Độc đáo nơi học trò vác mái chèo đi học
65 hộ dân người Nùng ở Xuân Lũng đi lại bằng cách duy nhất là vượt con sông Kỳ Cùng hung dữ, đây là con sông duy nhất bắt nguồn từ Việt Nam và chảy sang Trung Quốc và có độ dốc rất cao, nước chảy xiết.
Học trò thôn Xuân Lũng đi học ngoài chiếc cặp sách, chiếc ghế còn phải mang theo mái chèo để vượt sông.
Mỗi chiếc bè đều có xích, khóa để tránh nhầm lẫn và phòng bị trôi mất.
Tất cả bè đều được xích, khóa cẩn thận vào bụi tre ven sông.
Hầu hết những nữ sinh THPT đều tự chèo bè qua sông khá thuần thục.
Không có bất cứ phương tiện cứu sinh nào được sử dụng trên những chiếc bè ở Xuân Lũng.
Vi Minh Tuyến, học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Khánh Khê cũng hàng ngày phải sang sông đi học do trường TH bên thôn Văn Lũng quá ít học sinh ở độ tuổi này (chỉ có 3 học sinh) nên các em được gửi sang Khánh Khê học.
Trừ cấp Tiểu Học, tất cả học sinh học THPT đều phải sang học bên trường THPT Khánh Khê (Xã Khánh Khê, huyện Văn Quan) bên kia dòng Kỳ Cùng.
Video đang HOT
Giờ đến trường những chiếc bè nối đuôi nhau sang sông.
Là con trai nên lúc nào Vi Tiến Tùng, học sinh lớp 7B trường THPT Khánh Khê cũng là người chèo bè đưa các bạn nữ sang sông.
Phó chủ tịch xã Bình Trung, ông Vi Văn Biên nhà ở thôn Xuân Lũng hàng ngày cũng phải chèo bè đi làm. Giờ đi làm trùng với giờ đến trường của các cháu, ông Biên luôn là người đưa các học sinh sang sông.
Chiếc mái chèo khá hữu dụng khi lên, xuống bờ sông rất trơn trượt. Không ít học sinh trượt ngã sũng nước phải quay trở về nhà thay quần áo để tiếp tục đến trường.
Theo Thanhnien
Muôn nẻo đường ghen
Ghen là phản ứng tự vệ có tính đề kháng của con người khi họ cảm thấy "vương quốc tình yêu" của mình có nguy cơ bị "xâm lăng".
Vì thế mục đích cao cả của hờn ghen chính là để bảo vệ tình yêu. Tuy nhiên nếu cứ tả xung hữu đột, bạn sẽ là kẻ phá hoại tình yêu, hạnh phúc của chính mình.
Đừng dữ như bà chằn
Một hiện tượng thường thấy là có những phụ nữ bình thường vốn hiền lành nhưng khi nổi cơn ghen thì trở nên hung dữ, thô bạo, thậm chí là hiểm độc. Khi đó họ rơi vào tình trạng mất kiểm soát.
Chị Thu Vân là một giáo viên, tính tình ôn hòa và có cuộc sống khá mẫu mực. Chồng chị là phó giám đốc một công ty xây dựng, anh thường xuyên xa nhà để đi theo những công trình xây dựng.
Chị vốn rất tự tin vào sắc đẹp của mình nên ít khi nghi ngờ chồng. Cho đến khi một số công nhân quen biết về mách với chị rằng ông chồng đang "quen" với một cô gái trẻ đẹp. Tức tốc, chị thuê một chiếc xe hơi cùng với một tài xế kiêm luôn nhiệm vụ cận vệ lẫn lính đánh thuê. Đến nơi, chị thuê khách sạn ở và hàng ngày sai tay tài xế làm "thám tử".
Biết được thỉnh thoảng vào buổi chiều chồng chị thường đưa người đẹp đến một quán ăn khá sang trọng bên bờ sông, chị và tay "cận vệ" nấp sẵn ở quán bên cạnh. Chờ đôi tình nhân vào cuộc, ăn uống say sưa bên nhau là chị nhào vô đánh ghen theo kiểu "xáp lá cà". Tình địch của chị quá bất ngờ nên khiếp hãi khi bị tấn công, chỉ biết bấu víu, cầu cứu người chồng của chị.
Người đàn ông trước cảnh "hỗn chiến" ấy thấy vợ mình quá hung dữ, hành xử theo kiểu côn đồ, còn người tình thì run rẩy, sợ sệt, yếu ớt nên bản tính đàn ông trỗi dậy, không cần suy nghĩ ông lao tới bảo vệ người tình, đưa lưng ra đỡ đòn, kéo cô ta khỏi quán, vẫy xe ôm đỡ cô leo lên trong khi bà vợ đứng chết sững.
Sau đó, không những không biết tội của mình mà ông còn không thèm nhìn mặt vợ, cho rằng bà đã "bôi tro trát trấu" vào mặt ông, làm ông mất uy tín với đồng nghiệp, bạn bè. Giá bà ghen khôn, ghen có văn hóa ông còn trở về, còn ghen dại, ghen dữ ông sẽ đi luôn.
