Độc đáo ngôi làng cổ có mái nhà như chắp tay cầu nguyện
Ngôi làng cổ Shirakawago ở Nhật Bản cuốn hút du khách với những ngôi nhà xây dựng theo phong cách gassho-zukuri có phần mái dốc cao như chắp tay cầu nguyện.
Nằm dưới chân núi Hakusan ở miền Trung Nhật Bản, ngôi làng cổ Shirakawago là một trong những địa điểm nổi tiếng thế giới với những ngôi nhà đẹp như tranh vẽ.
Ngôi làng cổ xưa Shirakawago được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995. Trong suốt thời gian qua, hàng ngàn du khách ghé thăm nơi này và bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của ngôi làng.
Khi đến ngôi làng Shirakawago, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những ngôi nhà cổ xây dựng theo phong cách gassho-zukuri.
Một đặc điểm nổi bật của những ngôi nhà này là phần mái dốc cao giống như hai tay chắp lại cầu nguyện.
Đây là cách xây nhà truyền thống ở Nhật Bản có từ cuối thế kỷ 17.
Video đang HOT
Ngày nay, một số ngôi nhà cổ có mái nhà như chắp tay cầu nguyện được người dân cải tạo bên trong và “hô biến” thành nhà hàng, bảo tàng, tiệm đồ lưu niệm và cả nhà nghỉ cho khách lưu trú.
Khi mùa Đông đến, tuyết phủ trắng xóa mái nhà tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp khiến nhiều người mê đắm và có cảm giác như lạc bước vào chốn thần tiên.
Bên cạnh tìm hiểu kiến trúc độc đáo của các ngôi nhà, du khách có thể đi dạo xung quanh làng, chụp ảnh, ngắm cảnh, tìm hiểu văn hóa địa phương…
Để thu hút khách du khách, vài năm gần đây, ngôi làng Shirakawago tổ chức một hoạt động thú vị. Đó là hoạt động thắp đèn tất cả các ngôi nhà trong làng vào tối chủ nhật trong khoảng 1 tháng với thời gian từ 17h30 – 19h30.
Hoạt động thú vị này được tổ chức 6 lần mỗi năm ở làng Shirakawago. Do vậy, nhiều du khách đến xem lễ thắp đèn độc đáo của ngôi làng cổ và cho hay đó là trải nghiệm thú vị, nhớ mãi không quên.
Về Phước Tích nghe tiếng xưa vọng lại
Phước Tích là một trong hai ngôi làng cổ ở Việt Nam được công nhận là "Di tích quốc gia".
Một căn nhà cổ ở Phước Tích
Làng cổ bên sông
Làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nằm bên dòng Ô Lâu, gồm hơn 30 ngôi nhà cổ được thiết kế, sắp đặt theo phong cách nhà rường Huế. Hệ thống kiến trúc này nằm dưới tán cây tạo nên một bối cảnh nhà vườn đậm chất cố đô.
Bước chân vào làng, bạn như ngược thời gian về với quá khứ, về với tinh hoa văn hóa của cha ông. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được những dư âm của thời quá vãng. Trải mấy trăm năm vật đổi sao dời, chiến tranh loạn lạc, dân làng vẫn giữ được nếp nhà, nếp làng thuần hậu để lưu lại cho thế hệ sau một không gian đẹp đẽ.
Lò gốm Phước Tích
Những năm gần đây, với sự hỗ trợ và chính sách bảo tồn văn hóa, Phước Tích được trùng tu, sửa sang. Nay, Phước Tích đã là đại diện cho một ngành nghề truyền thống hiếm hoi còn sót lại: làm gốm. Cho đến thập niên 1980, ngôi làng này còn được biết đến với nghề làm gốm không men. Hàng trăm gia đình làm nghề, hàng chục lò nung đỏ lửa suốt ngày đêm. Bến đò ngay góc làng tấp nập thuyền bè chở những nồi, lu, hũ... đến khắp các miền quê.
Một thời, gốm Phước Tích được chọn lựa, nâng niu dùng trong cung cấm. Đến giờ, người dân vẫn truyền nhau câu ca: "Om Phước Tích nấu gạo de An Cựu". Tiếc rằng, hai thứ đó: một đã mất dấu, một đang bên bờ phai tàn. Khung cảnh trên bến dưới thuyền nhộn nhịp ngày nào đến nay chỉ còn trơ trọi một lò nung, một xưởng gốm nhỏ đủ để du khách không quên một làng nghề đã trở thành niềm tự hào của người dân địa phương. Tuy nhiên, gốm Phước Tích bây giờ là gốm mới. Dấu xưa chuyện cũ chỉ còn lại nơi góc nhà của một người dân cùng những câu chuyện truyền tai và trong sách vở.
Hoạt động trình diễn của người dân phục vụ du khách đến tham quan, tìm hiểu về nghề truyền thống của làng
Về làng gặp lại chuyện xưa
Dẫu thế, làng Phước Tích nay vẫn bình yên nép mình dưới những vườn cây, quanh co những ngõ chè tàu cắt tỉa gọn gàng, những khu vườn xanh liền kề và những nếp nhà cổ tiêu biểu cho không gian làng quê Trung bộ.
