «Bây giờ các bạn trẻ tiếp cận công nghệ mới dễ và rẻ hơn chúng tôi cách đây ngót chục năm nhiều. GPS có sẵn trên smartphone, bản đồ số Việt Nam hỗ trợ cả offline lẫn online, dẫn đường chi tiết bằng giọng nói, và quan trọng nhất là… mạng di động 2G, 3G phát sóng dày đặc để có thể sử dụng hệ định vị Location Services một cách khá chính xác, hoặc… gọi điện cho người thân ngay cả khi ở vùng sâu, vùng xa – một điều mà chỉ 6 năm trước thôi là bất khả kháng do sóng di động rất kém».
Cùng cuộc chơi của những dân chấm, nhưng các bạn trẻ nội thị vốn không quen phượt thì lại tỏ ra thích thú với những thành quả check-in của mình, và càng phấn khích khi được các thành viên Like liên tục trên Facebook.
Không khó để nhận thấy cả một hệ thống check-in dày đặc mọi nơi trong thành phố, và chỉ cần vào Facebook từ di động khi ở bất kỳ đâu, người dùng 3G và dịch vụ mạng xã hội cũng có thể lấy được thông tin địa điểm từ những người đi trước.
Còn về phía anh Dương Long, thiết kế đồ họa nghiệp dư thì cho biết: «Từ ngày giới trẻ và các công ty biết đến các thiết kế mới theo phong cách công nghệ kiểu mã QR, tôi liên tục nhận được các đơn đặt hàng thú vị để thiết kế các bộ nhận diện thương hiệu theo phong cách mới này».
Những sản phẩm mã QR anh làm ra có thể là một bản namecard đặc biệt, một đường dẫn tới website khuyến mãi hay đơn giản chỉ là các thông tin cơ bản về một cá nhân, tổ chức nào đó nhưng với cách thể hiện không thể độc đáo hơn.
Theo anh Đặng Nhật Trung, giám đốc một công ty chuyên về marketing và truyền thông thì: «Việc ứng dụng các công nghệ mới này để tạo các hiệu ứng truyền thông sẽ đem lại những hiệu quả không nhỏ với cách thức tiếp cận mới lạ, hấp dẫn, tạo nên một cách nhìn mới về những sản phẩm, địa danh cũ».
Vậy là không chỉ geotagging hay QR code mà chắc chắn trong tương lai gần, các công nghệ như NFC (Near Field Communication), tương tác thực-ảo (augmented reality) sẽ ngày một phổ biến và bên cạnh là thú chơi của giới trẻ, nó sẽ còn là cơ hội tốt cho các nhà kinh doanh với những hứa hẹn về tiềm năng.
Mã QR là một mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ “QR” xuất phát từ “Quick Response”, trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Các mã QR được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản, và hiện là loại mã hai chiều thông dụng nhất ở Nhật Bản.Mặc dù lúc đầu mã QR được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi, hiện nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau. Gần đây hơn, phần mềm đọc mã QR đã được cài vào điện thoại di dộng có gắn camera. Điều này đưa đến các ứng dụng mới và đa dạng hướng về người tiêu dùng, nhằm làm nhẹ nhàng việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động, vốn không hấp dẫn mấy. Mã QR cũng được thêm vào danh thiếp, làm đơn giản đi rất nhiều việc nhập dữ kiện cá nhân của người mới quen vào sổ địa chỉ trên điện thoại di động. (Theo Wiki)Bạn cũng có thể tạo cho mình một mã QR chứa thông điệp cá nhân bằng cách dùng các dịch vụ tạo mã có rất nhiều trên internet. Tuy nhiên, một mã QR bình thường khá đơn điệu, chỉ có mấy cái chấm chấm và mấy cái ô vuông vuông. Rất may mắn, một máy giải mã QR có thể đọc 70% nội dung mã là đủ hiểu mã nói gì, với 30% còn lại, các nhà thiết kế tha hồ cá nhân hoá mã của công ty mình, giúp cho việc quảng cáo được hiệu quả hơn.
“GeoTagging” là chế độ tự động “tag” vị trí của ảnh (đúng hơn là của máy ảnh) khi được chụp, thông thường được định vì bằng GPS (hoặc có khi là BTS, nếu máy không có GPS). Khi bạn chia sẻ tấm ảnh đó, lên một trang mạng như Panoramio chẳng hạn (sẽ được hiển thị trên Google Earth), nó sẽ tự định vị cho bức ảnh đó mà không cần làm thủ công. Bạn cũng có thể kiểm tra vị trí (tọa độ địa lý) của ảnh khi vào Properties của nó.
Theo vietbao
Đánh giá tai nghe Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII
Với chất âm trầm mạnh mẽ, không gian âm thanh khá, và mức giá hợp lý, Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII có thể là một lựa chọn tốt cho các game thủ dòng game bắn súng góc nhìn thứ nhất.
Thiết kế
Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII (Mark II) là một đại diện mới của dòng tai nghe chuyên dành cho game, được nhà vô địch game thế giới, Jonathan "Fatal1ty" Wendel tham gia phát triển. So với bản thiết kế đầu tiên (Fatal1ty Gaming Headset), phiên bản thứ 2 (Mark II) này được tái thiết kế khá nhiều chi tiết.