Và ông làm thật, suốt mấy tháng sau đó ông không về nhà ở thành phố, có về cũng chỉ ở nhà mẹ rồi gọi con gái qua thăm. Mãi đến khi vợ xuống nước xin lỗi, người thân khuyên bảo ông mới về. Nhưng mỗi khi đến với vợ thì hình ảnh người đàn bà hung dữ, thô bạo ấy lại hiện lên khiến bao nhiêu thiện chí của ông cố dành cho vợ đều tiêu tan.
Người vợ không hiểu rằng những ấn tượng xấu về phụ nữ rất khó phai trong lòng người đàn ông, dù chỉ xuất hiện một lần với tư thế ấy nhưng các ông chồng thường nghĩ khi đó vợ họ mới "hiện nguyên hình". Để rồi thay vì ghen để dành lại tình yêu, hạnh phúc thì mất mát của người vợ lại càng to lớn hơn.
Cách đây ít lâu tại TP HCM có một vụ ghen đặc biệt được nhiều báo đưa tin, đó là trong cơn ghen, một người vợ đã cắt đứt "của quý" của chồng mình. Và dù sau đó "bảo vật" được nối lại thì người chồng cũng nhất quyết ly hôn vì không ai có thể sống chung với một phụ nữ dã tâm như thế.
Đừng ghen vặt
Có những người vợ có tật hay ghen vặt, tức ghen nhỏ nhặt, những chuyện không đáng ghen hay ghen bóng ghen gió. Ghen như thế trước hết là hạ thấp giá trị bản thân, như một sự thú nhận rằng mình kém cỏi, thiếu hấp dẫn và sau đó là thiếu tôn trọng chồng. Hóa ra chồng mình chỉ là một gã "mèo mả gà đồng", luôn thèm khát phụ nữ, chuyên đi ăn vụng. Ghen vặt như thế rồi người chồng sẽ nhờn đi, đến khi dám ngoại tình thật anh ta không còn nể vợ nữa...
Ông Hoài là một kỹ sư giỏi, có vị trí xã hội và có thu nhập cao, thế nhưng ông bảo đời ông chẳng sung sướng gì vì phải "sống chung với lũ". Ngay từ thời yêu nhau, ông đã nhận ra cô bạn gái xinh xắn của mình rất hay ghen, nhưng điều đó khiến ông khoái chí vì chứng tỏ cô ấy rất mê mình và thấy mình rất có giá.
Nhưng khi cưới nhau rồi, ông mới thấy đó là một tai họa. Là người đàn ông có tài, lại khá điển trai, tránh sao được sự ái mộ của người đẹp, nhưng ông không phải là kẻ trăng hoa vì niềm say mê nhất của ông vẫn là công việc.
Thế rồi một lần, cô bạn làm cùng cơ quan biết ông thích đọc sách nên tặng ông một cuốn tiểu thuyết đang được nhiều người tìm xem, với lời đề tặng khá rõ ràng. Người vợ không tin rằng giữa họ chỉ có tình bạn, đêm nào ông cũng bị vợ tra tấn, lại còn đòi đến gặp người tặng sách hỏi cho ra nhẽ. Bực quá ông đành mang sách ra đốt để cho người vợ trẻ hả dạ, nhìn sách cháy lòng ông cứ như thiêu đốt vì thấy có lỗi với cô bạn mà ông rất quý.
Khi điện thoại di động còn chưa phổ biến thì ông Hoài đã có dùng để tiện cho công việc. Hồi đó ai có di động là rất sang, nhưng ông chỉ thấy đó là "khổ nạn". Vì cái "của nợ" ấy mà bà vợ luôn theo dõi ông trên từng cây số khiến ông không khi nào được yên. Nếu không vì công việc ông đã vứt cái alô ấy vào sọt rác.
Nhưng cách ghen khiến người chồng mệt mỏi, căng thẳng nhất chính là tính ghen bóng, ghen gió và ghen bệnh của một số quý bà. Có người ghen với tất cả những phụ nữ nào thân thiết, gần gũi với chồng mình, từ bạn bè đồng nghiệp nữ đến chị dâu, em dâu, chị hàng xóm hoặc đám học sinh nữ của chồng.
Khi thấy chồng tiếp xúc vui vẻ, thân mật với những phụ nữ ấy là họ bực bội, nói cạnh nói khóe, nói xấu "đối thủ" hoặc tìm cách ngăn cản. Họ không biết rằng khi làm thế là tự thú rằng mình nhỏ nhen, hẹp hòi và đầu độc bầu không khí gia đình và tình cảm vợ chồng, khiến người chồng càng ngán ngẩm, xa lánh và có khi họ sinh ra ngoại tình thật.
Ông Toàn là một hiệu trưởng, ông bảo suốt thời gian chung sống ông không hề lăng nhăng, thế nhưng vợ ông lúc nào cũng ghen, những cái ghen cực kỳ vô lý, oan ức đến mức không cách nào chứng minh được. Hôm nào ông vui thì vợ ông bảo "có gì" mới vui như thế, nhưng nếu ông trầm tư hay buồn thì bà cũng quy kết hẳn là "sao đó" mới buồn bã.