Bước chân vào những ngôi nhà cổ, vào khu vực làm gốm, có cảm giác như nghe được những thanh âm xưa cũ vọng lại. Làng cổ bây giờ không chỉ là thực thể của các nhà nghiên cứu, những cơ quan bảo tồn mà còn là nơi để thế hệ sau hiểu hơn những giá trị văn hóa truyền thống xưa cũ của cha ông. Theo dòng thời gian, ngôi làng cổ kính vẫn tựa mình bên dòng Ô Lâu. Nó khiến người ta lưu luyến khi đã đặt chân đến dù chỉ một lần. Vào mỗi thời điểm khác nhau trong năm, du khách sẽ được trải nghiệm những điều rất riêng ở Phước Tích.
Om Phước Tích, sản phẩm thủ công và được nung bằng củi này vẫn còn được làm nếu bạn đặt hàng
Chiêm ngưỡng những dấu tích xưa nơi hệ thống nhà cổ; ghé thăm những đình, miếu, nhà thờ tộc họ; ngắm những cây trái lâu năm quây quần trong các khu vườn xanh um, bạn sẽ được đắm mình trong không khí tĩnh tại của tâm hồn và cảnh vật của một thời quá khứ.
Đến Phước Tích vào mùa hạ, du khách sẽ được trải nghiệm những nét đặc sắc ở chợ quê xưa. "Hương xưa làng cổ" là một bối cảnh tái hiện chợ quê xưa được ban quản lý làng cổ thực hiện hằng năm vào cuối tháng Năm - đầu tháng Sáu. Khung cảnh tái hiện một không gian xưa đậm chất chợ quê miền Trung bộ. Đây là nơi người dân, du khách gặp nhau, bày bán những sản phẩm hàng hóa địa phương làm ra. Các gian hàng nằm dọc theo đường làng, bên dòng sông hiền hòa. Đến đây những ngày diễn ra chợ quê, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đi chợ của bà của mẹ ngày xưa. Những ký ức đó như sống lại, ùa về làm ta quên đi nhịp sống hối hả, bon chen ngoài kia.
Ở đó, bạn có thể dừng chân để chọn những sản phẩm đan lát của làng đệm bàng Phò Trạch, những sản phẩm gốm của Phước Tích. Du khách cũng có thể ghé qua thưởng thức vài chiếc bánh quai vạc, phu thê... hay mua một nắm xôi thập cẩm, một chút vả trộn bánh tráng tôm thịt... Những món ăn ấy dẫu dân dã, mộc mạc nhưng là đặc sản của làng, của đất nơi đây.
Người dân nơi đây luôn mở cửa đón du khách đến tham quan, tìm hiểu giá trị làng cổ
Với sự xuất hiện của những sản vật làm nên nét văn hóa truyền thống, "Hương xưa làng cổ" cũng là cách thế hệ ngày ngay tôn vinh và giới thiệu đến du khách những phong tục tập quán của quê hương Phong Điền còn được gìn giữ đến ngày nay.
Khi đến cố đô vào dịp diễn ra Festival Huế, chuỗi hoạt động nơi làng cổ này cũng hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều điều thú vị. Đó là những hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian đậm dấu ấn Huế. Bạn sẽ được trải nghiệm làm các loại bánh; tham gia nhào, nặn các sản phẩm gốm Phước Tích. Lễ hội đua ghe, cờ chòi, kéo co... - những trò chơi dân gian một thời của người dân địa phương - cũng đem đến cho bạn nhiều trải nghiệm khó quên.
Lúc Huế thấm mình trong những cơn mưa "đặc sản cố đô", Phước Tích bình yên, trầm tư hơn bao giờ hết. Ngồi trong một ngôi nhà cổ nhâm nhi chút trà sen địa phương, bạn sẽ thấy lòng phẳng lặng như mặt hồ. Đặc biệt, bạn có thể trải nghiệm, khám phá làng cổ bằng xe đạp. Những con đường làng lát gạch dọc những hàng chè tàu xanh ngắt sẽ đưa bạn đến một không gian yên bình, cổ kính.
Đã đến Phước Tích, bạn sẽ chẳng quên được những nụ cười thân thiện cùng tấm lòng hiếu khách của người dân nơi đây. Dân làng sẵn sàng đón tiếp bạn, cho bạn nghỉ chân, thưởng thức cơm nhà. Sự đôn hậu, chân chất của người dân Phước Tích sẽ giúp bạn thêm hiểu, thêm yêu nơi này.
Mỗi ngôi làng trên đất Việt đều có một câu chuyện riêng mà người xưa muốn truyền đến thế hệ cháu con. Phước Tích cũng vậy. Những vỉa kèo, cột, mái ngói, không gian bài trí... đó là dấu ấn tinh hoa một thời, là nơi nhắc nhở người dân Phước Tích về tổ tiên, nguồn cội.
Sự quyến rũ của Phước Tích còn đến từ những không gian sâu thẳm hoài niệm. Ở đó có những câu chuyện được lưu truyền về đời sống xa xưa. Phước Tích đón nhận và cho khách phương xa trải nghiệm tất cả điều ấy để khi đến đây, bạn còn có thể học được cách đối xử với những gì thuộc về quá khứ.
Khám phá truyền thống và phong tục cổ xưa tại ngôi làng cổ lớn nhất ở Hàn Quốc Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết khi đến thăm làng Hanok Jeonju - ngôi làng cổ lớn nhất Hàn Quốc ở thành phố Jeonju. Làng Hanok Jeonju - ngôi làng cổ xinh đẹp của Hàn Quốc Làng Hanok Jeonju nằm ở thành phố Jeonju có 735 ngôi nhà hanok truyền thống của Hàn Quốc. Trong khi phần còn lại...