Độc chiêu ăn tất niên của sinh viên nghèo
Đến cuối năm, thanh toán hết tiền trọ, đặt cọc sẵn tiền phòng cho tháng Tết, tiền tàu xe…, sinh viên rơi vào tình trạng nhẵn túi. Tuy vậy, một buổi liên hoan tất niên vui vẻ cùng cả lớp hoặc các chiến hữu thì không thể bỏ qua.
Trong cái “nghèo” ấy, sinh viên đã nghĩ ra nhiều chiêu độc để giảm bớt chi phí cho những bữa tiệc tất niên.
Xôn xao bàn tán chuyện tất niên
Những buổi học cuối năm, không khí giảng đường các trường Cao đẳng, Đại học cũng sôi nổi hơn. Ngoài việc trao đổi những dự định Tết thì dân tình cũng xôn xao bàn bạc cho buổi liên hoan cuối năm.
Tiền “cạn” nên mức tiền đóng góp, cách thức, địa điểm liên hoan… đều được sinh viên chọn lựa rất kỹ càng nhằm tiết kiệm tối đa chi phí.
N. Hân (Học viện Hành chính) chia sẻ: “Cuối năm, cả lớp định tụ tập đi liên hoan nhưng bạn nào cũng hết tiền. Có bạn chỉ còn vài chục nghìn sống tạm mấy hôm đợi nghỉ học là về quê luôn. Có bạn còn không đủ tiền mau vé tàu về quê….
Lúc đầu, ban cán sự lớp dự tính mỗi bạn đóng 100 nghìn nhưng thấy tình hình “bi đát” quá nên đã giảm xuống 50 nghìn, phần còn thiếu thì trích quỹ lớp. Mọi người cũng bàn tán sôi nổi nhưng đến khi chốt danh sách cũng chỉ được tầm hai chục bạn tham gia”.
Liên hoan trong những ngày thời tiết lạnh giá, lẩu trở thành món ăn được lựa chọn nhiều nhất. Mức giá sàn trung bình cho một nồi lẩu đặt tại quán dao động từ 120 đến 200 nghìn/nồi. Giá cả hợp lý, chỉ cần tụ tập đến ăn uống hò hét, cả lớp dường như cũng đoàn kết hơn khi cùng nhau tụ họp bên nồi lẩu.
Tuy vậy, hiện nay, nhiều sinh viên lại thích tự nấu tiệc liên hoan hơn. So với cách đặt lẩu ở hàng quán thì mỗi nồi lẩu tự làm, sinh viên cũng có thể tiết kiệm khoảng 50 nghìn/1 nồi. Hơn nữa, tự tổ chức tất niên, sinh viên có thể ăn no, “chém gió” thoải mái mà không lo “thòm thèm”, bị đói hoặc phải nói năng tế nhị như ở các hàng quán.
Hưng (Đại học Công nghiệp Hà Nội) nhớ lại: “Hôm vừa rồi, chúng tớ tự nấu lẩu để liên hoan. Lớp tớ có 90 bạn nhưng khi liên hoan thì chỉ có 18 đứa chơi thân thân với nhau tụ tập. Lẩu của chúng tớ là dạng thập cẩm, vừa gà vừa bò luôn. Mỗi bạn chỉ cần đóng 50 nghìn là đã có một bữa liên hoan ra trò. Cả 18 đứa tụ trong cái phòng của tớ, tuy hơi chật nhưng mỗi người một công một việc, nói chuyện rôm rả nên vui lắm. Ngồi vui vẻ từ 8h đến 10h tối thì tiệc tan để các bạn nhà nào về nhà ấy, tránh giờ “giới nghiêm” của các chủ trọ”.
Video đang HOT
Dù nghèo nhưng sinh viên vẫn cố gắng tiết kiệm để có thể có một bữa tất niên rộn ràng với bạn bè trước khi về nghỉ Tết
Ngoài những bữa tiệc tự nấu, sinh viên còn nghĩ ra những cách thức liên hoan khác nhẹ nhàng và thú vị không kém như mua đồ ăn nhẹ, tất cả tập trung ở một địa điểm rộng rãi, thuận đường cho các thành viên rồi cùng nhau ăn uống.
Ăn xong, mọi người có thể đi chơi để tăng thêm không khí vui vẻ. Mặc dù hơi rét nhưng những buổi liên hoan cũng là buổi dạo chơi một vòng Hà Nội khiến nhiều bạn tỏ ra rất thích thú.
