Độc đáo màn đi bộ trong không gian thay pin Trạm vũ trụ ’siêu to khổng lồ’
Các phi hành gia của NASA đã dành suốt 6 tiếng ngoài không gian để thay viên pin “siêu to khổng lồ” cho Trạm vũ trụ quốc tế ISS lần thứ 229.
Ngày 1/7 vừa qua, hai phi hành gia của NASA là Chris Cassidy và Robert Behnken đã thực hiện chuyến spacewalk (đi bộ trong không gian) lần thứ 229. Và nhiệm vụ lần này của họ là bước ra ngoài không gian để thay pin cho Trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần qua, các phi hành gia phải đích thân di chuyển ra hẳn bên ngoài không gian để thực hiện nhiệm vụ thay viên pin “siêu to khổng lồ”. Toàn bộ quá trình thực hiện được livestream trên các trang báo và mạng xã hội.
Từ vị trí trên Trạm ISS, các phi hành gia có được góc nhìn độc đáo để chiêm ngưỡng toàn cảnh hành tinh của chúng ta, điều mà hầu hết mọi người sẽ không bao giờ có cơ hội trải nghiệm.
Khoảnh khắc phi hành gia thong thả dạo bộ ngoài không gian.
Đây là lần thứ 8 mà cả Cassidy và Behnken bước ra bên ngoài không gian để sửa chữa và nâng cấp trạm vũ trụ quốc tế.
Theo NASA họ sẽ cần thực hiện ít nhất hai chuyến spacewalk nữa để hoàn thành quá trình thay pin thực chất đã bắt đầu từ năm 2017.
Được biết, pin niken-hydro cũ sẽ được thay thế bằng loại pin lithium-ion mới mà tàu vũ trụ chở hàng của Nhật Bản đưa lên Trạm ISS vào tháng trước.
Ưu điểm của những viên pin lithium-ion được lắp mới là chúng sở hữu hiệu năng mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn và giúp chấm dứt tình trạng kêu vo ve đầy khó chịu mỗi khi trạm vũ trụ xoay đến khu vực nửa đêm của Trái Đất.
Mục tiêu của chương trình nâng cấp hệ thống năng lượng vũ trụ này là thay đủ 18 viên pin có chiều cao khoảng 1 mét với khối lượng khoảng hơn 180 kg/viên.
Cặp đôi phi hành gia Cassidy và Behnken dự kiến sẽ quay trở lại không gian trong chuyến spacewalk thứ 230 vào cuối tháng này, tiếp tục thay pin cho Trạm ISS.
Phi hành gia đi bộ ngoài không gian. Nguồn: Youtube
Kỳ lạ cách con người ăn uống ở ngoài vũ trụ
Trong 60 năm qua, để khám phá vũ trụ, con người đã ăn uống rất đặc biệt trên trạm vũ trụ ISS.
Du hành vũ trụ có thể là 1 cụm từ mà bạn cảm thấy rất xa lạ. Lý do chính khiến du hành vũ trụ trở nên xa xôi như vậy là do từ khi con người lần đầu tiên bước ra không gian vũ trụ (vượt qua độ cao 100km so với mực nước biển) năm 1961 đến giữa năm 2011, chỉ có vỏn vẹn 523 người ở 38 quốc gia từng có vinh dự bay vào vũ trụ.
Trong suốt 60 năm lơ lửng ngoài không gian, người ta tò mò nhiều về chuyện các phi hành gia đã ăn uống như thế nào?
Để có thể tồn tại và phát triển ngoài không gian, các phi hành gia chắc chắn vẫn phải ăn uống như khi ở dưới Trái đất. Chỉ có điều, thức ăn ở trên trạm vũ trụ ISS toàn bộ là thực phẩm khô đóng hộp.
Các loại thực phẩm được chế biến dưới dạng đông lạnh và sấy khố dạng viên đã dần bị thay thế bởi các loại thức ăn khác đa dạng về hình thức hơn.
