“Độc đáo” cách tìm tên người phản biện kín luận án tiến sĩ và những hệ lụy
Dưới đây là chia sẻ câu chuyện của một giáo sư nhiều lần tham gia phản biện kín luận án tiến sĩ và những hệ lụy của phản biện kín.
Bài báo “Phản biện kín luận án Tiến sĩ, Thầy bói xem voi” đã chỉ ra cách tìm tên nghiên cứu sinh khi nhận được luận án Tiến sĩ bị xóa tên tác giả. Tuy nhiên bài phản biện kín chưa chỉ ra cách tìm tên người phản biện kín.
Dưới đây là câu chuyện của một giáo sư nhiều lần tham gia phản biện kín chia sẻ và những hệ lụy của phản biện kín.
Một lần nhận được điện thoại của người lạ xin đến gặp tôi tại nhà riêng. Tôi đồng ý và ngạc nhiên khi nghe người lạ đến nhà tự giới thiệu :
- Thưa thầy em là nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Văn B mà thầy mới gửi phản biện kín (PBK) luận án tiến sĩ (TS) của em cho trường..
Tôi ngạc nhiên hỏi lại với thái độ dọa nạt:
- Em phải nói cho tôi biết, vì sao bản nhận xét phản biện kín không đề tên mà em vẫn biết tên tôi phản biện ? Có phải chuyên viên xử lý hồ sơ NCS của Trường em đã báo em biết phải không?. Em có thể bị kỷ luật vì dám đến nhà phản biện kín.
Đúng là :”Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”, “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba là NCS”, B tỏ ra không sợ mà bình tĩnh giải thích cho tôi cách truy tìm người phản biện kín khá độc đáo và công phu.
B sưu tầm tất cả các nhận xét phản biện kín và các nhận xét phản biện công khai trong các Hội đồng cấp cơ sở và cấp trường ở các khóa trước. Thông thường những phản biện kín lại được mời tiếp làm ủy viên Hội đồng cấp Trường và những nhận xét của ủy viên Hội đồng cấp Trường luôn phải công khai ký tên.
Mỗi một phản biện có cách trình bày font chữ, cách căn lề, câu chữ thể hiện riêng trong bản nhận xét phản biện… nên bản nhận xét phản biện kín dù không đề tên, khi đối chiếu với bản nhận xét phản biện đó ở cấp Trường, B dễ dàng tìm được tên của các phản biện kín.
Video đang HOT
Ví dụ giáo sư A (GS A) ngoài cơ sở đào tạo được mời phản biện kín luận án TS. Nhận xét của giáo sư A phản biện kín sẽ không ký tên và được gửi cho NCS chỉnh sửa.
Đến hội đồng cấp Trường, nếu GS A được tiếp tục mời làm phản biện trong Hội đồng, GS A phải gửi bản nhận xét có đầy đủ chữ ký. Nếu GS A tiếp tục được mời phản biện kín cho NCS khác thì NCS mới dễ dàng biết tên địa chỉ của GS A. Đây chính là kẻ hở trong quy trình phản biện kín
Tương tự, khi nhận được nhận xét phản biện kín của tôi, B cũng đối sách với các bản nhận xét phản biện cấp cơ sở và cấp Trường của tôi khóa trước và nhanh chóng “lần” ra tôi.
Sau khi giải thích cho tôi hiểu về cách truy tìm Phản biện Kín, B “lật bài ngửa”
- Em biết tìm đến nhà Thầy phản biện kín là sai quy chế, có thể bị kỷ luật. Tuy nhiên do thầy không hiểu bản chất luận án của em, nếu em giải trình trên giấy, thầy sẽ không hiểu. Vì vậy em buộc phải đến để trao đổi mong Thầy hiểu đúng luận án của em. Nếu cần, em mời thầy đến phòng thí nghiệm để xem kết quả thực nghiệm.
Sau khi nghe B giải thích, tôi dần hiểu ra, tôi đã quá tự tin nên đã có ý kiến thiếu căn cứ khoa học và hồ đồ trong bản nhận xét phản biện kín luận án của B.