Bắp ngô cũng phải chia đôi
Sau khi huy động cả lớp 30 người đi liên hoan, nhưng chỉ có gần 20 người đồng ý tham gia, cộng với số tiền đóng góp chẳng đáng bao nhiêu, sinh viên lớp báo K28 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) vẫn quyết định thẳng tiến tới quán lẩu dê nằm trên đường Kim Mã. Chi phí cho bữa lẩu đều được tính toán sát sao nhất sao cho tiền ít mà vẫn có dư để đi tiếp ca 2.
Để tiết kiệm tối đa số tiền góp được nên trước khi xuất phát, cả lớp đã đồng ý là sẽ không sử dụng khăn lạnh (4.000 đ/chiếc), đồng thời thủ sẵn hai chai nước ngọt cỡ lớn mang từ trường đi. Một nồi lẩu thông thường chỉ ngồi 4 người, nhưng với số lượng đông nên mỗi nồi lẩu có tới hẳn 6 người. Dù không được bữa lẩu no nê nhưng cả lớp đã có buổi liên hoan thú vị.
Cũng nhờ tính toán trước, nên sau bữa lẩu, cả lớp vẫn còn dư tiền và tiếp tục có bữa ngô nướng.
T.Thùy (thành viên lớp) nói: “Đi ăn ngô nướng nhưng bị hét giá lên tới 6.000đ/1 bắp nhỏ nên không đủ tiền để mỗi người ăn một bắp. Phương án cuối cùng được đưa ra là một bắp ngô chia hai đứa khiến chị bán nước và mấy vị khách cũng phì cười vì sinh viên “đói kém”.
Nhóm của Hoài (Đại học Kinh tế – ĐH QGHN) cũng đã có buổi tất niên vui vẻ trước khi lui về nghỉ Tết. Cô bạn này hồ hởi chia sẻ về bữa liên hoan: “Cả đám đóng tiền tụ tập ăn uống, về sau cũng thiếu hụt túi bụi nhưng cuối cùng các bạn nam ga lăng đứng ra chi trả giùm nên sau buổi liên hoan ai ra về mặt mày cũng hớn hở”.
Còn lớp của Vĩnh An (Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) để tránh “viêm màng túi” trước khi nghỉ Tết, cả lớp đã kịp tổ chức một buổi liên hoan trước khi lên đường thực tập vừa để đón Tết sớm, vừa để chúc tụng nhau gặp nhiều thuận lợi khi thực tập.
Những buổi liên hoan cuối năm thế này, vừa giúp sinh viên vui vẻ về quê ăn Tết vừa tạo ra không khí đoàn kết cho cả lớp và lưu lại những khoảng khắc đáng nhớ thời sinh viên.
Tuy nhiên, trong những buổi tiệc này, các bạn cũng nên kiềm chế để không bị say xỉn, làm mất đi ý nghĩa tích cực của bữa tiệc. Bởi nếu cứ tiếp diễn tình trạng rượu chè, “đi dễ khó về” thì sẽ chẳng còn ai thiết tha với những lần liên hoan tất niên nữa.
Theo Vietnamnet
Rộn rã như lớp học... cuối năm của teen
Chỉ còn độ 1 tuần nữa là các bạn học sinh sẽ được nghỉ Tết, chẳng vậy mà không khí lớp học của các trường, nhất là khối THPT cũng rộn rã và có hơi hướng xuân về lắm ý!
Rộn như lớp học cuối năm
Trước kia, chỉ có dịp lễ Noel thì các teen nhà mình mới hay "bày nhiều trò", còn Tết thì thường "trầm lắng" hơn một chút, bởi nó có gì đó thiên về gia đình hơn. Thế nhưng thời gian gần đây, các teen nhà mình ngày càng rộn rã và háo hức hơn khi chào đón Tết.
Nơi nơi đều có không khí xuân về, đặc biệt, các lớp học thì xôn xao hơn hẳn. Xôn xao ở đây, không chỉ bởi các câu chuyện, câu hỏi của các bạn học sinh và giáo viên về Tết mà còn bởi trong chính suy nghĩ và tiếng cười đùa trong lớp học. Lặng nghe, sẽ thấy nhiều vấn đề mà các bạn học sinh háo hức bàn tới. Cụ thể như việc sẽ đón Tết ở đâu, Tết sẽ đi chơi những đâu, cả kế hoạch sẽ "xử lí" món tiền lì xì như thế nào, Tết này sẽ qua nhà thầy cô chơi vào ngày mấy...
