Độc đáo bánh cuốn Thanh Trì làm từ thanh long ruột đỏ
Vừa tạo ra vị mới lạ cho bánh cuốn Thanh Trì nức tiếng Hà Thành, vừa giúp giải cứu thanh long cho người nông dân. Bà Hanh chủ cửa hàng “Bánh cuốn bà Hanh” (26B Thọ Xương, Hoàn Kiếm) nổi tiếng Hà Nội đã tạo ra món bánh cuốn thanh long rất đặc biệt này.
Những ngày gần đây có nhiều cuộc giải cứu các nông sản cho người nông dân trước dịch bệnh Covid-19. Thanh long cũng là một trong những nông sản cần được giải cứu. Tại một quán bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng Hà Nội đã tạo ra món bánh cuốn vị thanh long độc đáo thu hút rất đông du khách tới thưởng thức.
Người tạo ra món bánh cuốn độc đáo này là bà Dương Thị Hanh (71 tuổi) ở xóm Đình, Thanh Trì, Hà Nội. Bà chia sẻ bắt đầu biết làm bánh từ năm 14 tuổi, khi gia đình đã từng có rất nhiều thế hệ gắn bó nghề làm bánh cuốn.
“Tôi thấy nhiều người giải cứu nông sản cho nông dân, tôi cũng thử thanh long ruột đỏ mua về lúc đầu là để ăn nhưng thấy nhiều người nói làm thử bánh cuốn vị thanh long xem thế nào. Thế là tôi bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm”, bà Hanh nói.
Thanh long ruột đỏ sau khi mua về được rửa sạch rồi thái nhỏ ra cho vào máy xay sinh tố làm cho nhuyễn rồi pha với nước tạo thành một hỗn hợp màu đỏ.
“Sau đó pha với tỷ lệ vừa đủ giữa bột nước tráng bánh với nước xay từ quả thanh long vào với nhau. Cho vừa đủ để tạo thành màu hồng đẹp”, bà Hanh chia sẻ.
“Lúc đầu, pha chưa đều tay, thêm nữa thanh long cũng có quả ngọt quả chua nên sau khi thử một, hai mẻ hỏng tôi cũng cho ra một công thức pha hợp lý. Quan trọng nhất phải chọn được thanh long ngọt, không được chua, màu đẹp”, bà Hanh nói.
Tuy công đoạn không có quá nhiều phức tạp nhưng để làm nên đĩa bánh cuốn ngon miệng, đẹp mắt thì cần phải có bí quyết riêng.
Video đang HOT
Bánh tráng mỏng, mềm; nhân thịt thơm, đầy đặn; nước chấm pha đúng vị, không mặn mà thanh.
Theo quan sát, chiếc bánh cuốn của bà Hanh không quá to như bánh cuốn các địa phương khác, chỉ nhỏ cho vừa một miếng ăn.
Ngoài bánh cuốn nhân thịt, bà Hanh còn làm bánh cuốn trứng với vị thanh long.
“ Bánh cuốn thanh long có vị thơm nhẹ, vị hơi ngọt mát của thanh long, nhưng vẫn phải bảo đảm bánh tráng mỏng, mềm; nhân thịt thơm, đầy đặn. Đặc biệt, phải ăn nóng mới ngon”, bà Hanh nói.
“Bánh cuốn thường hay bánh cuốn thanh long tôi cũng chỉ bán với giá như bình thường chứ không tăng giá. Một suất bình thường có giá từ 40 nghìn đồng đến 50 nghìn đồng. Còn suất đặc biệt là 105 nghìn đồng là đầy đủ các món nhưng phải ai ăn khỏe mới ăn được hết”, bà Hanh vui vẻ nói.
Quán chỉ nhỏ nhỏ đủ phục vụ 15-20 khách, ai đến cũng đều phải đợi. Nhưng hầu như ai cũng chờ cho tới lượt mình thưởng thức món bánh cuốn độc đáo này.
“Em cũng mới nghe đến bánh cuốn thanh long của bà Hanh nên hôm nay qua ăn thử. Thấy nó cũng khá lạ miệng, bánh có vẻ hơi cứng hơn so với bánh ngày thường bà Hanh tráng”, bạn Huy (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ.
Bánh cuốn bà Hanh có cả một “bộ sưu tập” gia vị đầy màu sắc. “Tiêu vườn Bình Phước, ớt Huế, chuối Thung Nai, mộc nhĩ nông trại, nước mắm Phú Quốc”, chị Nguyễn Thị Uyên, 45 tuổi, con gái cả của bà Hanh vui vẻ nói về các gia vị sạch của gia đình.
“Hành phi là gia vị không thể thiếu với món bánh cuốn, hành được chọn để làm phải là hành ta, tím đều. Hành được thái bằng tay và mỡ chiên phải là mỡ lợn ngon”, chị Uyên vừa chìa hai chậu hành khô thái lát để sẵn, chỉ chờ dầu sôi là đổ vào phi thơm.
“Tôi đọc trên các trang về du lịch đánh giá quán bánh cuốn này rất ngon nên hôm nay tới đây thử… rất ngon và độc đáo. Tôi vừa ăn hết một suất bánh cuốn thanh long giờ phải thử thêm món bánh cuốn thường nữa. Ẩm thực nước các bạn thật sự số một trong các nước tôi đã từng đi qua”, ông David, du khách người Mỹ nói.
Theo Nhandan
Bánh cuốn miền Bắc hấp dẫn du khách
Nếu như bánh cuốn Thanh Trì được ăn cùng đậu rán nóng hổi thì bánh cuốn Hạ Long lại được ăn cùng chả mực vàng rộm.