Qua câu chuyện đã trình bày trên và tổng hợp với bài phản biện kín của tác giả Ngô Tứ Thành có thể rút ra kết luận sau :
- Người phản biện kín khi nhận được luận án Tiến sĩ không đề tên NCS, có thể tìm ra được tên NCS một cách nhanh chóng.
- NCS sau khi nhận được bản nhận xét phản biện kín, bằng phương pháp thống kê khoa học, sưu tầm các bản nhận xét phản biện các khóa trước và dùng phương pháp đối sánh loại trừ, NCS dễ dàng tìm ra người phản biện kín.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Bộ Giáo dục – Đào tạo vẫn duy trì Phản biện Kín ?
Thứ nhất, Một số NCS “tốt tính” sau khi nhận bằng Tiến sĩ đã truyền lại kinh nghiệm truy tìm danh tính phản biện kín cho các NCS khóa sau tự thực hiện.
Một số NCS “không tốt” lợi dụng khả năng truy tìm phản biện kín của mình đã chuyển sang làm “dịch vụ” tìm phản biện kín “chọn gói” dẫn đến những “lùm xùm”, “bát nháo” xung quanh phản biện kín ở các cơ sở đào tạo làm ô nhiễm môi trường Giáo dục được gọi là bậc cao nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Thứ hai, Nghi kỵ lẫn nhau trong nội bộ của cơ sở đào tạo
Do NCS biết được tên người phản biện kín, nên lãnh đạo cơ sở đào tạo đã nghi ngờ chuyên viên trực tiếp xử lý hồ sơ NCS của Phòng quản lý Sau đại học đã cung cấp tên người phản biện kín cho NCS. Tuy không có bằng chứng để kỷ luật, nhưng do nghi ngờ, một số chuyên viên đã bị điều chuyển công tác một cách oan ức.
Vì vậy, việc xóa tên NCS trong luận án Tiến sĩ để đưa cho phản biện kín và xóa tên người phản biện kín trong bản nhận xét phản biện kín là không cần thiết. Trong Dự thảo Thông tư Quy định quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến cần bỏ ngay quy trình ngớ ngẩn này.
Các trường hào hứng đón nhận quy định mới về liên kết đào tạo
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 38/2020/TT-BGDĐT quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo hình thức trực tuyến và hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến (blended).
Cơ sở đào tạo trong và ngoài nước phải có kinh nghiệm trong việc triển khai đào tạo theo hình thức trực tuyến và kết hợp. Ảnh minh họa
Với các quy định "mở" của Thông tư, các trường đang hào hứng đón nhận.
Kịp thời và hợp lý
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Y - Dược (Đại học Thái Nguyên), Thông tư ban hành kịp thời và hợp lý. Đây là cơ hội để các trường tranh thủ được nguồn lực có trình độ, chất lượng cao ở trong nước và nước ngoài. "Bản thân Trường ĐH Y - Dược rất hào hứng, đón nhận thông tin này.
Chúng tôi đã có ý tưởng kết nối tất cả các cựu cán bộ, giảng viên của nhà trường đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, làm lực lượng nòng cốt theo hình thức giảng viên thỉnh giảng, sau đó từng bước mở rộng các đối tượng" - PGS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ; đồng thời cho biết, quy định, thời lượng giảng dạy trực tuyến tối đa 30% đã có cởi mở hơn và phù hợp với thực tiễn khách quan.
Theo TS Hà Thanh Hương - Trưởng phòng Đào tạo sau đại học (Học viện Quản lý Giáo dục), Thông tư 38/2020/TT-BGDĐT có nhiều ưu điểm, có tính mở và hội nhập quốc tế. Đây là một trong những tin vui dành cho các cơ sở giáo dục đại học, đã, đang và sẽ thực hiện đào tạo liên kết với nước ngoài trong đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Thông tư có những quy định mang tính đột phá trong đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Điểm mới nhất của Thông tư này là, Bộ GD&ĐT cho phép các cơ sở đào tạo (CSĐT) liên kết đào tạo theo hình thức trực tuyến và trực tuyến kết hợp với trực tiếp. Với phương thức mới này, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người học khi tham gia học tập tại các trường đại học, học viện ở Việt Nam nhưng vẫn được tiếp thu, cập nhật kiến thức như khi học tập, nghiên cứu tại nước ngoài.
