Độc đáo cây cầu ‘trên là nhà dưới là cầu’ 250 năm tuổi ở Thừa Thiên Huế
Cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) được người dân và du khách biết đến là một trong những điểm du lịch nổi tiếng và đặc sắc của vùng đất cố đô Huế bởi sự cổ kính và độc đáo ở kiến trúc theo lối ‘thượng gia hạ kiều’.
Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng và đặc sắc của cố đô Huế, cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) không chỉ nổi tiếng bởi sự cổ kính mà còn độc đáo ở kiến trúc khi nó là một trong số ít những cây cầu được dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà dưới là cầu) còn tồn tại ở Việt Nam.
Cầu ngói Thanh Toàn thời điểm đầu được xây dựng (Ảnh tư liệu CNTT)
Cầu ngói Thanh Toàn được đánh giá là cây cầu cổ có nhiều giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật và văn hóa… được xem là công trình làng quê đẹp nhất ở xứ Huế. Đây cũng là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Năm 1990, cây cầu này được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia.
Theo thống kê thì ngoài cầu ngói Thanh Toàn hiện ở Việt Nam chỉ còn một vài cây cầu được dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” như Chùa Cầu (Hội An), cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định), cầu ngói Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), hai cây cầu ngói ở Chùa Thầy (Hà Nội)…
Cầu ngói Thanh Toàn lung linh, huyền ảo trong đêm (Ảnh CNTT)
Theo nhiều vị cao niên ở Thủy Thanh, cầu ngói Thanh Toàn được ghi nhận xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần ở Thủy Thanh là bà Trần Thị Ðạo xây dựng bởi ngôi làng nhỏ ở đất Thủy Thanh xưa có dòng sông chảy qua. Người dân trong làng đi làm đồng ở phía bên kia sông đều phải chèo thuyền, các hoạt động đi lại đều phải gắn liền với thuyền, đò nên khá vất vả và mất thời gian.
Qua bao mùa mưa nắng, rét buốt, thấy dân làng đều phải vất vả để qua sông. Là người làng, bà Trần Thị Đạo nghĩ đến việc phải làm một điều gì đó để thay đổi chuyện này. Với sự đức độ và lòng thương dân làng bà tự bỏ tiền của mình để xây dựng một cây cầu cho người dân đi lại thuận tiện hơn.
Video đang HOT
Nhằm ghi nhận công đức của bà, năm 1776, vua Lê Hiển Tông ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà. Năm 1925, vua Khải Định cũng ban sắc phong trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.
Cầu ngói Thanh toàn trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch. (Ảnh: CNTT)
Chiều dài ban đầu của cầu ngói Thanh Toàn là 18,75m, rộng 5,82m. Tuy nhiên qua bốn lần trùng tu và ảnh hưởng của thời gian, thiên nhiên, chiến tranh ngày nay cầu chỉ còn dài 16,85m, rộng 4,63m. Cầu chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Từ ngoài nhìn vào sẽ thấy tổng thể cây cầu mang hình dáng của một ngôi nhà.
Cầu ngói Thanh Toàn sau khi được hạ giải, trùng tu. (Ảnh: CNTT)
Sau khi được trùng tu, hạ giải và tôn tạo vào tháng 4/2020 với tổng kinh phí hơn 13 tỷ đồng, cầu ngói Thanh Toàn đã thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan, chụp ảnh. Đây cũng là địa điểm thăm quan quen thuộc của những đoàn khách quốc tế đến Huế du lịch.
Tại các kỳ Festival Huế cầu ngói Thanh Toàn luôn được chọn là địa điểm tổ chức sự kiện “Chợ quê ngày hội” thu hút lượng lớn người tham gia và hiện đang là điểm đến hấp dẫn của du lịch cộng đồng ở đất cố đô.
Cây cầu treo độc đáo cao nhất thế giới, sử dụng tên lửa để thi công
Cầu Siduhe là cây cầu cao nhất thế giới, nằm ở độ cao 496 m so với mặt nước, khiến nhiều du khách không dám nhìn xuống dưới.
Điều đặc biệt là khi các kỹ sư thi công đã phải dùng đến tên lửa để kéo dây cáp cầu.
Nằm ở độ cao 496 m so với mặt nước, cầu Siduhe giành kỷ lục cây cầu cao nhất thế giới
Cầu Siduhe bắc qua một thung lũng thuộc huyện Ba Đông (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), nằm trong dự án 483km cuối cùng của tuyến đường cao tốc Tây Hurong dài 2.175 km, nối Thượng Hải, Trùng Khánh và Thành Đô
Cầu Siduhe có 16.129 dây thép đặc biệt loại 5,1mm, khởi công xây dựng từ năm 2004, hoàn thành vào tháng 10/2008 và chính thức thông xe vào năm 2019
Cầu có 4 làn xe và dài khoảng 1.222 m
Sudihe có cấu trúc tương tự hệ thống cầu treo phổ biến với các tháp cầu hình chữ H bằng bê tông
Do độ cao và địa hình hiểm trợ, các kỹ sư đã phóng tên lửa kéo dây cáp từ ngọn núi này qua ngọn núi khác
Chính vì thế, toàn bộ quá trình chuyển cáp chỉ diễn ra có... hơn 10 giây
Phương pháp này sau đó được đặt tên là "phương pháp xây cầu tên lửa" gây chấn động thế giới thời điểm đó
Đứng trên cầu, du khách có thể chiêm ngưỡng núi non hùng vĩ bên sông Tứ Độ
Và cảm giác trải nghiệm thú vị trong mây trên một độ cao không tưởng
Cầu nước Veluwemeer: Tuyệt tác kiến trúc xây từ những ý tưởng đột phá Cầu nước Veluwemeer - kiệt tác kiến trúc phá vỡ mọi định luật vật lí - cây cầu duy nhất vừa có đường hầm cho xe đi lại cũng như đường thủy để tàu bè thông thương mỗi ngày. Nằm ở thị trấn nhỏ Harderwijk (phía Đông Hà Lan), cây cầu khiến thế giới trầm trồ thán phục, được đặt theo tên của...