Độc đáo bánh chưng đen của người Thái ở Nghệ An
Bánh chưng của người Thái Tày Thanh ( Thái đen) ở Nghệ An được nhuộm đen bằng nước tro rơm có vị bùi bùi, thơm mát, không gây nóng cổ, nóng bụng.
Bánh chưng đen được ưa chuộng không chỉ vì hương vị tinh tế, mà còn vì bánh để được rất lâu, đến hết tháng Giêng vẫn thơm ngon.
Cứ đến ngày 29 tháng Chạp hằng năm, đồng bào dân tộc Thái Tày Thanh (Thái đen) ở huyện Quỳ Hợp, Nghệ An lại tất bật gói bánh chưng đen – loại bánh truyền thống không thể thiếu trên mâm cúng vào ngày Tết của người dân nơi đây. Ngoài hiên nhà, rộn ràng tiếng cười nói của những người con gái Thái, tiếng chày giã gạo, mọi người cùng nhau làm nên chiếc bánh chưng đen độc đáo.
Bánh chưng đen là loại bánh đặc biệt mang nét riêng của người Thái Tày Thanh, nguyên liệu chính chỉ là gạo nếp trắng và được nhuộm đen bằng tro rơm. Cứ bắt đầu vào vụ mùa gặt cuối cùng của năm, người Thái đen lại tích một ít rơm khô để ngày cận Tết gói bánh chưng. Rơm được bà con cất trữ ở đây phải từ cây lúa nếp do chính tay người trong gia đình mình cắt, sau khi rửa sạch phơi khô và cất lên giàn cao ở trong nhà.
Nếp phải chọn loại nếp dẻo thơm nhất, lựa bông đẹp, chắc hạt, đạp lấy hạt, giã đến khi trắng. Rơm chọn những cọng nếp, to, vàng ươm, đem về phơi khô, đốt thành tro, vò kỹ, rây lấy phần mịn nhất rồi trộn với gạo nếp thơm.
Đốt rơm lấy tro làm bánh chưng
Để giữ được tro tốt, người dân sẽ gắp những đống tro còn đỏ ửng vào trong chiếc cối đã đong sẵn gạo nếp.
Tro và gạo nếp được giã đều tay. Mọi công đoạn đều do các bàn tay người phụ nữ làm, tuyệt nhiên đàn ông không được động tay vào.
Hạt nga chiếng (một loại vừng mọc tự nhiên trong rừng) cũng được bỏ thêm vào giã cùng gạo và tro, để tạo vị đậm đà cho bánh.
Chị Lô Thị Loan (xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp) cho hay, năm nào gia đình chị cũng tổ chức gói bánh chưng đen vào 29 tháng Chạp. Không gói sớm hơn tránh bánh hỏng không ngon. “Theo phong tục từ rất lâu rồi việc giã gạo đen và chuẩn bị sẽ phải do phụ nữ làm, người đàn ông không được phép làm chỉ đến khi gói bánh thì người đàn ông mới được gói bánh cùng”, chị Loan chia sẻ.
Video đang HOT
Những phụ nữ Thái duyên dáng gói bánh chưng
Bánh chưng đen người Thái Tày Thanh ở Qùy Hợp không có nhân. Lá gói bánh cũng dùng lá dong rừng rửa sạch, lau khô mới đem gói.
Bánh chưng để cúng ngày Tết của đồng bào nơi đây có 4 loại bánh. Khâu tôm kháu khoài (bánh sừng trâu); khâu tôm cộp (bánh đôi); khâu tôm khuản tụ (bánh gậy); khâu tôm pom (bánh vuông nhỏ).
.
Bánh “khâu tôm pom” (bánh vuông nhỏ). Bánh này có hình vuông nhỏ, lớn hơn hộp diêm, buộc thành chùm, mỗi chùm 5 bánh. Với ý nghĩa cầu cho sung túc, mọi sự tròn trịa, đầy đủ
Bánh khâu tôm khuản tụ (bánh gậy). Bánh hình chiếc gậy, với ý nghĩa cầu cho người già được sống lâu.
Những đôi bàn tay đen sạm màu tro sau khi gói bánh.
