Độc đáo giày làm từ da chân gà
Một doanh nhân Indonesia đã có sáng kiến đặc biệt khi đóng giày từ da chân gà.
Da chân gà khi được nhuộm màu. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 11/3 cho biết anh Nurman Farieka Ramdhany (25 tuổi) ở thành phố Bandung (Indonesia) đã sử dụng da từ chân gà để đóng giày.
Da chân gà có cấu trúc giống da cá sấu hoặc da rắn. Cha của Ramdhany đã nghiên cứu da các loài động vật này và sau đó khuyến khích anh thử sử dụng da chân gà. Từ năm 2017, Ramdhany đã bắt tay thử nghiệm đóng giày từ da chân gà.
Da chân gà được khâu nối tỉ mỉ. Ảnh: Reuters
Ramdhany bên những chiếc giày từ da chân gà. Ảnh: Reuters
Quá trình làm giày từ da chân gà có thể mất tới 10 ngày. Ảnh: Reuters
Những đôi giày hoàn thiện. Ảnh: Reuters
Người thợ cẩn thận với từng chi tiết. Ảnh: Reuters
Hiện nay, Ramdhany và nhóm 5 người gồm cả cha anh cùng đóng giày làm hoàn toàn từ da chân gà. Họ lọc da chân gà, nhuộm màu và khâu các mảnh lại để làm giày. Để đóng một đôi giày cần tới 45 chiếc chân gà. Đôi giày có giá khoảng 35-140 USD.
Ramdhany cho biết động lực khiến anh chọn da chân gà là nhằm tận dụng sản phẩm bỏ đi từ các nhà hàng thức ăn nhanh và chợ.
Ramdhany cũng cho biết khách hàng rất thích giày của anh bởi chúng dễ chịu và phản hồi từ thị trường với sản phẩm này là tích cực.
Theo Hà Linh/Tin tức TTX
Ảnh hiếm vụ phát hiện kho vàng, ngọc trai 1.500 năm
Kho báu bao gồm các hạt vàng, đồ trang sức mặt dây chuyền, một cây kim vàng.
Vào mùa xuân năm 2017, nhà địa chất học nghiệp dư Terese Refsgaard đã tìm thấy sáu mẩu vàng trên một cánh đồng trên Hjarn. Kể từ đó, nhiều hơn nữa trong kho báu này đã được tìm thấy.
Đó là vào ngày 1 tháng 11 năm 2017, Terese Refsgaard đã lắp ráp máy dò kim loại của mình để nó đã sẵn sàng cho cuộc tìm kiếm dài ngày. Cô cho biết mình hy vọng sẽ tìm thấy những món đồ có giá trị.
Viên đá quý nhỏ đầu tiên cô tìm thấy vào năm 2016 một cách tình cờ và vào mùa xuân năm sau, cô tìm tiếp được 6 viên khác.
Terese Refsgaard đã đưa những món đồ của mình cho Mads Ravn, giám đốc nghiên cứu tại VejleMuseerne. Ông cho biết những món đồ có thời đại khá lâu, ngay trước thời đại Viking, vào khoảng những năm 500 SCN.
Theo DR, hơn 32 viên ngọc trai và vàng miếng với hơn 1500 năm đã được tìm thấy trên đảo Hjarn ở Horsens Fjord. Kho báu bao gồm các hạt vàng, đồ trang sức mặt dây chuyền, một cây kim vàng và một chiếc kẹp vàng nhỏ, được sử dụng như một phương tiện thanh toán trong thời kỳ đồ sắt.
Sự quan tâm của viện bảo tàng khiến họ mở một cuộc tìm kiếm lớn với nhiều cộng tác viên. Khi đưa món đồ đầu tiên tìm được cho bảo tàng, Terese Refsgaard yêu cầu được giữ bí mật và tránh những người tìm kiếm khác.
Người đứng đầu nghiên cứu tin rằng vàng có thể là một hình thức hiến tế.
Năm 536, một vụ phun trào núi lửa dữ dội xảy ra ở El Salvador, Trung Mỹ. Nó tạo ra một đám mây tro lan rộng khắp các khu vực rộng lớn trên thế giới.Vụ phun trào núi lửa và đám mây tro cũng diễn ra ở Scandinavia.
Nó gây ra sự lo lắng, hỗn loạn cho mọi người nơi đây. Và vàng được coi như một vật hiến tế vì sự biến đổi khí hậu.
Những món bằng vàng, ngọc trai chứng tỏ một sự chế tác khéo léo của những người thợ thời kì này. Các món trang sức sẽ được trưng bày tại triển lãm đặc biệt sắp tới tại Bảo tàng Văn hóa, Spinderihallene ở Vejle.
Anh Minh
Theo Báo Đất Việt
Khám phá chiêu 'độc' chống trộm mộ của người Trung Quốc Để ngăn không cho một mộ tặc trộm xác, kho báu, người dân Trung Quốc thời xưa sử dụng nhiều biện pháp như xây mộ giả, đặt bẫy. 1. Xây mộ giả. Vào thời xa xưa, người Trung Quốc thường xây mộ hoặc lăng mộ giả để mộ tặc không đào trộm xác hay ăn cắp những hiện vật có giá trị như...