Độc đáo ô tô thức tỉnh thần kinh của “nhà phát minh” nhí
Với ý tưởng “Ô tô thức tỉnh thần kinh”, “ Xe du lịch ốc sên”, hai “nhà phát minh” nhí Hoàng Mỹ Quỳnh và Nguyễn Nhật Duyên đã rinh về giải nhất cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2011.
Ngày 20/8, 38 “nhà phát minh” tí hon đến từ 12 tỉnh, thành trên cả nước đã có cơ hội thuyết trình 30 ý tưởng của mình trong vòng chung kết “Ý tưởng trẻ thơ” lần thứ 4.
Cuộc thi đã tìm ra hai “nhà phát minh” nhí xuất sắc nhất với những ý tưởng sáng tạo hết sức độc đáo là Hoàng Mỹ Quỳnh (lớp 3A, trường Cẩm Quan 2, Hà Tĩnh) và Nguyễn Nhật Duyên (Lớp 5C, trường tiểu học số 1 TT Diêu Trì, Tuy Phước, Bình Định).
Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD – ĐT khẳng định ý nghĩa của cuộc thi là mong muốn mang đến cho các em một sân chơi hấp dẫn, thú vị, bổ ích, một hoạt động ngoại khóa sinh động bên cạnh chương trình học của Nhà trường.
Cô giáo Dương Nghiên Thường (tiểu học thị trấn Yên Viên, Gia Lâm) nhận xét cuộc thi đã khơi dậy đam mê sáng tạo, mở ra một chân trời khoa học cho các em học sinh.
Và thực tế đã cho thấy ở đâu giáo viên say sưa tìm tòi, học hỏi, ở đó phong trào học tập, nghiên cứu khoa học cũng phát triển mạnh. Điển hình như trường tiểu học Văn Sơn, Nghệ An. Giáo viên mỹ thuật dẫn dắt các bạn thí sinh nhí tham dự cuộc thi, cô Hoàng Thị Mai cũng từng nhận được giải thưởng tài năng sáng tạo nữ của Tổng liên đoàn Lao động VN.
4 năm liên tiếp dẫn dắt học sinh tham dự cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ, mỗi năm cô Mai lại có thêm niềm vui mới. Năm 2011, trường có tới 5 đại diện nhí tại chung kết và 2 trong số 5 em đã xuất sắc giành được giải nhì với ý tưởng “Bóng đèn chiếu sáng bằng khí cacbonic từ cây xanh”.
Em Nguyễn Thị Minh Tâm, chủ nhân của giải nhì cho biết: “Ở quê em hay mất điện nên em và bạn Phan Tuấn Bảo mới nghĩ ra ý tưởng này, ý tưởng rất khó nhưng em rất muốn biến nó thành hiện thực.”
Ba cô trò nhí còn lại đến từ Nghệ An là Linh Chi, Vân Giang, Thảo Sương cũng có một ý tưởng khiến người lớn phải ngạc nhiên: “Máy nội soi đáy nước” xuất phát từ lý do: “Khi xem trên thời sự thấy cơn lũ đã gây thiệt hại nặng nề, chúng em muốn làm chiếc máy mà khi lũ đến, máy này sẽ đi trên nước, thả camera xuống để tìm những vật bị chìm xuống nước”.
Video đang HOT
Cuộc thi cũng giúp các em học sinh tự tin hơn. Trước cuộc thi, Phạm Hoàng Long (Lớp 5D, trường Tiểu học Yên Viên, Gia Lâm, HN) có phần nhút nhát thì khi đến với cuộc thi Long đã mạnh hơn khi phát biểu trước đám đông.
Ý tưởng “Máy chế tạo vật liệu xây dựng” là cách Hoàng Long kể cho mọi người về ước mơ trở thành kĩ sư.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Giám đốc hệ Phát thanh có hình Đài tiếng nói Việt Nam, thành viên BGK nhận định: “Năm nay về đỉnh cao vẫn có thành công nhưng trên mặt bằng thì bình lặng hơn. Các tác phẩm đỉnh cao vẫn rất hay như giải nhất “Ô tô thức tỉnh thần kinh”.
Tôi đã qua 3 kì chấm cuộc thi, hiện nay là 4 kì, năm nào cũng gặp những cái được. Qua đó cho thấy các em quan tâm đến nhiều vấn đề mà chính chúng ta cũng không quan tâm đến được, thuyết trình cũng đâu ra đấy.
Đây vừa là cuộc chơi cho các em, vừa là gợi ý giúp các nhà khoa học có được những phát minh trong tương lai. Có những mô hình như truyện cổ tích, khó có khả năng hiện thực. Thế nhưng biết đâu có những truyện cổ tích lại thành hiện thực.