Nét độc đáo của bánh chưng đen còn ở vị bùi bùi, thơm mát, không gây nóng cổ, nóng bụng như bánh chưng thường. Bánh chưng đen được ưa chuộng không chỉ vì hương vị tinh tế, mà còn vì bánh để được rất lâu, đến hết tháng Giêng vẫn thơm ngon.
Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh
Hơn 20 năm qua những thầy giáo mầm non vẫn miệt mài đến lớp dạy học, chăm sóc những em thơ ở ngôi trường mầm non xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
25 năm giảng dạy mầm non
Xã Thanh Quân là xã cuối cùng của huyện Như Xuân nằm giáp ranh với huyện Quỳ Châu, Quế Phong (Nghệ An) và huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) với người Thái chiếm khoảng 95%, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nơi đây đang dần đổi thay vươn lên.
Giữa tháng 11 khi Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới, chúng tôi vượt gần 100km để đến thăm Trường mầm non Thanh Quân, nơi có 4 thầy giáo mầm non là Lương Văn Cường, Hoàng Thanh Tình, Vi Văn Tiến và Vi Văn Dương đang tận tụy nuôi dạy trẻ mỗi ngày.
Trường mầm non Thanh Quân
Vừa bước vào trường chúng tôi đã bắt gặp thầy Lương Văn Cường (SN 1971) đang cưa cây luồng làm đồ chơi cho các em học sinh. Thầy vui vẻ tiếp chuyện chúng tôi và kể về chuyện nghề của những giáo viên nam dạy mầm non như thầy.
"Năm 1996 mấy anh em chúng tôi thấy thông báo tuyển sinh nên cùng nhau đăng ký đi học sơ cấp ở trung tâm huyện một thời gian, rồi cùng về quê băng rừng, vượt suối vào các bản dạy trẻ", thầy Cường kể lại.
Theo thầy Cường, thời điểm đó trong xã Thanh Quân chưa có trường mầm non, lại là vùng đặc biệt khó khăn, vẫn còn nhiều hủ tục lạc hậu nên chính quyền địa phương phải vận động thanh niên đi học để về dạy học cho trẻ.
Khi đó, có tất cả 6 người nam được cử đi học nhưng chỉ có 5 người theo tới cùng. Lúc về các bản giảng dạy, các thầy được địa phương trợ cấp 50kg thóc mỗi tháng.
Các thầy và học trò trong một giờ ngoại khóa.
Việc nuôi dạy trẻ mầm non đối với giáo viên nữ đã vất vả nhưng đối với giáo viên nam còn khó khăn gấp nhiều lần trong việc dỗ dành, múa hát, cho trẻ ăn uống, vệ sinh... Tuy nhiên, với lòng yêu trẻ, tâm huyết với nghề, các thầy càng cố gắng hơn để nâng cao chuyên môn của mình.
Kể từ ngày đầu đi dạy đến nay đã 25 năm trôi qua, các thầy vẫn lên lớp hằng ngày, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, cùng học cùng chơi với các em thơ như những người cha thứ 2.
Mong ước con em được đến trường
Cả 4 thầy giáo đều là người Thái sinh ra và lớn lên ở xã Thanh Quân nên mong muốn lớn nhất của các thầy là trẻ em nơi đây được đến lớp, đến trường đầy đủ. Chỉ có tri thức mới giúp xóa bỏ cái đói, cái nghèo, hủ tục và xây dựng quê hương ngày thêm đẹp đẽ.
Thầy Vi Văn Dương (SN 1967) lập gia đình năm 1989 rồi đến năm 1996 mới theo học sư phạm mầm non. Vậy nên thầy càng hiểu về giá trị của việc con em được tới trường tiếp cận với ánh sáng tri thức.
Thầy Dương tâm sự: "Trước đây do tình trạng dân trí thấp nên khó có bé gái nào được học hết lớp 9. Vậy nên khi thấy thông báo tuyển sinh giáo viên mầm non tôi đã đắn đo, suy nghĩ rồi quyết định đăng ký theo học với mong muốn sau này giảng dạy cho cả con em mình".
Thầy Vi Văn Dương trong tiết dạy học.
