Độc đáo nhà tắm kết hợp nơi làm việc và thư giãn tại Nhật Bản
Kể từ khi được khai trương từ tháng 6 đến nay, nhà tắm hơi Nagono Workbar&Sauna ở thành phố Nagoya, miền Trung Nhật Bản, thu hút nhiều khách hàng là những nhân viên làm việc trực tuyến trong thời kỳ đại dịch COVID-19, các chủ cơ sở kinh doanh nhỏ và những người vốn coi đây là nơi có thể trao đổi, gặp gỡ đối tác và tìm cơ hội hợp tác trong công việc.
Khách hàng của nhà tắm hơi Nagono Workbar&Sauna trao đổi, gặp gỡ đối tác và tìm cơ hội hợp tác trong công việc. Ảnh: Kyodo
Theo một khách hàng thường xuyên của nhà tắm Nagono Workbar&Saunam, nơi có cả không gian làm việc chung và quầy bar, vì một số lý do, các khách hàng thường thực sự cởi mở với nhau khi đến đây tắm hơi chung.
Vào cuối tháng 8 vừa qua, một sự kiện đã được tổ chức tại nhà tắm này với sự tham gia của khoảng 30 người gồm các nhân viên thuộc các công ty lớn, các chủ cơ sở kinh doanh…. Tại đây, những người tham dự đã thích thú đàm luận và trao đổi danh thiếp với nhau.
Tọa lạc tại khu mua sắm của quận Nishi ở thành phố Nagoya, tầng 1 của nhà tắm hơi Nagono Workbar&Sauna là khu tắm hơi trong khi tầng 2 là không gian làm việc chung với 20 ghế ngồi và một quầy bar. Ngoài ra, cũng có những quầy riêng cho các cuộc họp trực tuyến. Sau khi tắm xong, các khách hàng có thể lên tầng 2 nghỉ ngơi thư giãn hoặc nhâm nhi đồ uống tại quầy bar. Nam và nữ đến nhà tắm này theo cùng một nhóm có thể cùng tắm hơi chung nếu họ mặc đồ bơi. Tuy nhiên, thông thường nhà tắm có quy định thời gian tắm cho cả hai giới.
Điểm hấp dẫn chính tại không gian làm việc ở nhà tắm Nagono Workbar&Sauna là tại đây mọi người có thể thảo luận kinh doanh, trao đổi ý kiến hoặc các cơ hội tìm kiếm việc làm khác.
Lý giải về việc mở một cơ sở kinh doanh độc đáo như vậy, chị Makoto Aou, chủ nhà tắm hơi Nagono Workbar&Sauna nói: “Trong những ngày này, không có nhiều ranh giới giữa làm việc và đời sống cá nhân. Tôi nghĩ đến việc tạo ra một không gian làm việc, nơi mọi người có thể thư giãn và nắm bắt các cơ hội mới”.
Chị Aou từng tham gia thuyết trình trong một chương trình đào tạo cho người lao động trẻ tại một hãng sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản. Trước khi chương trình này bắt đầu, chị ngạc nhiên khi phát hiện thấy tình cảm thân thiết giữa các nhân viên kỳ cựu và các nhân viên trẻ được hình thành khi cùng đi tắm hơi chung, từ đó dẫn tới tinh thần làm việc mang tính đồng đội và hiệu quả công việc được cải thiện .
Chị Aou đã tổ chức các chương trình đào tạo tương tự ở Nagono. Một giám đốc điều hành một công ty viễn thông hàng đầu Nhật Bản, từng tham dự một chương trình của chị Aou hồi tháng 9, tiết lộ rằng các hoạt động tại nhà tắm hơi độc đáo này đã giúp xóa nhòa khoảng cách giữa các nhân viên kỳ cựu và nhân viên trẻ trong công ty.
Video đang HOT
Anh Ryo Kurakata, 31 tuổi, giám đốc điều hành công ty Kurofune chuyên hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Nhật Bản, cho biết tại nhà tắm này, anh đã được một khách hàng khác của nhà tắm là nhân viên của một công ty lớn, “bật mí” về cách mở rộng kinh doanh ở nước ngoài và việc đó giúp ích cho anh khi lên kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong khi đó, chị Naoki Kawat, 37 tuổi, làm việc cho công ty Kokuyo Co. chuyên sản xuất thiết bị văn phòng lớn nhất tại Nhật Bản, cho rằng các cơ sở tắm hơi được cho là nơi tạo thuận lợi cho hoạt động tương tác giữa người với người vốn đang ngày càng ít đi trong thời buổi hiện nay. Đồng tình với phương châm của nhà tắm Nagono là tắm hơi giúp xóa bỏ rào cản về giao tiếp, chị Kawat bày tỏ hy vọng sẽ có thêm các cơ sở tương tự nhà tắm Nagono phát triển mạnh trong thời gian tới.
