Độc đáo món gỏi lá của người Kon Tum
Là mảnh đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum được thiên nhiên ban tặng cho những sản vật núi rừng độc đáo. Trong đó, gỏi lá được ví như tinh hoa của địa phương này mà du khách nào có dịp ghé thăm cũng đều được người dân nơi đây giới thiệu.
Theo trang web dulichtaynguyen, sở dĩ món ăn này có tên gỏi lá là bởi do nguyên liệu chính của nó đến từ gần 60 loại lá mọc trên vùng đất đỏ bazan. Và để có được những loại lá này người ta phải vào tận rừng sâu từ tờ mờ sáng để thu gom. Có thể kể đến một số loại lá phổ biến là lá bứa, từ đại bi, ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá trâm, chùm ruột, ngũ gia bì, lá sung, lá ổi, lá xoài, đinh lăng, càng cua, tía tô, lá mơ, lá cải…
Thế nhưng không phải cứ vào rừng là gom được lá mà những người này đôi khi phải đối diện với những nguy hiểm ở chốn rừng sâu như rắn độc hay các loài vật nguy hiểm để thu gom lá. Thế nên, gỏi lá không chỉ đơn thuần là một món ăn độc đáo mà nó còn chứa đựng trong đó những tình cảm của người Kon Tum về việc gìn giữ bản sắc văn hóa ẩm thực của mình.
Theo người dân địa phương, để thưởng thức trọn vẹn nhất những tinh túy của gỏi lá thì du khách nên ghé thăm Kon Tum vào mùa xuân, bởi dịp này là lúc các loại cây lá đâm chồi, nẩy lộc tươi tốt.
Video đang HOT
Nguyên liệu tìm kiếm đã là lắm công phu, thế nhưng, cách thưởng thức và chuẩn bị món ăn cũng không kém phần cầu kỳ. Theo đó, ngoài các loại lá cây thì gỏi chuẩn vị là sẽ dùng kèm với thịt ba chỉ heo thái mỏng, tôm đất rang khô và bì heo thái sợi được trộn với riềng.
Ngoài ra, phần gia vị chấm ăn cùng nhất định phải có đĩa tiêu đen nguyên hạt, muối hạt và ớt chỉ thiên, loại ớt chỉ có tại vùng đất đỏ bazan. Nước chấm của gỏi lá không phải là nước mắm hay nước tương mà nó là được tạo nên từ nước gạo nếp lên men, ủ cùng tôm khô, thịt ba chỉ và xay nhuyễn. Sau đó, thêm mẻ, sa tế và một ít gia vị, đảo đều tay trên ngọn lửa liu riu đến khi mùi hương lan tỏa khắp nơi.
Cuối cùng, phần thưởng thức sao cho đúng điệu cũng là chuyện tưởng chừng đơn giản mà lại không phải vậy. Theo đó, thực khách cần chọn một lá có bản thật to làm lớp ngoài cùng, tiếp đến chọn lá non xếp vào trong tạo hình phễu rồi mới cho các nguyên liệu còn lại vào. Rưới 1 ít nước chấm lên đều phễu là chỉ việc thưởng thức món ăn đặc sắc này.
Thế nên, du khách không có gì quá ngạc nhiên khi nghe người dân bản địa truyền miệng nhau câu nói: “Dù có ghé thăm Kon Tum mà chưa thưởng thức qua gỏi lá thì cũng xem như chưa từng ghé nơi đây”.
Độc đáo thịt hun khói kiểu người Tây Nguyên
Khi đến với phố núi Kon Tum, ai ai cũng nhớ đến món thịt hun khói Bazana, món ăn mang trong mình những giá trị văn hóa ẩm thực về một phương pháp chế biến thịt độc đáo.
Theo trang web dulichkontum, Bazana là cái tên với hàm ý bao quát cả đất, trời và con người Tây Nguyên. Thế nên, không lạ gì khi thịt hun khói Bazana từ lâu đã là đặc sản mà người dân Kon Tum dùng để thiết đãi khách quý hay thường xuất hiện trong các bữa tiệc, lễ hội.
Để làm ra loại thịt này, người dân nơi đây phải dùng đến kỹ thuật gác bếp hay còn gọi là hun khói của người dân tộc. Khác với cách hun khói của người dân tộc ở Tây Bắc, người Kon Tum thường sử dụng những nguyên liệu được đất trời ban tặng cho vùng đất này.
Cụ thể, thịt để hun khói phải là những con bò, con heo, con gà được nuôi theo cách truyền thống của bà con buôn làng. Nhờ đó mà chất lượng thịt cũng thơm hơn hẳn so với cách nuôi chúng ở vùng đồng bằng.
Sau khi sơ chế và chọn ra những phần thịt ngon, người ta tiến hành ướp thịt với một số loại gia vị. Có thể kể đến trong đó là bột rễ tranh, quả Luh, củ Saõh hay hạt RoongGọ. Mỗi loại gia vị đều lấy từ núi nừng nên ẩn chứa trong đó những hương thơm ngào ngạt, tinh hoa mà có khi các loại gia vị dưới miền xui không thể có.
Đến công đoạn hun khói cũng là một sự kỳ công bởi phải dùng khói từ củi cây cà phê để lấy hương thơm đặc trưng. Thế nên, thực khách sành ăn đã thưởng thức qua miếng thịt hun khói Bazana sẽ cảm nhận được mùi vị đặc trưng này so với thịt hun khói ở những vùng miền khác.
Theo trang web bazana.vn, thịt được chế biến theo phương thức hun khói là thực phẩm cung cấp lượng vi chất tốt cho cơ thể, có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể. Nếu như cách nướng thịt có nguy cơ làm thịt bị cháy, gây nguy hại cho cơ thể thì ở thịt hun khói các hoạt chất hỗ trợ cho quá trình giải độc gan lại được giữ lại.
Còn gì thú vị hơn khi ghé thăm xứ sở đại ngàn, xé từng thớ thịt hun khói tỏa ngát hương thơm núi rừng và thưởng thức cùng những loại rượu đặc trưng Tây Nguyên.
Với quy trình làm ra miếng thịt hun khói bazana kỳ công từ nguyên liệu đến chế biến, có thể thấy đó là lý do vì sao món ăn này luôn nằm trong danh sách quà tặng đặc sản mỗi khi thăm Kon Tum.
Gỏi lá Kon Tum: Món ngon ăn một lần là say Vào Tây Nguyên nhất định phải đến Kon Tum, đã tới Kon Tum nhất định phải ăn gỏi lá, chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa tới Kon Tum. Người Kontum ăn gỏi lá quanh năm, nhưng có sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa. Vào mùa khô, món gỏi lá chỉ có khoảng 30-40 loại lá rừng. Tuy nhiên,...