Bàn làm việc, điện thoại của ông luôn bị vợ kiểm tra thường xuyên, nhưng khi không tìm thấy dấu vết ngoại tình bà kết luận rằng ông là kẻ ranh ma, ăn vụng biết chùi mép nên qua mắt được bà!
Quá chán ngán vợ, đến khi về hưu ông đã ngoại tình thật, đó là một cô giáo góa chồng, kém ông hơn một con giáp, tính tình đằm, tâm hồn sâu sắc, tinh tế, đã giúp ông rất nhiều khi còn đương chức. Tất nhiên, bà vợ làm dữ và ông đề nghị bà viết đơn ly hôn.
Ghen để được tâm phục khẩu phục
Ghen đúng, ghen khôn luôn là điều khó với tất cả mọi người vì cơn ghen khiến người ta mất khả năng kiểm soát hành vi của bản thân. Thế nhưng chỉ cần một chút tỉnh táo để đặt được câu hỏi: "Mình ghen là để phá bỏ hay để xây dựng?".
Nhưng cho dù không muốn nối lại tình vợ chồng cũng không nên ghen theo kiểu bạo hành như đánh đập tình địch, tạt axit, khi xúc phạm thân thể hoặc nhân phẩm người khác thì với bất cứ nguyên nhân nào cũng phải ra tòa hoặc luôn phải đối diện với tòa án lương tâm, bị người đời lên án.
Có thể nói: "Bạn ghen ra sao thì người ta sẽ biết bạn là người như thế nào". Người nhân hậu dù ghen đến đâu cũng không có những hành vi độc ác, người có văn hóa thực sự ghen nhưng không hạ thấp mình, không làm mất danh dự chồng, cũng không muốn làm nhục, làm tình địch phải mất mặt.
Chị Kim Loan choáng váng khi nghe chồng đi lại với một phụ nữ khác. Bình tĩnh tìm hiểu, theo dõi, chị biết được đó là một phụ nữ nghèo, một mình nuôi con, công việc không ổn định. Chị không hiểu sao một người đàn ông thành đạt, là phó giám đốc một công ty lớn, chung quanh không thiếu gì những cô gái trẻ đẹp lại dan díu với một phụ nữ như thế.
Điều đó làm chị càng thấy giận chồng, thế nhưng là người giàu tình cảm, chị nghĩ rằng giữa họ có khuất tất gì đây. Tìm cách tiếp cận, làm quen với người phụ nữ ấy, chị Kim Loan mới biết rằng người ấy có chồng chết vì bệnh ung thư, sau một thời gian dài lo thuốc men rồi chôn cất chồng, chị ta gần như khánh kiệt, không còn gì để về quê, chị tá túc ở thành phố để làm thuê nuôi con...
Người phụ nữ này một thời trẻ đẹp, nét kiều mỹ ấy vẫn phảng phất. Chồng Kim Loan đã động lòng trước cuộc đời kém may mắn của người tình cũ lẫn chút nhan sắc "mùa thu" còn làm anh ta xao xuyến.
Biết thế, nhưng Kim Loan làm như tình cờ bảo chồng: "Em có quen một người đồng hương của anh, hoàn cảnh của chị tội nghiệp ghê, bán hết nhà cửa để chữa bệnh cho chồng, giờ đây một mình nuôi con nhỏ, ở nhà thuê... Nghe chị nói giọng Quảng em có cảm tình ngay và có tặng con gái chị ấy một số tiền để đóng học phí, xem như một suất học bổng". .Người chồng hiểu ngay đó là ai và tái mặt, nhưng cố trấn tĩnh bảo: "Người như thế em giúp được thì quá tốt".
Từ đó, thỉnh thoảng Kim Loan lại ghé thăm, khi thì sách vở, khi thì vài xấp vải hoặc tiền. Người phụ nữ ấy thắc mắc thì chị bảo rằng: "Ba mẹ tôi cũng là người Quảng mà, nhưng tôi sinh trong này".
Từ khi Kim Loan xuất hiện, thì người chồng biến mất trong đời người phụ nữ, nhưng anh ta yên tâm rằng người tình cũ tội nghiệp đã có vợ mình giúp đỡ.
Cụ Nguyễn Du có câu: "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình". Nhưng cái "thường tình" ấy cần phải có văn hóa, đúng pháp luật và nhất là phải khiến người bạn đời tâm phục quay về chứ không phải đi luôn.
Theo VNE
Chiều trên búng Bình Thiên Không phải một danh thắng hay di sản, cũng chẳng phải khu du lịch sinh thái hay điểm đến hấp dẫn, búng Bình Thiên đơn giản chỉ là một ngôi làng trên hồ nước ngọt nằm ngay gần đường biên giới Campuchia, chính xác hơn thì nó nằm ở điểm giữa của ba xã Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội thuộc huyện...