AEM-54: Thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và các đối tác
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM-54) và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại tỉnh Siem Reap (Campuchia) trong hai ngày 17 - 18/9, các hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN với các đối tác còn lại đã lần lượt diễn ra với sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế 10 nước thành viên ASEAN và từng đối tác.
Ông Pan Sorasak, Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia, Chủ tịch AEM-54, chủ trì Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN - EU, sáng 18/9.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trong ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị AEM-54 và các hội nghị liên quan diễn ra hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN và các đối tác Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Vương quốc Anh, Australia và New Zeland.
Tại hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Mỹ, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và đại diện thương mại Mỹ ghi nhận tình hình triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Mỹ trong khuôn khổ Thỏa thuận khung thương mại và đầu tư ASEAN - Mỹ (TIFA) và Sáng kiến hợp tác kinh tế mở rộng (E3) giai đoạn 2021-2022, cũng như các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Mỹ trong các chương trình kết nối ASEAN-Mỹ, Tăng trưởng bao trùm ở ASEAN thông qua Đổi mới, Thương mại và Thương mại điện tử (IGNITE). Hội nghị cũng đã thông qua Chương trình làm việc Thỏa thuận TIFA và Sáng kiến E3 giai đoạn 2022-2023.
Với tư cách là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ trong khu vực, Việt Nam ủng hộ và đóng góp tích cực vào việc triển khai các sáng kiến đã được ASEAN và Mỹ thống nhất. Việt Nam cũng kêu gọi Mỹ hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong một số lĩnh vực mà ASEAN và Mỹ cùng có tiềm năng như chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số...
Tại Hội nghị tham vấn giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và EU, các Bộ trưởng đã trao đổi về khả năng triển khai các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực hai bên cùng có lợi ích như liên kết chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, công nghệ xanh, dịch vụ xanh... Các bộ trưởng cũng thông qua Chương trình làm việc về thương mại và đầu tư giai đoạn 2022-2023.
Đây là chương trình mang tính tham vọng, thể hiện mong muốn tăng cường hợp tác giữa ASEAN với EU trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho kinh tế hai bên. Tuy nhiên, nhu cầu hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng... đang đòi hỏi các bên phải tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác.
Hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm Quan hệ hợp tác hữu nghị ASEAN - Nhật Bản vào năm 2023, các Bộ trưởng ASEAN và Nhật Bản đã rà soát kỹ lưỡng tình hình thực thi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), cũng như việc triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản trong các khuôn khổ như Kế hoạch hành động phục hồi kinh tế ASEAN - Nhật Bản, Lộ trình 10 năm Hợp tác đối tác kinh tế chiến lược ASEAN - Nhật Bản...; đồng thời thảo luận về các đề xuất mới của Nhật Bản cho năm 2023 như Kế hoạch hành động hướng tới Mô hình tương lai và Kế hoạch hành động cho Quan hệ đối tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản sáng tạo và bền vững, cũng như Dự án Tầm nhìn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản.
Tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng kinh tế ASEAN - Australia - New Zealand, các Bộ trưởng tập trung trao đổi về tình hình đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) nhằm đảm bảo Hiệp định này sau khi được nâng cấp sẽ tiếp tục có ý nghĩa và tạo giá trị gia tăng đối với quan hệ thương mại, đầu tư và kinh doanh giữa các bên.
Các Bộ trưởng thống nhất sẽ nỗ lực hết sức để kết thúc cơ bản đàm phán nâng cấp Hiệp định trong năm 2022 do đây là một trong những sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế của Campuchia trong năm Chủ tịch ASEAN 2022. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng ghi nhận tình hình triển khai Chương trình hỗ trợ hợp tác kinh tế trong Hiệp định AANZFTA.
Tham gia thảo luận tại các hội nghị trên, Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến về định hướng hợp tác kinh tế giữa ASEAN với Australia - New Zealand trong thời gian tới nhằm mục tiêu đạt được những lợi ích thiết thực cho Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung.
