Độc đáo căn nhà xưa Nam bộ làm hoàn toàn bằng gỗ dừa
Nằm giữa cù lao sông nước, có một không gian toàn dừa. Từ cái chén, đôi đũa, bàn thờ, đôi liễng,… đều được làm bằng dừa. Độc đáo hơn cả, ở đây còn có ngôi nhà Nam bộ xưa cũng được chủ nhân xây dựng bằng chính loại cây đa năng này.
Không gian xanh mát “toàn dừa” giữa xứ cù lao – Ảnh: Kim Hà.
Ước mơ xây được ngôi nhà Nam bộ truyền thống để an hưởng tuổi già và gợi nhớ về những năm tháng đã qua, vợ chồng ông Dương Văn Thưởng (79 tuổi) và bà Nguyễn Ngọc Giác (ngụ xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã cùng con gái ấp ủ ý tưởng suốt 10 năm qua để hoàn thành. Có thể nói, đây là ngôi nhà có một không hai tại miền Tây. Từ cột, cửa, vách, tủ, bàn ghế, đến các vật dụng trang trí trong nhà đều được làm bằng dừa.
“Vì nó rất gần gũi thân thiện với đời sống, gắn liền với con người Việt Nam mình. Tạo ra một căn nhà như vậy, tôi thấy ý nghĩa lắm. Qua đó, còn giúp cho con cháu mình, thế hệ sau biết nhà xưa, nhà truyền thống của ông bà mình như vậy đó.” – bà Giác chia sẻ.
Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ dừa từ 80 – 100 năm tuổi – Ảnh: Kim Hà.
Được bao bọc bởi không gian xanh mát với những hàng dừa và vườn cây ăn trái ở xứ cù lao. Ngôi nhà dừa được xây dựng trên diện tích rộng 4.000m2, với khoảng 4.000 cây gỗ dừa từ 80 – 100 năm tuổi không còn khả năng cho trái, được tìm mua từ Bến Tre và các nơi ở Vĩnh Long mang về.
Dù dừa không phải là một loại cây có gỗ chắc, mà rất dễ bị mối mọt, mục ruỗng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, vốn yêu thích loài cây này nên ông Hưởng đã tìm cách xử lí làm sao để cho gỗ dừa cũng có độ bền như các loại gỗ xây dựng khác.
Gian chính ngôi nhà – Ảnh: Kim Hà.
Nghĩ là làm, sau khi mua dừa về, cụ ông tiến hành ngâm nước khoảng hơn 1 năm rồi đem lên bào vỏ, xử lý mối mọt. Theo ông Thưởng, độ bền của gỗ dừa sau khi được làm đúng kiểu thì không thua các loại gỗ quý khác. Nhờ đó, công trình có thể duy trì được hàng trăm năm.
Nói về quy trình chống mối mọt và làm chắc cây, ông Thưởng phân tích: “Sau khi đem cây dừa ngâm đủ thời gian lên, rồi bào gọt cho láng, sạch sẽ mới đem ngâm xử lý thêm khoảng 3 tháng để chất thuốc ngấm vô cây. Như vậy, cây dừa không có con mối mọt hay con gì ăn được hết. Chừng đó mình mới sử dụng được để làm cây cột nhà này”.
Video đang HOT
Ông Thưởng (áo nâu), bà Giác ngồi tiếp khách trong ngôi nhà dừa của mình – Ảnh: Kim Hà.
Xử lí gỗ đã khó, đến công đoạn tìm thợ mộc làm nhà lại khó hơn. Bởi không phải ai cũng có kinh nghiệm và tay nghề giỏi. Vì gỗ dừa khó thi công, do thân cứng, nhiều dằm, rất khó bào nhẵn. Gia đình phải bỏ công mời đến 30 thợ mộc từ các nơi về để thi công nhà dừa.
Theo cụ ông, gỗ dừa rất cứng, nhiều xớ và có dằm. Do đó, trong lúc thi công người thợ phải hết sức cẩn thận để tránh bị dằm đâm vào tay. “Thợ làm vất vả lắm. Cưa là gãy cưa, mà đục cũng khó, đóng đinh thì vẹo đinh luôn” – ông Thưởng cho hay.
Ông Thưởng bỏ ra nhiều tâm huyết để xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình – Ảnh: Kim Hà.