Thảo Lan (học sinh lớp 12, trường Nguyễn Hiền) chia sẻ: "Năm nay trường tớ được nghỉ Tết đến 2 tuần, mọi người ai cũng vui cả. Nhất là học trò 12 như chúng tớ. Lũ bạn tớ đang bàn nhau xem Tết này qua nhà thầy cô nào"đánh chén", tận hưởng hết không khí Tết năm cuối cùng còn ở bên nhau. Sáng bàn trên lớp, tối lên mạng cũng bàn, không khí Tết thật nhộn nhịp".
Không khí Tết còn rộ lên trong các lớp học bởi những món đồ ăn Tết như hột dưa, bánh mứt, kẹo Tết đã tràn lan. Ngày nào vào lớp, các teen nữ cũng tranh thủ giờ nghỉ, vừa cắn hột dưa, vừa... bàn chuyện. Sau giờ học, thì lại có tiếng gọi à ơi, rủ rê nhau đi sắm sanh đồ Tết. Không chỉ các cô nàng điệu đà mới thế, cả những anh chàng cũng thích làm mới mình hơn khi... xuân về.
Bên cạnh cái vui cũng có cái... buồn
Tết đến, vui không hết, nhưng bên cạnh đó, cũng có những câu chuyện không mấy vui. Đầu tiên phải nói đến việc sắm sanh quá độ cho tết của nhiều bạn để làm mới mình. Mua sắm một vài món đã đành, nhiều bạn lao vào các cuộc sắm sanh hàng hiệu cao cấp. Nhiều anh chàng "cắn răng" mượn tiền, để sắm đồ Tết cho người yêu và cả mua quà Tết cho gia đình người yêu.
Hữu Phước (sn1990) chia sẻ: "Bạn gái tớ chẳng đòi, nhưng Tết đến, cũng muốn tranh thủ dịp làm nàng vui bằng vài món quà Tết. Muốn tranh thủ luôn cơ hội lấy lòng bố mẹ vợ nên cũng định sắm... vài chai rượu Tây, biết thể nào cũng hết tiền nên tớ đã để dành trước. Ấy thế mà cũng... không đủ. Lo nhất là vài hôm bữa Tết, lớn rồi cũng phải lì xì cho mấy đứa em trong nhà, em người yêu, họ hàng cháu chắt 2 bên. Chắc đầu năm đã... đổ nợ".
Không chỉ lo chuyện quà cáp, nhiều bạn cuối năm còn lo kiêng cữ, dị đoan, đi xem thầy bói, khiến tốn tiền vô kể. Bên cạnh đó, là chuyện bận rộn vui Tết, nên việc học hành có chiều hướng đi xuống, mặc dù kiểm tra trước khi nghỉ trong thời điểm này vẫn cứ diễn ra liên tục.
Các lớp học chất lượng cũng đi xuống, bởi nhiểu bạn mải mê bàn bạc, nói chuyện liên miên không có điểm dừng. Sau giờ học, các phòng học đầy những mạnh giấy xe nhỏ, bàn đầy chữ, nháp đầy chữ, nhưng chẳng phải "thành quả" của việc học, mà việc tranh thủ nói chuyện, lén lút thầy cô trong giờ học.
Thức ăn nhiều bạn mang vào, nhất là hột dưa, vỏ bánh kẹo cũng cứ thể ăn xong xả thẳng vào hộc bàn. Chẳng ai dọn mà chỉ thi nhau xả vì... buổi chiều có lớp khác nó đến học nó dọn? Cuối cùng là tình trạng thức đêm của các teen tăng rọ rệt, nguyên nhân là.... tám trên mạng? Hậu quả là sáng các teen cứ thi nhau đi học muộn, chất lượng học tập giảm hẳn mà thầy cô cũng chẳng vui lòng.
Thay lời kết
Năm hết, tết đến, các teen vui đón Tết cũng là điều khó tránh. Nhưng tại sao không tranh thủ tránh việc bị điểm kém, thầy cô phiền lòng khi xuân sắp sang luôn nhỉ. Đầu năm đầu tháng, không nên để vướng vào những chuyện nợ nần phức tập hay học hành sa sút. Hãy cân đối là cuộc sống của bạn, đừng để mới đầu năm đã gặp những chuyện không hay nhé!
Theo PLXH
Học và Tết - Nỗi lo "song hành" của teen 12 Tết đến cũng là lúc teen 12 phải đối mặt với nỗi lo lắng, băn khoăn nhất. Và nỗi lo ấy là gì, chúng mình hãy cùng tìm hiểu nhé! Tại thời điểm này, chắc hẳn teen nào cũng đã tạm "dẹp" việc học tập sang một bên và lập ra nhiều kế hoạch để vui chơi, giải trí trong Tết. Đi chơi...