Cũng như cách đây hàng nghìn năm người ta đã nghĩ ra chiếc thảm bay, con ngựa gỗ mun. Nhưng biết đâu từ con ngựa gỗ mun đã bay được ấy, cái thảm bay được ấy chính là gợi ý cho các nhà khoa học sau này làm máy bay, tàu vũ trụ”.
Và nhà thơ kì vọng: “Tôi rất mong những cuộc thi như thế này sẽ là tiền đề để nhà trường, thầy cô giáo, phụ huynh tiếp tục tạo điều kiện cho các em phát triển chứ không phải chỉ để giành giải thưởng rồi xong việc. Phải khơi dậy trong các em tình yêu khoa học.
Cuộc thi cũng đặt ra một vấn đề là có rất nhiều cuộc chơi mà các bậc bố mẹ, thầy cô can thiệp quá sâu. Làm sao cho các em hồn nhiên, vừa phấn đấu thành tích nhưng cũng vừa có cơ hội thể hiện tài năng”.
Một số hình ảnh mô hình giàu ý tưởng tại lễ trao giải
Xe lăn đôi thần kỳ của ông bà nội
Con bọ trú ẩn
Chuột trũi rà phá bom mìn
Máy bay và dù cá nhân giúp con người thoát hiểm
Mô hình nhà ở chim cánh cụt
Mô hình được giải nhất: Ô tô thức tỉnh thần kinh
Theo Dân Trí
Năm học mới sẽ bỏ nhiều kiến thức nặng
Năm học 2011 - 2012, chương trình của tất cả các bậc tiểu học, THCS và THPT sẽ được điều chỉnh lược bớt kiến thức. Trong đó, lớp 4, 5 có tới 34 bài được điều chỉnh, trong đó lớp 5 có 18 bài được Bộ GD-ĐT chỉ định "không dạy". Đối với bậc THCS, THPT, việc giảm tải được thực hiện ở tất cả các môn học. Nhiều bài học hoặc câu hỏi, bài tập được chuyển từ chương trình chính thức sang phần đọc thêm, nhiều bài bỏ hẳn khỏi chương trình.
Năm học 2011-2012, học sinh tiểu học sẽ bớt được bài tập về nhà. (Ảnh Hương Giang)
Tiểu học: Điều chỉnh trên 360 điểm
Trao đổi với VietNamNet sáng 19/8, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) Lê Tiến Thành, cho biết, tiếp thu các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà giáo dục phân tích chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông đang lưu hành có nhiều nội dung quá nặng.
Do đó, để khắc phục những bất cập và giảm tải cho học sinh trong năm học này - Bộ đã công bố hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học của cấp tiểu học, THCS và THPT.
Theo dự thảo của hướng dẫn Bộ vừa phát tới các Sở GD-ĐT, nhiều nội dung kiến thức trong chương trình sẽ được giảm bớt, không dạy hoặc giảm bớt yêu cầu đối với học sinh trong các câu hỏi, bài tập, điều chỉnh một số nội dung dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng miền khác nhau. Cụ thể ở bậc Tiểu học, có trên 360 điểm được điều chỉnh ở các môn học Toán, tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
Riêng môn tiếng Việt có nội dung cần điều chỉnh nhiều nhất với trên 80 điểm điều chỉnh. Ở chương trình - SGK lớp 4 có tám bài không dạy, lớp 5 có 18 bài không dạy, nhiều nội dung các bài khác được lược bớt, điều chỉnh câu hỏi quá khó, giảm số bài tập bắt buộc đối với học sinh.
Theo ông Lê Tiến Thành, hầu hết các môn học đều có các phần lược bớt kiến thức, giảm bớt yêu cầu, số lượng bài tập. Một số yêu cầu ở một số bài học môn Lịch sử và Địa lí các lớp 4, 5 theo hướng cơ bản, tinh giản, thiết thực hơn:
Cụ thể, ở môn Lịch sử, Địa lý sẽ không yêu cầu học sinh tường thuật diễn biến sự kiện lịch sử mà chỉ kể lại sự kiện theo cách hiểu của học sinh, không yêu cầu học sinh thuộc lòng hệ thống kiến thức mà chỉ cần ghi nhớ những đặc điểm tiêu biểu.
Các yêu cầu tường thuật diễn biến sự kiện được chuyển thành yêu cầu kể lại sự kiện. Các bài ôn tập phần Địa lí yêu cầu hệ thống kiến thức được điều chỉnh thành nêu một số đặc điểm tiêu biểu.
Một số bài chuyển thành bài tự chọn. Đối với bài tự chọn như "Thành phố Huế", "Điện Biên Phủ trên không"..., có thể giới thiệu cho học sinh tại các địa phương liên quan như một nội dung Lịch sử, Địa lí địa phương, không đưa vào nội dung kiểm tra, đánh giá đối với bài tự chọn.