Ngoài ra, thu hút được người học muốn học chương trình chất lượng cao, liên kết với nước ngoài, nhưng không phải học tập xa nhà, tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục trong nước; giúp người học có nhu cầu du học nhưng chưa đủ điều kiện về tài chính học tập trong nước với chương trình đào tạo có chất lượng cao và có sự kết hợp với các trường đại học quốc tế; Giảm chi phí cho người học khi học tập trong nước.
Tuy nhiên, TS Hương cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học phải rà soát lại các điều kiện bảo đảm chất lượng như: Cơ sở vật chất, thiết bị, hệ thống máy chủ, đường truyền tốc độ cao... để đủ điều kiện tổ chức giảng dạy theo quy định của dạy học trực tuyến hiệu quả. Mặt khác, đào tạo đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên hỗ trợ tổ chức đào tạo đạt yêu cầu chất lượng dạy học trực tuyến và phục vụ tổ chức đào tạo liên kết với nước ngoài.
Từng bước chuyển đổi số
Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, với tinh thần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy - học, tạo điều kiện cho các CSĐT thực hiện chuyển đổi số, tại thời điểm ban đầu, Thông tư cho phép các CSĐT thực hiện liên kết đào tạo theo hình thức blended với thời lượng được giảng dạy theo phương thức trực tuyến không qua 30% tổng thời lượng giảng dạy của chương trình đào tạo.
Ở trình độ đại học, CSĐT trong và ngoài nước có thể liên kết đào tạo theo hình thức online. Đối với trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, hiện tại CSĐT được thực hiện liên kết đào tạo theo hình thức blended với thời lượng giảng dạy theo phương thức trực tuyến tối đa 30% tổng thời lượng giảng dạy của chương trình liên kết đào tạo.
Thông tư cũng yêu cầu CSĐT trong và ngoài nước phải có kinh nghiệm trong việc triển khai đào tạo theo hình thức online và blended: Đối với chương trình liên kết đào tạo trình độ đại học, Chương trình đào tạo được triển khai theo hình thức trực tuyến phải ở cùng ngành hoặc ngành gần dự định liên kết đào tạo.
Ngành này phải có tối thiểu 1 khóa sinh viên đã tốt nghiệp. Đối với chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ, chương trình đào tạo phải ở cùng ngành hoặc ngành gần, cùng trình độ dự định liên kết đào tạo và đều đã có tối thiểu 1 khóa sinh viên tốt nghiệp. Chương trình giảng dạy trực tuyến hoặc kết hợp với trực tiếp phải đạt từ 20% tổng thời lượng giảng dạy của chương trình trở lên. Đối chương trình liên kết đào tạo do hai bên cùng xây dựng.
Trường hợp cấp văn bằng của CSĐT nước ngoài, chương trình đào tạo phải bảo đảm thực hiện theo quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo của nước ngoài và phải giữ những nội dung cốt lõi của chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài; Trường hợp cấp văn bằng của cả CSĐT nước ngoài và của CSĐT Việt Nam, chương trình đào tạo phải bảo đảm thực hiện theo quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo của nước ngoài và của Việt Nam và phải giữ những nội dung cốt lõi của chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.
Theo quy định, nội dung về bảo đảm chất lượng giáo dục trong đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các quy định đối với giảng viên tham gia thực hiện chương trình liên kết; quy định về bảo đảm chất lượng để người học tốt nghiệp chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam được nhận văn bằng do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp so sánh được với văn bằng cấp cho người học tốt nghiệp tại trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài...
Trường Đại học Phương Đông chào đón gần 2.000 tân sinh viên Hôm nay ( 23/10), Trường Đại học Phương Đông( PDU) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2020-2021, đánh dấu 26 năm xây dựng và phát triển cùng 6 nhiệm vụ quyết tâm thực hiện trong năm học mới. Trường đại học Phương Đông khai giảng năm học mới, chào đón gần 2000 tân sinh viên. Trong Lễ khai giảng năm...