Độc đáo, ôn thi Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân bằng trò chơi Cuộc đua kì thú
Học sinh khối 11 Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Ban Mai tham gia vào các chặng đấu, mỗi chặng kiểm tra kiến thức môn học riêng thuộc các môn xã hội.
“Làm thế nào để học sinh vừa tiếp thu kiến thức vừa rèn luyện kĩ năng?”. Đó là những câu hỏi luôn được các thầy cô trong tổ Xã hội Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Ban Mai trăn trở.
Đây cũng là là động lực để các thầy cô trong trường triển khai dự án học tập trải nghiệm tích hợp liên môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào tháng 11/2019.
Bốn môn học được thiết kế, tổ chức theo hình thức của game show Cuộc đua kỳ thú.
Giáo viên và học sinh của trường nghe giới thiệu về các nhà văn. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Đây là một trong những hoạt động nằm trong Dự án học tập “Cùng học sinh Ban Mai ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia” được triển khai cho học sinh khối 11, hướng tới việc bồi dưỡng kiến thức liên môn: Văn – Sử – Địa – Giáo dục công dân bằng trải nghiệm tại các địa danh lịch sử, văn hóa tại tỉnh Hải Dương.
Các thầy cô và các bạn học sinh khối 11 được đến thăm Ga Xép (Cẩm Giàng – Hải Dương) – nơi có dấu ấn của nhà văn Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
Tiếp đó, đoàn đã tìm hiểu về Làng Tiến Sĩ Mộ Trạch – Huyện Bình Giang và dâng hương tại Văn Miếu Mao Điền – Huyện Cẩm Giàng- Tỉnh Hải Dương – nơi thờ 637 vị Tiến sĩ, là nơi ghi dấu ấn của rất nhiều những nho sĩ của đất nước dưới triều Lê.
Điểm nhấn của dự án là các học sinh còn được tham gia một hoạt động trải nghiệm vô cùng thú vị với trò chơi “Cuộc đua kì thú”.
Các học sinh khối 11 được tham gia vào các chặng đấu, mỗi chặng kiểm tra kiến thức ở những môn học riêng biệt thuộc các môn xã hội. Hoạt động này được tổ chức ngay tại Văn Miếu Mao Điền.
Một hoạt động học tập nhưng không được triển khai theo phương pháp truyền thống mà được tổ chức theo hướng trải nghiệm thực tế.
Các học sinh ngoài việc được củng cố kiến thức còn hình thành nhiều kĩ năng như kĩ năng hoạt động nhóm, hợp lực, chủ động, trách nhiệm, đoàn kết,….
Các hoạt động trong dự án, đòi hỏi học sinh phải huy động nhiều kĩ năng khác nhau để vượt qua các chặng đua.
Video đang HOT
Dự án dạy học tích hợp liên môn được tổ chức sáng tạo, hấp dẫn. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Với bộ môn Văn học, học sinh sẽ được tham gia một bữa tiệc văn học bằng việc phải sử dụng những “thực đơn” xoay quanh những kiến thức Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn đã được học về các tác phẩm: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù để hoàn thành thực đơn của bữa tiệc.
Và để đến được với các “thực đơn”, các đội sẽ phải giải được mật thư, mật thư sẽ chỉ dẫn đội sẽ phải hoàn thiện thực đơn.
Thực đơn sẽ bao gồm kiến thức: Sơ lược về tác giả; Hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích.
Mỗi đội sẽ có 5 phút để thuyết trình về sản phẩm của mình. Sau khi hoàn thiện, các nhóm sẽ được nhận lệnh bài qua chặng.
Với bộ môn Giáo dục công dân và Địa lí, học sinh sử dụng kiến thức về môn học để hoàn thành mảnh ghép. Có thể là những mảnh ghép thuộc địa danh Hải Dương, những mảnh ghép thuộc ga xép Cẩm Giàng – Hải Dương hoặc những kiến thức liên quan đến các tác phẩm văn học như Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù,…để hoàn thiện mảnh ghép không gian kì thú.
Sau đó mỗi đội sẽ có 3 phút để thuyết trình về sản phẩm. Đội nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Khi hoàn thiện, các đội sẽ được cấp lệnh bài qua chặng.
Với bộ môn Lịch sử, học sinh sẽ phải hợp lực sử dụng những kiến thức và sự khéo của mình để phục dựng lại những mô hình kiến trúc Văn Miếu hay những kiến thức lịch sử giai đoạn 1930-1945 tùy theo yêu cầu của đề bài.
