Độc đáo giò trứng Nộn Khê
Giò lụa, giò chả đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ở Nộn Khê ( Ninh Bình) còn có thêm món giò trứng. Không biết có từ bao giờ, nhưng với sự thơm ngon độc đáo của mình món ăn này đã góp phần tạo ra nét đặc trưng cho nền ẩm thực cố đô.
Nộn Khê là một làng quê thuộc huyện Yên Mỗ, Ninh Bình. Nơi đây nổi tiếng là ngôi làng có truyền thông khoa bảng và có nhiều phong tục tập quán độc đáo như: lễ hội Báo Bản, chợ đêm cổng Đình vào ngày rằm tháng Giêng… và đặc biệt là món giò trứng nổi tiếng. Đây là món ăn truyền thống trong các dịp lễ tết của làng Nộn Khê, vì vậy nếu có dịp đến đây thăm quan, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy khắp làng là hình ảnh những chiếc giò trứng được nẹp gỗ dựng sát đường, hơi khói tỏa ra nghi ngút thơm phức. Một cảnh tượng vô cùng độc đáo và tạo cho ta cảm giác thanh bình đến lạ.
Nguyên liệu chính làm nên món giò trứng Nộn Khê gồm thịt lợn xay, ba chỉ, trứng gà, lá chuối, lạt buộc và các loại gia vị. Mỗi lớp thịt xay người ta sẽ bỏ một lớp trứng, kèm theo vài lát thịt ba chỉ, cứ thế xếp chồng lên nhau thành nhiều tầng, nhiều lớp. Sau đó các lớp thịt trứng này được gói gém cẩn thận rồi cho vào nồi luộc lên. Sau khi giò chín thì vớt ra cho vào nẹp gỗ ép cho vuông vắn.
Làm món này rất kỳ công và nhiều công đoạn đòi hỏi người làm phải thật kiên nhẫn và khéo léo. Họ phải tỷ mỉ và biết cách sắp xếp từng quả trứng để khi cắt ra màu trắng và vàng tươi của trứng cộng với màu của thịt phải thật hài hòa và trông đẹp mắt. Để làm được như vậy, người ta phải dùng sợi cước mảnh để cắt đôi quả trứng theo chiều dọc, tuyệt đối không được dùng dao cắt vì sẽ làm vỡ trứng. Sau đó, sắp trứng thành 2 lớp riêng và so le nhau. Mỗi chiếc giò sử dụng khoảng 10 – 16 quả trứng, tùy thuộc kích thước cũng như sở thích của từng người.
Muốn tạo ra được chiếc giò trứng thơm ngon, đúng vị, điều quan trọng là phải chọn được thịt mông tươi, nóng dẻo khi vừa mới mổ, trứng thì phải luộc thật kỹ, còn thịt ba chỉ phải được ướp gia vị đầy đủ cho ngấm. Lúc bó giò phải trải thật đều tay và sau khi giò được luộc chín phải đưa đi ép vuông ngay để định hình giò, công đoạn ép này phải mất từ 4-5 tiếng. Những chiếc giò được ép sẽ chặt và chắc hơn, giúp món ăn tăng độ giòn.
Video đang HOT
Giò trứng Nộn Khê ăn kèm hành muối, mọc luộc và chỉ chấm với nước mắm nguyên chất là ngon và chuẩn vị nhất. Những miếng giò mềm, mịn, đẹp mắt với các màu vàng, trắng, nâu xen kẽ cùng vị béo của thịt, vị bùi của trứng và mùi thơm của lá chuối tươi hòa quyện cùng gia vị sẽ tô điểm thêm cho mâm cơm ngày Tết thêm đẹp mắt và ngon miệng.
Chỉ với những nguyên liệu bình dân, nhưng nhờ đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo tuyệt vời mà người dân Ninh Bình đã tạo ra một món ăn đặc sắc hiếm có. Nó không chỉ làm nên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của làng mà còn trở thành niềm tự hào trong lòng mỗi người dân làng Nộn Khê.
5 món ngon nổi tiếng ở Thành Nam
Nem nắm, phở bò, giò lụa, bánh cuốn, bánh nhãn là những món ăn ngon của Nam Định níu chân du khách.
Du lịch đến Nam Định bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon, rẻ, đặc biệt là những món ăn từ lâu đã trở thành đặc sản khắp nơi đều biết đến.