Đa số học trò đều là người Thái nên khi đến lớp thầy Dương phải làm cầu nối phiên dịch qua lại giữa tiếng dân tộc Thái và tiếng phổ thông để giúp các em hiểu về bài học. Đồng thời thầy cũng dặn dò phụ huynh nói chuyện với con em thì thường xuyên dùng tiếng phổ thông để các em quen hơn.
Chia sẻ về kỷ niệm những ngày đầu theo giáo dục mầm non, thầy Hoàng Thanh Tình (SN 1974) cho biết: "Ban đầu đi học tôi còn bỡ ngỡ nhưng sau được gia đình ủng hộ, bạn bè giúp đỡ thì tôi cũng dần quen với việc học các môn múa, làm đồ chơi... Khi về các bản giảng dạy thấy được sự khó khăn, vất vả của cả trò và gia đình thì tôi càng cố gắng hơn với công việc đã chọn".
Ở những năm tháng khó khăn, các thầy đã băng rừng, vượt suối đến các bản giảng dạy, thậm chí phải đến từng nhà để vận động đưa các em đến lớp. Đi dạy học mà các thầy còn mang theo đồ dùng cá nhân như dầu gội, xà phòng để tắm rửa cho các em.
Đánh mỏ gọi học sinh đến lớp
Khi nhắc về lý do mình chọn nghề giáo, thầy Lương Văn Cường bồi hồi nhớ lại: "Ngày tôi học xong cấp 2 (năm 1994) thì có chị hàng xóm nhờ dạy trẻ tiểu học cách đánh vần, đọc chữ, học bảng cửu chương... Từ chuyện đó tôi thấy thích ngành sư phạm nên đăng ký đi học làm giáo viên mầm non. Tôi cũng muốn xóa đi những hủ tục, cái đói nghèo bằng tri thức để xây dựng quê hương giàu đẹp".
Theo thầy Cường, khi về bản do địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều sông suối nên để trẻ đến lớp đầy đủ là cả một vấn đề nan giải đối với giáo viên. Các thầy phải đi tuyên truyền, vận động để đưa trẻ đến lớp nhưng chỉ được ngày 1, ngày 2 rồi lại đâu vào đó. Cũng chính vì như thế nên các thầy nảy ra nhiều ý tưởng thu hút học sinh hơn.
"Ở các điểm lẻ thì nhà dân phân bố rải rác ở các sườn đồi, núi nên việc đến lớp gặp nhiều khó khăn, nếu mà đi gọi từng trẻ đến lớp thì sẽ mất gần 1 buổi học nên tôi đã đề xuất với trưởng bản là sẽ dùng mỏ đánh (cái mỏ làm bằng gỗ - PV) để gọi các em đến lớp. Cũng từ đó việc lên lớp của chúng tôi cũng thuận tiện hơn", thầy Cường chia sẻ.
Không chỉ đưa, đón, dạy trẻ học văn hóa, múa hát, tạo hình,... mỗi buổi trưa các thầy lại thay nhau mang cơm đến các điểm lẻ rồi cùng các đồng nghiệp cho học sinh ăn uống và chăm sóc giấc ngủ cho các em. Ở những thầy giáo mầm non này, chúng tôi thực sự cảm nhận được trái tim ấm áp và lòng tận tụy với nghề giáo cao quý.
Cô Lương Thị Hà - quyền Hiệu trưởng Trường mầm non Thanh Quân cho biết, nhà trường có 36 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 4 giáo viên nam có chuyên môn tốt và luôn luôn gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ, yêu nghề, mến trẻ, sống chan hòa với mọi người. Các thầy luôn luôn lạc quan, không ngại gian khó và luôn giúp đỡ nhà trường trong mọi công việc nặng nhọc.
Kỳ tích bên sông Quỳ Hợp Khi cơn bão số 7 còn ngoài Biển Đông, từ Hà Nội, chúng tôi lên đường, vượt gần 400km rồi qua rất nhiều chốt kiểm soát phòng, chống dịch của các tỉnh, các huyện đế đến Trường THPT Quỳ Hợp 2 (Quỳ Hợp, Nghệ An). Tại đây, chúng tôi gặp được những thầy giáo, cô giáo và cả những em học sinh tiêu...