Ở mỗi vùng miền, món bánh cuốn lại có những biến tấu khác nhau cuốn hút dân phượt trên dọc đường tìm hiểu ẩm thực Việt Nam. Dưới đây là 5 món bánh cuốn lừng danh và được nhiều người ưa chuộng.
1. Bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội
nhắc đến bánh cuốn Tranh Trì, nhiều người thường nghĩ tới ngay món bánh tinh hoa của mảnh đất Hà thành ngàn năm văn hiến. Quả thực, ai đã từng một lần thưởng thức món ăn này sẽ chẳng thể quên được hương vị đậm đà của từng chiếc bánh. Bột sau khi dàn đều ra mặt tấm vải căng trên nồi nước chờ tới chín sẽ được cuộn lại bằng một thanh tre nhỏ rồi bỏ ra đĩa, cắt làm đôi. Bánh cuốn Thanh Trì có hai loại không nhân và có nhân từ hành, tôm nõn bóc vỏ giã bông hoặc thịt băm. Dù là loại nào thì món bánh này cũng đều được dùng với chả quế, đậu rán nóng và nước chấm mắm pha giấm có điểm thêm chút ớt tươi cho thêm phần bắt mắt. Mỗi miếng bánh cho vào miệng lại để lại thứ vị dịu dịu, êm êm và bùi ngậy quyện lại, khách ăn một lần là nhớ mãi không thôi.
2. Bánh cuốn Hưng Yên
Bánh cuốn Hưng Yên được cuốn lại thành hình ống.
Nằm giáp gianh với Hà Nội cùng món bánh cuốn Thanh Trì nức tiếng nhưng bánh cuốn Hưng Yên vẫn có những nét riêng cuốn hút dân phượt có cơ hội ghé qua mảnh đất này. Nét riêng ấy nằm ở từng chiếc bánh dài cỡ chiếc đũa hình ống xếp gọn trong tấm lá chuối xanh mướt. Bánh cuốn Hưng Yên vẫn được tráng lớp vỏ mỏng như cách làm bánh cuốn thông thường nhưng sau khi chín sẽ được xếp lên thành chồng. Khi có khách gọi, chủ quan mới xúc nhân từ thịt băm và hành khô vào giữa tấm vỏ bánh rồi cuốn lại. Bánh cuốn Hưng Yên được ăn kèm với nước chấm có hòa cùng chút nhân bánh và vài lát ớt đỏ. Chính vì được làm theo dạng cuốn này mà bánh cuốn Hưng Yên có thể được mua làm quà cho khách phương xa.
3. Bánh cuốn Hạ Long
Chưa nếm thử bánh cuốn chả mực có lẽ là một thiếu sót lớn khi khách tham quan có cơ hội ghé qua Hạ Long. Chả mực Hạ Long vốn nức tiếng khắp miền bởi vị thơm giòn và khi phối hợp với bánh cuốn thì món ăn này lại càng trở nên lôi cuốn hơn bao giờ hết. Miếng bánh cuốn ở Hạ Long được tráng mỏng lộ rõ cả nhân thịt băm, nấm, mộc nhĩ bên trong cùng hương thơm quyến rũ của ruốc và hành phi. Khách tới ăn lấy một miếng bánh kèm rau mùi và một miếng chả mực vừa chiên xong, còn nóng hổi rồi chấm vào bát nước chấm màu vàng sóng sánh.
Khách tới Hạ Long thường gọi những đĩa bánh cuốn chả mực đầy đặn để cảm nhận vị giòn sần sật của chả mực và vị mềm dẻo của bánh cuốn. Bát nước chấm cũng là điểm nhấn đáng chú ý của món ăn này. Để giảm đi vị tanh từ mực, nước chấm bánh cuốn thường được pha cay hơn một tí. Thế mới biết người Hạ Long đã khéo léo biến tấu và kết hợp để có được món ăn thơm ngon, được nhiều người yêu thích đến nhường nào.
4. Bánh cuốn Hà Nam
Bánh cuốn Hà Nam được ăn cùng thịt nướng.
nhắc tới ẩm thực Phủ Lý, Hà Nam, nhiều người thường nghĩ ngay tới món bánh cuốn chả thơm ngon và hấp dẫn. Không giống như món bánh cuốn ở một số nơi khác, bánh cuốn chả Hà Nam được ăn nguội cùng thịt nướng và nước mắm nóng đủ vị chua cay mặn ngọt kèm một số loại rau thơm khác. Bánh sau khi được tráng sẽ được xếp thành từng tấm đặt chồng lên nhau.
Chả ăn kèm được làm từ thịt lợn ba rọi để khi nướng lên không bị quá khô hay ngấy. Thịt sau khi thái miếng vừa ăn sẽ được ướp cùng nước mắm, hành khô, tiêu, đường và vừng trắng rồi nướng trên than củi. Tới khi bên ngòai miếng thịt có màu vàng rộm là đã có thể bày lên đĩa mời thực khách. mặc dù không ăn kèm với chả giò, chả quế như món bánh cuốn nổi danh Thanh Trì hay miếng mực chiên vàng rộm như ở Hạ Long nhưng, món bánh cuốn với chả nướng Hà Nam vẫn cuốn hút rất nhiều người.
Theo Internet
Lạ ngon món bánh cuốn khắp ba miền Từ cùng một nguyên liệu là bột gạo được tráng mỏng tang, nhưng đi qua mỗi vùng miền của Tổ quốc, bánh cuốn lại ẩn chứa một hương vị rất riêng, thơm ngon khó tả. Bánh cuốn Thanh Trì Tên gọi của món ăn này được đặt theo tên làng nghề truyền thống làm ra nó: làng Thanh Trì (thuộc quận Hoàng Mai,...