Môn Đạo đức cũng sẽ lược đi, hoặc không bắt buộc thực hiện những yêu cầu không phù hợp với điều kiện của học sinh (như xây dựng tiểu phẩm, sưu tầm tài liệu). Môn thể dục, giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh việc dạy học phù hợp với điều kiện, trình độ, thể lực học sinh...
THCS và THPT: Lược bớt kiến thức khó
Cũng theo dự thảo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ công bố thì ở bậc THCS, Bộ GD-ĐT cũng điều chỉnh ở 13 môn học, trong đó môn Ngoại ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp... có nhiều bài, phần trong các bài được cắt bớt không dạy. Một số nội dung quá khó, trùng lặp, không gần gũi và không cần thiết với học sinh, không phù hợp với thực tế cũng được điều chỉnh.
Cụ thể, môn Văn ở bậc THCS sẽ có gần 20 bài được chuyển sang phần "đọc thêm", bốn bài không dạy, nhiều phần kiến thức, yêu cầu đối với học sinh được giảm bớt. Tương tự, môn lịch sử có 20 bài không dạy và chuyển sang đọc thêm, nhiều bài khác giảm bớt yêu cầu, kiến thức. Các môn học khác đều có đến hàng chục bài sẽ giảm bớt kiến thức, điều chỉnh yêu cầu đối với học sinh.
Đặc biệt, các môn Giáo dục công dân, Công nghệ sẽ điều chỉnh theo hướng cung cấp kiến thức gần gũi với học sinh, môn công nghệ hướng dẫn giáo viên điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với học sinh nông thôn và thành thị.
Ở bậc THPT cũng điều chỉnh theo hướng lược bớt, giảm nhẹ yêu cầu ở hầu hết các môn học. Nhiều phần kiến thức được chuyển sang phần đọc thêm, hoặc giáo viên giới thiệu cho học sinh tham khảo.
Theo Bộ GD-ĐT, ngoài việc điều chỉnh để nội dung kiến thức gần gũi, phù hợp với học sinh hơn, sẽ có thêm thời gian cho thầy trò rèn luyện kỹ năng, thực hành thí nghiệm.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường thực hiện việc dạy lồng ghép, tích hợp hoặc đưa vào chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp những nội dung cần thiết đối với học sinh phổ thông nhằm thực hiện giáo dục toàn diện. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh, phòng chống bạo lực và tệ nạn xã hội trong nhà trường, cung cấp kiến thức pháp luật cần thiết.
Sẽ thực thi giảm tải
Trong dự thảo, Bộ GD-ĐT hướng dẫn với những phần kiến thức được điều chỉnh "không dạy" hoặc "đọc thêm", những phần kiến thức không yêu cầu học sinh phải ghi nhớ, các nhà trường không được tổ chức kiểm tra, đánh giá. Những kiến thức đã lược bỏ cũng sẽ không có trong nội dung đề thi của các kỳ kiểm tra học kỳ, cuối năm, kỳ thi tốt nghiệp...
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, trong năm học 2011-2012, đây là một trong những việc Bộ GD-ĐT mong muốn phát huy chất xám của toàn ngành nhằm thực hiện giảm tải, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, tạo cơ sở quan trọng cho việc đổi mới chương trình - SGK phổ thông vào năm 2015.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, khoảng một tuần nữa tài liệu này sẽ ban hành chính thức sau khi hoàn thiện trên cơ sở các góp ý mới. Tài liệu sẽ được in và chuyển đến từng giáo viên các bộ môn của các bậc học để thực hiện ngay trong học kỳ 1 năm học 2011-2012.
Như vậy, giáo viên sẽ dựa vào chương trình - SGK và tài liệu trên để thiết kế nội dung giảng dạy. Căn cứ vào khung phân phối chương trình của môn học, các Sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường và giáo viên điều chỉnh phân phối chương trình để phù hợp với nội dung đã được điều chỉnh.
Dự thảo tài liệu trên được xây dựng căn cứ vào kết quả các đợt rà soát, đánh giá định kỳ về chương trình - SGK phổ thông và kết quả trưng cầu ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giáo dục, các tổ chức, cá nhân qua phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện dự thảo đang được chuyển cho các nhà trường để nghiên cứu, tiếp tục góp ý nhằm hoàn chỉnh hướng dẫn.
Theo VNN
Tìm tài năng trẻ tham dự Festival khoa học thế giới Ngày 16/8, Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cùng tập đoàn Unet thông báo tìm kiếm các em nhỏ xuất sắc tham dự "Festival - Khám phá khoa học cùng skycare". Sáng nay 16/8, Vụ Giáo dục tiểu học phối hợp với Tập đoàn giáo dục Unet tổ chức giới thiệu chương trình "Festival- Khám phá khoa học cùng skycare". Chương trình...