Rùng mình cuộc sống những người làm việc tại cổng địa ngục
Tại nơi được mệnh danh là cổng địa ngục, những người dân hàng ngày phải chịu đựng cái nóng khủng khiếp, khai thác muối để kiếm ăn.
. (Theo Dailymail)
Nhiếp ảnh gia Massimo Rumi đã khiến người xem ngỡ ngàng với những hình ảnh về cuộc sống những người dân Ethiopia làm việc tại cổng địa ngục Danakil Depression
(Theo Dailymail)
Danakil Depression là một vùng đất vô cùng khắc nghiệt, nơi nhiều núi lửa đang hoạt động, nhiệt độ trong ngày hiếm khi giảm xuống dưới 50 độ C và thường xuyên đạt ngưỡng 60 độ C, thiêu đốt vạn vật.
(Theo Dailymail)
Chính vì vậy, người dân thường bắt đầu công việc khai thác muối tại cổng địa ngục từ rất sớm, khi mặt trời còn chưa ló rạng. Đây là hình ảnh về làng Hamad Ale, nơi tập trung nhưng thơ mo muôi, người buôn bán muối.
(Theo Dailymail)
Người dân nơi đây thương đôi muôi để lây thưc phâm, nươc va nhưng hang hoa thiêt yêu khac phục vụ cho cuộc sống của họ trong môi trương sông khăc nghiêt nay.
(Theo Dailymail)
Qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của lưu huỳnh và muối, cảnh quan cổng địa ngục đã trở nên đẹp kỳ quái, ảo diệu như cảnh quan ngoài hành tinh. Nhiều người du khách có dịp tới Danakil Depression đã ví nơi đây như bề mặt của Mặt Trăng.
(Theo Dailymail)
Video đang HOT
Tuy rất đẹp nhưng bạn sẽ không bao giờ muốn bước đi trên đó vào ban đêm, bởi vì chỉ cần sai một bước, bạn có thể rơi ngay vào một đường nứt hoặc một dòng dung nham nóng chảy.
(Theo Dailymail)
Theo nhiếp ảnh gia Rumi: “Các thợ làm việc ở mỏ muối trong điều kiện rất khó khăn, khi nhiệt độ hầu như không bao giờ giảm xuống dưới mức 50-60 độ C, thậm chí là vào buổi sáng sớm.
(Theo Dailymail)
Không có khoan khí nén hay thiết bị hiện đại hỗ trợ, các thợ mỏ muối sử dụng dụng cụ khá thô sơ để tách từng tấm muối ra khỏi mặt đất. Nhiều người trong số họ đã dành toàn bộ cuộc đời của mình cho công việc khai thác muối gian khổ này.
(Theo Dailymail)
Muối được cắt thành tấm theo một kích thước và trọng lượng nhất định giống như những viên gạch. Hầu hết các tấm muối này được bán cho nông dân Ethiopia và Sudan, họ sẽ dùng những tấm muối này để bổ sung muối khoáng cho động vật, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng.
(Theo Dailymail)
Một thợ mỏ muối đang xếp những tấm muối thành chồng để di chuyển. Vào ngày thời tiết thuận lợi, họ có thể khai thác được khoảng 200 tấm muối như thế này. Ở đây muối còn được gọi là “vàng trắng” bởi nó là nguồn mưu sinh duy nhất của người dân.
Sau khi xếp thành chồng, “vàng trắng” sẽ được buộc lên lưng lạc đà, vận chuyển ra ngoài thị trấn để bán. (Theo Dailymail)
(Theo Dailymail)
Lạc đà còn được gọi là “con tàu sa mạc” có thể chịu đựng được thời tiết khô hạn, nắng nóng, thiếu nước, là phương tiện vận chuyển lý tưởng của người dân nơi đây.
(Theo Dailymail)
Đôi khi những con lừa cũng được dùng để vận chuyển muối, tuy vậy khối lượng nó có thể mang vác ít hơn nhiều so với lạc đà, khả năng chịu khát, chịu nóng của chúng cũng kém hơn.