Về vấn đề nâng cấp Hiệp định AANZFTA, Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung nâng cấp các nội dung đem lại giá trị gia tăng thực tế cho tất cả các bên, giúp củng cố chuỗi cung ứng khu vực, góp phần phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ các hội nghị trên, các Bộ trưởng đã dành thời gian trao đổi với các đại diện Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Nhật Bản (AJBC), Hội đồng Kinh doanh ASEAN - EU (EUABC), Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Vương quốc Anh (UKABC), Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Mỹ (USABC), Phòng Thương mại Australia, Hội đồng Kinh doanh ASEAN - New Zeland, thảo luận về các hoạt động hợp tác liên quan, cũng như khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Trước đó, ngày 17/9, Hội nghị Bộ trưởng Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Canada, 3 nước Đông Bắc Á và Hong Kong (Trung Quốc) đã lần lượt diễn ra.
Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN - EU, sáng 18/9.
Tại Hội nghị RCEP, Bộ trưởng các nước ASEAN và đối tác đã trao đổi về tình hình kinh tế khu vực và toàn cầu trong thời gian qua và dự báo tình hình năm 2023; chia sẻ thông tin, cập nhật tình hình triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, tình hình thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có giữa ASEAN và các đối tác như Hiệp định RCEP, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định đầu tư giữa ASEAN và Hong Kong - Trung Quốc (AHKFTA và AHKIA) và tiến độ đàm phán Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada (ACAFTA).
Kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, đây là lần đầu tiên Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định RCEP cùng nhóm họp và trao đổi quan điểm về tình hình thực thi Hiệp định, phương hướng tận dụng hiệu quả các lợi ích của Hiệp định RCEP nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Hội nghị hoan nghênh việc Indonesia hoàn thành việc phê chuẩn Hiệp định RCEP và thống nhất mục tiêu toàn bộ các nước hoàn thành quá trình phê chuẩn trước cuối năm nay, sớm đem lại lợi ích thiết thực cho người dân trong khu vực.
Trong thời gian tới, các nước cũng thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho quá trình thực thi, đặc biệt là đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực.
Liên quan đến hợp tác ASEAN - Trung Quốc, các Bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc về hợp tác phục hồi kinh tế hậu COVID-19 và Báo cáo Nghiên cứu khả thi về việc tăng cường Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), nhằm đưa ra định hướng và phạm vi cho đàm phán nâng cấp Hiệp định ACFTA trong thời gian tới.
Với Canada, các Bộ trưởng ghi nhận tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Tuyên bố chung về thương mại và đầu tư ASEAN - Canada, tập trung vào các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở ASEAN phát triển, cũng như việc triển khai phiên đàm phán đầu tiên Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada trong tháng 8 vừa qua.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN 3) đã ghi nhận và hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN 3 về giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 cũng như Chương trình làm việc về hợp tác kinh tế ASEAN 3 năm 2021-2022.
Trên cơ sở đó, các Bộ trưởng đã thông qua Chương trình làm việc về Hợp tác kinh tế giai đoạn 2023 - 2024 và khuyến khích các nước tăng cường hơn nữa hợp tác để cải thiện dòng chảy thương mại và đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tiếp cận chuyển đổi kỹ thuật số, tạo thuận lợi thương mại, kết nối chuỗi cung ứng...
Với Hong Kong (Trung Quốc), các Bộ trưởng ghi nhận quan tâm của Hong Kong (Trung Quốc) đến Hiệp định RCEP và thông báo Ủy ban hỗn hợp thực hiện Hiệp định RCEP sẽ thảo luận vấn đề này khi điều khoản gia nhập Hiệp định RCEP có hiệu lực trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong khuôn khổ các hội nghị trên, các Bộ trưởng đã dành thời gian trao đổi với Hội đồng kinh doanh Đông Á (EABC), trao đổi về các hoạt động hợp tác liên quan, cũng như khuyến nghị của Hội đồng kinh doanh nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Các hội nghị trên đã kết thúc chuỗi hoạt động trong tuần làm việc bận rộn với các gặp song phương, đa phương, trong khuôn khổ Hội nghị AEM-54 và các hội nghị liên quan, diễn ra từ ngày 11 - 18/9 vừa qua.
Người Việt oằn mình trước nắng nóng và giá điện leo dốc ở Nhật Nhiều người Việt ở Nhật cho biết giá điện tăng mạnh gần đây, kết hợp với nắng nóng bất thường, đang ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như các khoản chi và tiết kiệm của họ. Vừa tốt nghiệp hồi tháng 4 ở Nhật, Ngọc Huyền (23 tuổi) trong tháng này phải chuyển ra khỏi ký túc xá và tự thuê nhà ở...