Vật liệu để các nhóm hoàn thiện có thể là đất nặn, giấy bìa cứng, màu vẽ,…Sau khi hoàn thành xong mô hình, mỗi nhóm sẽ có 3 phút để giới thiệu sản phẩm của đội mình. Nhóm nào hoàn thiện sớm nhất sẽ giành chiến thắng.
Tự tin thuyết trình về tác phẩm. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Dự án dạy học trải nghiệm tích hợp liên môn lần này ngoài mục đích giúp học sinh khắc ghi và nhớ sâu được các kiến thức khoa học xã hội đã được học, các thầy cô còn hướng đến hình thành được cho học sinh những kĩ năng, năng lực cần thiết khi giải quyết một vấn đề đặt ra trong cuộc sống như: hợp lực, thuyết trình, dự báo, ghi nhớ,.. và đó cũng chính là điểm nhấn của dự án mà một tiết học trên lớp không thể làm được.
Chia sẻ sau trải nghiệm sau dự án học tập, em Vũ Chi Mai – lớp 11i cho biết: ” Trong các phần thi của chặng đua, em thích nhất là làm mô hình Lịch sử. Các học sinh được trực tiếp tìm hiểu, thực hành làm các mô hình về kỳ thi Hương ngay tại sân của Văn miếu Mao Điền. Đó là một trải nghiệm cực kỳ thú vị.
Các học sinh có cơ hội khám phá ra khả năng sáng tạo của bản thân, cải thiện kỹ năng thuyết trình, phản biện trước giám khảo là chính các thầy cô của trường.
Đặc biệt là cách học thực tế này giúp chúng em dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ khi học các môn khoa học xã hội”.
Được biết, dạy học trải nghiệm tích hợp liên môn là một trong những nội dung quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy khả năng, năng lực học sinh.
Hình thức này Ban giám hiệu nhà trường triển khai sâu rộng trong hoạt động dạy và học.
Dạy học trải nghiệm sẽ đưa bài học đến gần với cuộc sống của các học sinh, qua đó sẽ cung cấp kỹ năng tư duy toàn diện để học sinh có thể kết nối kiến thức của các môn học với nhau nhằm giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.
Thầy Nguyễn Văn Khoa – Tổ trưởng Tổ Xã Hội của trường thông tin: “Trong quá trình một tháng chuẩn bị cho dự án học tập trải nghiệm “Cuộc đua kỳ thú” này, học sinh đã cùng giáo viên nghiên cứu rất nhiều tài liệu ở trên lớp cũng như trong thư viện để xây dựng các giáo cụ học tập.
Bởi lẽ, để phát triển phương pháp học tích hợp liên môn Văn – Sử – Địa – Giáo dục công dân vào chuyên đề trải nghiệm thực tế đòi hỏi tính tương tác cao giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với đội nhóm để mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp thu kiến thức.
Từ việc giải đáp nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, cho đến các hình thức thuyết trình, phân tích vấn đề, nêu dẫn chứng, biện luận, phản biện, thực hành tạo sản phẩm đều đòi hỏi học sinh các lớp phải sử dụng kiến thức liên môn và trí tuệ tập thể để cùng nhau vượt qua những chướng ngại vật dưới dạng mô phỏng hình thức bài thi trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia”.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc
Dạy học trải nghiệm tích hợp liên môn với "Cuộc đua kỳ thú"
"Ngoài phương pháp học truyền thống, còn hướng đi nào để trang bị kiến thức cho học trò? Làm thế nào để học sinh vừa tiếp thu kiến thức vừa rèn luyện kĩ năng?"
Đó là những trăn trở suốt những năm qua của các thầy cô giáo trong Tổ Xã hội Trường Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) và cũng là động lực để các thầy cô nơi đây xây dựng những dự án dạy học trải nghiệm bổ ích cho học trò của mình.
Vào tháng 11/2019, thầy trò Trường Trung học phổ thông Ban Mai đã triển khai hoạt động học tập trải nghiệm tích hợp liên môn: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lí - Giáo dục công dân với mô típ của "Cuộc đua kỳ thú".
Đây là một trong những hoạt động nằm trong dự án học tập "Cùng học sinh Ban Mai ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia" được triển khai cho học sinh khối 11, hướng tới việc bồi dưỡng kiến thức liên môn.
Đoàn thầy cô và học sinh khối 11 Trường Trung học phổ thông Ban Mai dâng hương tại Văn Miếu Mao Điền.