Một đứa trẻ đang chạy nhảy trên con đường nhựa mới được làm chạy ngang qua làng Hamad Ale. (Theo Dailymail)
(Theo Dailymail)
Tại địa phương được mệnh danh là cổng địa ngục này, mặt trời không phải nguồn cấp nhiệt duy nhất, còn có nguồn nhiệt từ những núi lửa đang hoạt động không ngừng tỏa ra.
(Theo Dailymail)
Mặc dù sống ở nơi vô cùng khắc nghiệt, những thợ mỏ muối cũng rất gầy, tuy nhiên họ cực kỳ mạnh mẽ. Qua những bức ảnh, nhiều người có thể cho rằng đây là công việc tồi tệ nhất thế giới nhưng những người thợ mỏ muối nơi đây lại rất khiêm tốn và tự hào về công việc của họ.
Những con lạc đà trên đường vận chuyển muối đi bán. (Theo Dailymail)
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
10 đồng tiền xu hiếm nhất thế giới, có tiền cũng không mua nổi
Trải qua hàng trăm năm, giá trị của những đồng tiền xu này đã vượt xa so với giá trị thực của nó.
Được coi là đồng tiền có giá trị nhất lịch sử Mỹ, Double Eagle năm 1849 hiện có giá trị 20 triệu USD và là đồng tiền hiếm nhất trên thế giới. Ngày nay, trên toàn thế giới còn duy nhất một đồng tiền xu Double Eagle 1849.
Đồng xu Half Union năm 1877, mệnh giá 50 USD nhưng hiện nay được ước tính với giá trị 15 triệu USD. Viện Smithsonian ở Mỹ hiện sở hữu 2 phiên bản của đồng tiền này là J-1546 và J-1548.
Flowing Hair 1974 là đồng bạc đầu tiên do Sở đúc tiền Mỹ làm ra trước khi tiền giấy ra đời. Đồng xu có giá 7,85 triệu USD này chỉ tồn tại đến năm 1975.
Ra đời năm 1907, đồng xu Saint Gaudens được lưu hành đến năm 1933 và hiện có giá bán tới 8,5 triệu USD.
Double Eagle 1933 là đồng tiền 20 USD khác không được phát hành ra công chúng. Nó có thiết kế tương tự đồng xu Saint Gaudens năm 1907. Năm 2002, đồng xu bằng vàng này được bán đấu giá 7,5 triệu USD.
Brasher Doubloon là một đồng xu vàng của Mỹ được đúc năm 1787 do người thợ kim hoàn tên Ephraim Brasher tự đúc xu bằng vàng 22 carat cho mình. Năm 2011, đồng xu vàng được bán với giá 7,4 triệu USD.
Chỉ có 3 đồng xu Edward III Florin 1343 còn tồn tại đến ngày nay. 2 trong 3 đồng được phát hiện ở River Tyne (Anh) vào năm 1857 và đồng xu thứ ba được tìm thấy ở miền Nam nước Anh bởi một người đam mê phát hiện kim loại vào năm 2006.
Half Eagle năm 1822 ban đầu được phát hành khoảng 18.000 đồng xu nhưng ngày nay chỉ còn lại 3 đồng tồn tại. 2 trong số đó được đặt trong Viện bảo tàng Smithsonian (Mỹ). Một đồng xu khác thuộc sở hữu tư nhân.
Đây là một trong 5 đồng tiền xu Brasher Doubloon 1787 còn lại được in hình cánh bên trái đại của đại bàng. Lần gần đây nhất, đồng tiền này được bán hơn 5 triệu USD.
Maple Leaf là đồng xu vàng do Xưởng đúc tiền Hoàng gia Canada đúc năm 2007. Đồng xu có đường kính 53 cm, dày 3 cm, đúc từ 100 kg vàng ròng.
Hoàng Minh
Theo Kienthuc.net.vn/Rare st
Loạt "dị nhân" sở hữu "siêu năng lực" ai xem cũng choáng Những "siêu năng lực" này mặc dù nhìn rất đơn giản, thế nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Loạt "dị nhân" sở hữu "siêu năng lực" ai xem cũng choáng. Một cô gái kỳ lạ sở hữu " siêu năng lực" có thể tự nhét vành tai vào lỗ tai của mình, hoàn toàn không cần sử dụng đến tay....