Độc đáo phương pháp chấm thi bằng smartphone của thầy giáo Hà Tĩnh
Để giúp việc chấm thi trắc nghiệm được nhanh và chính xác, thầy Nguyễn Văn Thỏa, giáo viên trường THPT Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã sáng tạo ra phần mềm chấm thi bằng smartphone với tốc độ 30 bài/phút.
ảnh minh họa
Mới đây, thầy Nguyễn Văn Thỏa, hiện là giáo viên dạy môn Toán học tại trường THPT Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh chính thức công bố phương pháp chấm thi bằng smartphone với tốc độ nhanh, chính xác. Sáng kiến này nhanh chóng được các thầy cô cùng trường hưởng ứng và đánh giá cao.
Thầy Nguyễn Văn Thỏa cho biết: “Nhận thấy việc chấm bài trắc nghiệm bằng tay là một công việc vất vả, tốn nhiều thời gian, đôi khi còn thiếu chính xác… để giải quyết những bất cập này, tôi đã nghiên cứu trên các trang mạng nước ngoài và đã tìm ra một ứng dụng thích hợp để sáng tạo phần mềm chấm thi tự động”.
Phần mềm thầy Thỏa tìm ra có tên là ZipGrade, đây là một loại ứng dụng được dùng trên hệ điều hành Android với mục đích chấm thi trắc nghiệm.
Do đây là phần mềm của nước ngoài và chủ yếu dùng để chấm các bài thi tiếng Anh, hơn nữa lại có 5 đáp án, vì vậy, để chuyển sang tiếng Việt và sửa đề thi thành 4 đáp án như cấu trúc đề thi trắc nghiệm ở Việt Nam, thầy Thỏa đã mất gần một tháng để hoàn thành.
Video đang HOT
Nguyên lí hoạt động của máy chấm thi rất đơn giản: Người dùng chỉ cần sử dụng một chiếc gậy chụp ảnh để làm giá đỡ cho điện thoại. Tiếp theo, khởi động phần mềm và đưa bài thi vào phía dưới camera của điện thoại. Cuối cùng ấn nút “bắt đầu” trên phần mềm, và chờ khoảng 2 giây thì cho ra kết quả.
Sau khi cho ra kết quả, hình ảnh các bài thi đã chấm được lưu lại trên phần mềm và được trình chiếu cho học sinh xem để đảm bảo tính khách quan, trung thực.
“Độ chính xác của phần mềm đạt khoảng 99%. Trừ những câu các em tô và khoanh phần đáp án bị mờ thì máy sẽ không nhận diện. Nếu sử dụng phần mềm trên một số loại máy có hỗ trợ word và excel thì có thêm nhiều chức năng khác như: Báo lỗi khi không nhận diện đáp án, sửa kết quả chấm scan, xuất kết quả excel…”, thầy Thỏa cho biết thêm.
Thầy Thỏa cùng các em học sinh tại trường THPT Cẩm Bình.
Được biết, thầy Nguyễn Văn Thỏa là một giáo viên giỏi trong trường, thầy cũng từng đạt giải Giáo viên giỏi cấp tỉnh, Giáo viên thi đua xuất sắc cấp cơ sở. Ngoài ra, thầy còn dành được giải thưởng Sáng tạo khoa học kỹ thuật bậc 3 và bậc 4.
Thầy Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng trường THPT Cẩm Bình cho biết: “Thầy Thỏa là người yêu thích nghiên cứu. Nhờ vào sáng kiến của thầy mà các thầy cô trong trường đỡ mất thời gian và sai sót trong việc chấm thi. Nhà trường đánh giá rất cao về sáng kiến này của thầy Thỏa, mong trong khoảng thời gian tới, thầy sẽ tiếp tục sáng tạo ra những sản phẩm có ích phục vụ công tác dạy và học”.
Theo Người Đưa Tin
Thi giáo viên giỏi và chuyện chuyển-mượn học trò
Để có kết quả thi giáo viên giỏi khả quan hơn, nhiều học sinh bị đánh giá là yếu, hoặc "không an toàn" bị tạm chuyển sang lớp khác; đổi lại, các em học sinh giỏi và ngoan ở các lớp khác được "mượn" để trám vào số bị tạm điều chuyển đó.