Thực đơn lựa chọn cho những phi hành gia trong những chuyến bay đầu tiên là những đồ được nghiền bỏ trong ống hút hết chân không.
Trong môi trường không trọng lực mọi vật sẽ trôi nổi đầy ngẫu hứng, vì gạo, nước dầu mỡ là một điều phi thực tế ở trên trạm không gian. Các nhà du hành của chúng ta sẽ phải chịu khó ăn đồ nấu sẵn trong suốt thời gian làm việc trên vũ trụ.
Thời gian đầu khi khoa học công nghệ chưa phát triển như hiện nay, các nguồn dinh dưỡng như đạm, bột đường được cung cấp qua những "viên dinh dưỡng" khô khốc, to bằng khoảng 3 ngón tay, giống như 1 miếng lương khô và mỗi lần ăn các phi hành gia phải ăn cả miếng 1 vào miệng chứ không được cắn từng miếng nhỏ vì nếu cắn vỡ viên lương khô đó ra thì các mảnh vụn và bột sẽ bay ra lung tung và kẹt vào các thiết bị điện tử trên trạm, gây hỏng hóc.
Khi những người Mỹ đầu tiên bay lên vũ trụ, họ cũng ăn thức ăn trong những ống tuýp nhỏ, có cả dạng bột và dạng lỏng (thực sự chẳng có ai thích ăn những loại thực phẩm này), và họ nhận ra rằng việc ăn những thực phẩm dự trữ này không hề dễ chịu chút nào.
Về sau, các phi hành gia sử dụng một thực đơn "hiện đại" hơn bao gồm nước ép nho, thịt bò nướng, thịt gà, cơm, bánh mì kẹp thịt bò, bánh quy đường, nước cam, dâu tây, măng tây, sườn bò, bánh mì cỡ nhỏ và bánh pudding phủ bơ, dĩ nhiên không giống với ở mặt đất.
Các phi hành gia đã có cuộc "Cách mạng" về thức ăn
Thức ăn thông thường đã được các phi hành gia sử dụng hiện nay.
Thực phẩm vũ trụ phải được đóng gói theo một quy trình riêng hết sức nghiêm ngặt. Ngoài những tiêu chí cơ bản, bao bì của những loại thực phẩm này phải nhẹ, dễ phân hủy và tiện sử dụng (cũng như phải có hướng dẫn sử dụng, mã vạch để có thể tiện theo dõi chế độ ăn uống của các nhà du hành).
Theo đó, đồ ăn của phi hành gia trên tàu vũ trụ đều phải làm dưới dạng bột hoặc chất lỏng đóng hộp để tránh chúng bay lượn khắp khoang tàu trong điều kiện không trọng lực. Tuy nhiên, dù món ăn có ngon đến đâu đi chăng nữa thì con người cũng sẽ không có cảm giác về mùi vị như ở trên mặt đất!
Sở dĩ có những quy định này bởi không gian trên tàu vũ trụ có hạn và hơn thế, mỗi khối lượng được đưa lên tàu đều hao tốn nhiên liệu. Vì vậy trọng lượng trên tàu cần được giảm thiểu càng nhiều càng tốt.
Ngành khoa học vũ trụ ngày càng phát triển, thực đơn của các phi hành gia không chỉ dừng lại ở mức độ đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các nhà du hành có thể mang vào không gian những món ăn truyền thống của đất nước mình.
Năm 2022 sẽ có khách du lịch vũ trụ đầu tiên đón năm mới trên quỹ đạo Cuối năm 2021, sẽ có hai hành khách du lịch vũ trụ bay đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trên tàu Soyuz MS-20 của Nga và họ sẽ có cơ hội duy nhất được đón năm mới 2022 trên quỹ đạo. Hai du khách thám hiểm không gian sẽ có cơ hội đón năm mới 2022 trên quỹ đạo. Ảnh: Roscosmos Theo...