Với kiểu kiến trúc theo lối nhà Nam bộ truyền thống 3 gian 2 chái. Nhà chính được chống đỡ bởi 36 cột dừa. Gian giữa được bày trí bộ bàn ghế, ấm, tách trà bằng dừa để chủ nhà tiếp khách. Tiếp theo gian thờ, tủ thờ được khảm gáo dừa trang trí thay vì khảm ốc xà cừ như những loại bàn thờ khác; lư hương; tượng phật, liễng thờ cũng được thay thế bằng dừa. Các vách nhà, cột kèo, chùm đèn, bình, cửa…đều làm từ loại cây đa dụng này, tạo nên cái nhìn vô cùng mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.
Chiếc tủ thờ được cẩn bằng gáo dừa thay vì cẩn ốc xà cừ đối với những loại tủ khác – Ảnh: Kim Hà.
Trái dừa khô được sáng tạo thành dụng cụ giữ ấm trà – Ảnh: Kim Hà.
Ngoài ra, dụng cụ này còn được làm bằng gỗ dừa – Ảnh: Kim Hà.
Để có được không gian sống gần gũi với thiên nhiên này, chủ nhân ngôi nhà độc đáo này là tiêu tốn gần 6 tỉ đồng xây dựng nên và mất 1,5 năm để hoàn thành.
Hiện nay, vợ chồng ông Thưởng còn mở cửa ngôi nhà độc đáo của mình để cho những ai muốn tìm hiểu không gian văn hóa Nam bộ đều có thể đến tham quan.
Đèn lồng kết từ cuống những trái dừa – Ảnh: Kim Hà.
Đèn trần bằng gáo dừa – Ảnh: Kim Hà.
KIM HÀ
Theo Tiền phong
Cánh đồng lúa An Giang vào mùa gặt
Bước vào mùa gặt, các cánh đồng ở Mỹ Hòa, Long Xuyên, An Giang níu chân du khách bởi nét thanh bình của vùng quê.
Đầu tháng 6, nếu đi dọc theo tỉnh lộ 943 từ thành phố Long Xuyên vào huyện Thoại Sơn, An Giang, bạn có thể bắt gặp những cánh đồng lúa xanh rì xen lẫn vàng óng vào vụ thu hoạch hè thu.
Những tấm thảm lúa vàng tại khu vực phía sau khu dân cư, gần Trường tiểu học Trần Quốc Toản tại Mỹ Hòa, Long Xuyên.
Ngày mùa, nông dân vất vả không chỉ bởi công việc thu hoạch lúa, mà còn lo lắng thời tiết thất thường, khi nắng chói chang, lúc lại bất chợt mưa xối xả. Những ngày qua, nhờ có máy gặt đập liên hợp (ảnh) và trời nắng, lúa được gặt nhanh. Trên ruộng nông dân khẩn trương điều khiển máy gặt, còn trên bờ tiếng máy tuốt lúa nổ giòn giã tạo nên không khí lao động hăng say, tràn ngập tiếng cười, nói ở vùng quê Mỹ Hòa.
Người nông dân gom lúa sau khi máy gặt đi qua
Những bó lúa nặng trĩu cho vụ mùa bội thu.
Những người nông dân "chân lấm tay bùn" quanh năm chăm lo cho các vụ lúa. Nếu lỡ dịp hè, du khách có thể ghé An Giang vào vụ lúa đông xuân.
"Chúng tôi rất vui vì thời tiết ủng hộ, thu hoạch đến đâu tuốt lúa đến đó, đem phơi khô và quạt sạch", một nông dân ở An Giang nói. Tay máy 9X Huỳnh Văn Thái (An Giang) cho biết anh ấn tượng với mùa gặt ở vùng đất Long Xuyên, nơi vốn nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa đặc sắc.
"Ngắm nhìn mùa vàng trải dài trong không gian bao la, rồi đi giữa đôi bờ và lướt nhẹ bàn tay lên những lá lúa, cảm nhận sự chịu khó của người nông dân giữa đồng, với tôi, điều đó khó lòng mà quên được", Văn Thái cho biết. Ngoài chụp ảnh cánh đồng lúa, đến Long Xuyên bạn có thể tham quan chợ nổi Long Xuyên, đình Mỹ Phước, bảo tàng tỉnh An Giang, nhà thờ chính tòa Long Xuyên, chùa ông Bắc, cù lao Ông Hổ...
Theo baohatinh.vn/VNE
Chiêm ngưỡng ngôi làng bên hồ đẹp nhất TG trước khi gặp hỏa hoạn Trước khi xảy ra cháy lớn vào ngày 30/11 vừa qua, Hallstatt - ngôi làng bên hồ đẹp nhất thế giới là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất thế giới hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoàn hảo như tranh vẽ của các nhà thờ cổ kính, ngôi nhà gỗ mộc mạc... Nằm phía Tây hồ Hallsttter See, ngôi làng...