Về ngoại hình, Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII cũng sử dụng tông màu đen nhám chủ đạo với 2 đường viền màu đỏ đô nổi bật viền mặt ngoài 2 củ tai trông rất cá tính. So với phiên bản đầu, Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII có thiết kế vòm chụp đầu thanh mảnh và gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên, bên trong thiết kế thanh mảnh này là phần khung xương kim loại rất cứng cáp. Vòm chụp đầu này cũng được bọc một lớp đệm mút mỏng ở phần tiếp xúc trực tiếp với đỉnh đầu của người dùng.
Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII được trang bị loa nam châm đất hiếm (Neodymium) đường kính 40mm (đáp ứng dải tần từ 20Hz - 20.000Hz, trở kháng 32Ohm) hứa hẹn mang đến chất âm trầm ấm mạnh mẽ. Mặt ngoài củ tai trái là micro tích hợp nhưng cũng có thể tháo rời dễ dàng cũng như tùy chỉnh vị trí thích hợp nhất cho người dùng. Bộ tai nghe này cũng có thiết kế 2 khớp xoay (một ở vòm chụp đầu - một nằm ở phần kết nối vòm chụp với củ tai) nhằm giảm lực tác động từ củ tai lên vành tai - mang lại thoải mái cho game thủ ngay cả khi sử dụng nhiều giờ liên tục.
Vòm chụp đầu của Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII có thể tăng giảm theo nhiều cỡ đầu khác nhau.
Mỗi củ tai của Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII đều có ký hiệu phân biệt trái - phải rõ ràng. Bộ tai nghe này cũng được in dấu chữ ký của nhà vô địch như một sự khích lệ và khẳng định đẳng cấp chơi game chuyên nghiệp.
Bộ điều khiển âm lượng đầu vào cũng như bật/tắt micro tích hợp có thiết kế khá gọn nhẹ. Bên trong cáp tín hiệu âm thanh (chiều dài 2,5m) của bộ tai nghe này là dây dẫn bằng Đồng không bị oxy hóa (Oxygen-free Copper), vốn được dùng trong các loại cáp âm thanh dành cho dân nghe nhạc chuyên nghiệp.
Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII sử dụng đầu cắm 3,5mm mạ vàng sáng bóng cho kết nối micro và tín hiệu âm thanh đầu vào.
Đánh giá
Do sử dụng đầu cắm 3,5mm cho 2 kết nối chính, nên thao tác kết nối Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII với máy tính rất đơn giản. Chiều dài cáp tín hiệu cũng khá "dư dả" cho việc đấu nối với các ngõ giao tiếp phía sau thùng máy.
Với trọng lượng khoảng 241g, Test Lab cảm thấy rất thoải mái với bộ tai nghe này ngay cả khi vừa mới làm quen. Thiết kế 2 khớp xoay cùng lớp đệm mút dày trên 2 củ tai của Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII (Mark II) rất thích hợp sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Bộ điều khiển tích hợp trên dây cáp được bố trí rất vừa tầm tay, Test Lab có thể dễ dàng "định vị" nút chỉnh âm lượng, nút bật/tắt micro mà không cần phải rời mắt khỏi màn hình.
Sau nhiều giờ "rô-đa" với nhiều thể loại nhạc khác nhau, Test Lab bắt đầu cùng Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII "chinh chiến" với một số game như Batllefiled: Bad Company 2, Call of Duty: Black Ops. Ấn tượng đầu tiên của Test Lab với bộ tai nghe này chính là tiếng bass rền vang đến rung cả 2 củ tai - thực sự mang đến cho Test Lab cảm giác như chính mình đang ở giữa chiến trường.
Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII thực sự thành công trong việc thể hiện tiếng bom đạn, tiếng sấm sét. Tuy nhiên, chất âm trầm ấm áp đặc trưng của thành phần nam châm Neodymium có phần lấn át các dải âm cao của bộ tai nghe này. Hiệu ứng tiếng kính vỡ, tiếng đạn rít của bộ tai nghe này vẫn chưa thực sự ấn tượng như Test Lab mong đợi.
Các kênh âm thanh của Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII tách biệt khá rõ ràng, không gian âm thanh cũng đủ rộng để Test Lab có thể phán đoán hướng đạn bay cũng như tiếng bước chân của kẻ địch.
Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII thực sự mang đến cho Test Lab một không gian âm thanh rất riêng ngay cả khi thử nghiệm trong môi trường nhiều gió. Test Lab thực sự rất ấn tượng với khả năng lọc tạp âm từ môi trường của bộ tai nghe này ngay cả khi không sử dụng tính năng "Silencer" của micro tích hợp. Các game thủ cũng cần lưu ý rằng tính năng này chỉ có thể kích hoạt khi bộ tai nghe này được kết hợp với card âm thanh Creative X-Fi Titanium.
Nhìn chung, với chất âm trầm mạnh mẽ, không gian âm thanh khá, Creative Fatal1ty Professional Series Gaming Headset MkII thực sự là một lựa chọn hợp lý cho các game thủ dự định đầu tư một bộ tai nghe dưới 2 triệu đồng.
Theo vietbao
RIM bán đứt mảng điện thoại cho Facebook? RIM đang cân nhắc tới khả năng bán tháo mảng smartphone của hãng, với hai khách hàng tiềm năng có thể là Facebook hoặc Amazon, tờ The Sunday Times của Anh tuyên bố. Tuy nhiên, tờ này không dẫn ra bất cứ nguồn tin nào cho bài báo của mình, vì thế phản ứng chung của dư luận là khá hoài nghi. Theo...