Hoạt động với điểm đến là những địa điểm gắn với các địa danh văn hóa - văn học - lịch sử của tỉnh Hải Dương. Theo đó các thầy cô và học sinh khối 11 Trường Trung học phổ thông Ban Mai đã được đến thăm Ga xép Cẩm Giàng - nơi có dấu ấn của nhà văn Thạch Lam và tác phẩm "Hai đứa trẻ" trong chương trình Ngữ văn lớp 11, Làng Tiến Sĩ Mộ Trạch (huyện Bình Giang) và dâng hương tại Văn Miếu Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) - nơi thờ 637 vị Tiến sĩ, ghi dấu ấn của rất nhiều Nho sĩ của đất nước dưới triều Lê.
Ngoài việc dâng hương và tham quan tại những địa danh nổi tiếng của Hải Dương, các em học sinh còn được tham gia một hoạt động trải nghiệm vô cùng thú vị với tên gọi "Cuộc đua kỳ thú" tổ chức ngay tại Văn Miếu Mao Điền.
Trong hoạt động này, học sinh khối 11 được tham gia vào các chặng đấu. Mỗi chặng đấu kiểm tra kiến thức ở những môn học riêng biệt thuộc các môn xã hội. Nhờ vậy không chỉ củng cố kiến thức mà còn hình thành nhiều kỹ năng cho học sinh như: Hoạt động nhóm, hợp lực, chủ động, trách nhiệm, đoàn kết...
Các em học sinh thuyết trình về sản phẩm của đội mình.
Cụ thể, với bộ môn Ngữ văn, học sinh sẽ được tham gia một "Bữa tiệc văn học" bằng việc phải sử dụng những thực đơn xoay quanh kiến thức Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn đã được học về các tác phẩm: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù... để hoàn thành thực đơn của bữa tiệc.
Tuy nhiên, để đến được với các thực đơn, các đội phải giải được mật thư, mật thư sẽ chỉ dẫn đội hoàn thiện thực đơn. Thực đơn bao gồm: Sơ lược về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích. Mỗi đội sẽ có 5 phút để thuyết trình về sản phẩm của mình. Sau khi hoàn thiện sẽ được nhận lệnh bài qua chặng.
Với bộ môn Giáo dục công dân và Địa lí, học sinh sử dụng kiến thức về môn học để hoàn thành mảnh ghép. Những mảnh ghép có thể thuộc địa danh Hải Dương hoặc những kiến thức liên quan đến các tác phẩm văn học như: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù... Sau đó mỗi đội sẽ có 3 phút để thuyết trình về sản phẩm. Đội nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Khi hoàn thiện các đội sẽ được cấp lệnh bài qua chặng.
Các đội phục dựng lại mô hình kiến trúc lịch sử.
Với bộ môn Lịch sử, các đội sẽ phải hợp lực sử dụng những kiến thức và sự khéo léo của mình để phục dựng lại mô hình kiến trúc Văn Miếu hay những kiến trúc lịch sử giai đoạn 1930 - 1945 tùy theo yêu cầu của đề bài. Vật liệu để các đội hoàn thiện có thể là đất nặn, giấy bìa cứng, màu vẽ... Sau khi hoàn thành xong mô hình, mỗi đội cũng sẽ có 3 phút để giới thiệu phẩm của đội mình. Đội nào hoàn thiện sớm nhất sẽ giành chiến thắng.
Mặc dù cuộc thi mới chỉ nằm trong quy mô của Tổ Xã hội Trường Trung học phổ thông Ban Mai nhưng đã khơi dậy tinh thần và làm sôi động không khí thi đua, học tập ở tất cả các lớp. Nhờ vậy, các em học sinh hiểu được rằng, đây là một cuộc thi nhưng cũng là cơ hội để được thể hiện tinh thần đoàn kết, được trải nghiệm trên những "con người" mà chính mình là người vun đắp, xây dựng.
Dự án dạy học trải nghiệm tích hợp liên môn ngoài mục đích giúp học sinh khắc ghi và nhớ sâu được kiến thức các môn Khoa học xã hội đã được học, các thầy cô còn hướng đến hình thành được cho học sinh những kỹ năng, năng lực cần thiết khi giải quyết một vấn đề đặt ra trong cuộc sống như: Hợp lực, thuyết trình, dự báo, ghi nhớ... và đó cũng chính là điểm nhấn của dự án mà một tiết học trên lớp không thể làm được.
Theo laodongthudo
Giáo viên Trường Nguyễn Hữu Cảnh cho biết trước đề kiểm tra ở lớp dạy thêm Thầy D. dạy Toán ở Trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Tân đã cho biết trước đề kiểm tra Toán 15 phút ở lớp dạy thêm. Ngày 28/10/2019, một phụ huynh của Trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển thông tin về Báo điện tử Giáo dục Việt...