Nem nắm Giao Thủy
Để có món nem ngon đúng điệu, người làm phải chọn thịt lợn ngon, không dính gân, mỡ, sau khi mua về được nhúng nước sôi cho chín tái để giữ vị ngọt. Thính đạt chuẩn không quá cháy, màu vàng đẹp. Bì lợn cạo sạch lông, luộc chín rồi sắt sợi nhỏ như sợi mỳ. Sau khi có các nguyên liệu cần thiết, người ta trộn thịt, bì, thính cùng nước mắm ngon, tỏi, tiêu, ớt, bóp sao cho quyện đều vào nhau, vo thành nắm tròn và gói lại, chẳng cần cho vào tủ lạnh cũng có thể để được mấy ngày. Nem khi ăn, chỉ cần lấy lượng vừa đủ, gói thành miếng nhỏ vừa miệng kẹp chung với lá sung, đinh lăng.
Vị giòn của bì, bùi ngậy của thịt và thính thơm cùng chút cay của mắm tỏi ớt quyện hòa với cái chát nhẹ của các loại lá thật thú vị, khó quên. Ảnh: dacsannamdinh.
Bánh cuốn làng Kênh
Người làng Kênh vẫn truyền cho con cháu kinh nghiệm tráng bánh ngon: Gạo làm bánh là loại dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều. Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì khi pha bột bánh thêm một lượng nhỏ bột dong. Trước đây khi tráng bánh người ta thường xếp bánh trên lá sen hoặc là chuối trông rất ngon mắt và chỉ chấm không với nước mắm. Ngày nay, khi ăn người ta thường cho thêm vài lát chả quế thơm vào cho đậm vị. Món ăn qua bao đời vẫn được người làng Kênh gìn giữ để hương vị không đổi theo thời gian, chiều lòng được cả những vị khách khó tính nhất.
Giá một suất bánh cuốn khoảng 10.000 đồng. Ảnh: FB Bánh cuốn làng Kênh.
Bánh nhãn Hải Hậu
Nhiều người nhầm tưởng rằng bánh nhãn được làm từ quả nhãn nhưng kỳ thực không phải vậy. Do hình dạng tròn tròn, vàng ngon như long nhãn nên người dân địa phương mới sáng tạo đặt tên như thế. Là món ăn chơi, ăn vặt phổ biến, bánh nhãn được làm từ bột nếp, trứng gà, đường, mỡ lợn. Bột nếp sau khi trộn với trứng gà được vo thành từng viên nhỏ, chiên trong chảo ngập mỡ. Đường trắng nấu chảy, cho bột vừa chiên vào để đường bọc ở ngoài thật khéo. Bánh ngon và độ ngọt thế nào phụ thuộc nhiều vào lớp đường này.
Bánh nhãn Nam Định nổi tiếng nhất là ở Hải Hậu vì đây là địa phương có gạo nếp ngon nhất tỉnh. Ảnh: Nauan.net
Phở bò gia truyền
Phở bò gia truyền có lẽ là món ăn nổi tiếng nhất của đất Thành Nam. Ngày nay món ăn này đã được "phủ sóng" toàn quốc nhưng có lẽ chỉ thưởng thức phở ở chính quê hương Nam Định mới có thể cảm nhận hết những nét vị riêng không thể lẫn. Bánh phở ở Nam Định có sợi nhỏ mềm, nước dùng có hương vị đặc trưng từ công thức bí truyền của mỗi gia đình nên rất khác biệt.
Nếu bạn đã một lần thưởng thức giò lụa Nam Định, có lẽ khó có thể quên được vị ngọt đậm đà, mềm mà vẫn giòn thơm rất riêng. Người Nam Định rất cẩn thận trong việc chọn lựa, pha và luộc thịt. Giò được làm từ thịt lợn nguyên nạc ở mông hoặc thăn. Từng miếng giò thành phẩm khi thái ra có màu hồng, mặt giò có nhiều lỗ rỗ, tỏa mùi thơm, ăn ngọt, giòn, không bị bã. Đặc biệt, giò để lâu không thiu, có thể bảo quản ở môi trường bình thường khoảng một tuần mới hỏng.
Giò lụa Nam Định không chỉ là quà biếu ngày tết, dùng trong những dịp cỗ bàn quan trọng, đó còn là món ăn bình dị, góp mặt trong mâm cơm đãi khách của người dân quê. Ảnh: alotin.
Cách làm chả lụa truyền thống nguyên bản không pha tạp hàn the Vừa ngon lại đảm bảo sức khỏe khi không pha trộn hàn the độc hại, cách làm chả lụa không quá khó, chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu là ta có thể làm được tại nhà. Bí quyết làm chả lụa (giò lụa) được ngon, săn chắc, chả ăn giòn ngọt vừa miệng không bị hôi hoặc bở. Bên trong đặc sệt nhưng...