Trong một lớp học, khó có thể tất cả học sinh đều giỏi như nhau. Vì thế, mỗi lần thi giáo viên giỏi, một số em học yếu hơn thường bị chuyển tạm sang lớp khác. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tổ chức những cuộc thi như thế để làm gì, khi mà ngay từ đầu đã không có sự trung thực từ chính những người làm giáo dục?
Ngày mai, cô giáo chủ nhiệm thi giáo viên giỏi cấp thành phố, cô con gái học lớp 1 tại một trường tiểu học của TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về hồn nhiên khoe với bố, mẹ: "Sáng mai con cùng 7 bạn nữa sẽ chuyển sang lớp khác".
Có lẽ phải nhiều năm nữa bọn trẻ mới hiểu vì sao lại như thế!. Trước giờ thi của cô, "nhân sự" trong lớp đã được an bài: 8 gương mặt thân quen đã được thay thế bằng 8 gương mặt lạ lẫm nhưng được đánh giá là có học lực tốt hơn. Bọn trẻ còn lại chắc cũng chẳng hiểu vì sao lại xuất hiện các bạn từ lớp khác trong lớp của mình, còn một số bạn cùng lớp thì lại vắng mặt; nhưng đàn anh, đàn chị đang học cấp 2 nghe chuyện thì hiểu liền bởi đã trải qua giai đoạn đó.
Ban giám khảo, trong đó có những cán bộ, chuyên viên từ trên phòng giáo dục-đào tạo thành phố, có lẽ cũng chẳng lạ gì với "chiêu trò" thi giáo viên giỏi lâu nay, nhưng chắc chỉ cần nắm sĩ số học sinh trong lớp, chứ mấy ai quan tâm những học sinh nào được "mượn" từ lớp khác.
Một cuộc thi nghiêm túc luôn cần mọi khâu, quy trình nghiêm túc, trong đó ít nhất phải xác minh được học sinh của lớp đích thực gồm những ai? Việc này cực kỳ đơn giản, nhưng căn bệnh thành tích đã dẫn tới những cuộc chuyển - mượn học sinh như thế ở các cuộc thi giáo viên giỏi, mà chính các thầy, cô và phụ huynh đều biết.
Hỏi một số phụ huynh, giáo viên ở các địa phương khác, được biết, tình trạng thi kiểu trên cũng không còn gì xa lạ.
Một lớp học tất nhiên phải có em nọ, em kia - không thể đồng đều ngoan và giỏi như nhau. Vấn đề là thầy, cô dạy dỗ các em thế nào, cho dù chỉ qua một buổi, thậm chí cả cuộc thi giáo viên giỏi cấp thành phố, không đánh giá hết được năng lực của các thầy, cô.
Trước đây, thi giáo viên giỏi, vẫn thường có chuyện thầy-cô chủ nhiệm yêu cầu khi được hỏi thì cả lớp giơ tay để đẹp đội hình, nhưng không có chuyện tạm "chuyển", "nhượng" học sinh.
"Đẩy" tạm các em có học lực kém hơn, hoặc học sinh cá biệt sang lớp khác, với hi vọng kết quả thi của các thầy, cô sẽ tốt hơn, là một cách phản giáo dục của những người làm giáo dục. Những người quản lý giáo dục, những thầy, cô hàng ngày vẫn đứng trên bục giảng, dạy các em những điều hay lẽ phải sẽ nghĩ gì khi những việc làm không trung thực của mình.
Những cuộc thi như thế cũng chẳng khác gì những trận bóng đá được dàn xếp tỉ số. Vậy thì thi làm gì?
Theo Laodong.vn
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất phấn đấu đạt chuẩn quốc tế Từ chỗ thành lập với mục đích đào tạo lao động kỹ thuật cung ứng cho các doanh nghiệp, đơn vị đóng trên bàn Khu kinh tế Dung Quất, sau 16 thành lập và có 9 năm gần đây trực Bộ LĐ-TB&XH, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất (TCĐKNDQ) đã xây dựng cho mình trở thành một thương hiệu đào nghề không...