Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận Trung Nguyên lại có xu hướng đi ngang
Theo số liệu của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Trung Nguyên duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2009 – 2013. Những năm sau đó, doanh thu của tập đoàn này vẫn tăng nhưng lợi nhuận đã bắt đầu xu hướng đi ngang.
Hình minh họa
Báo cáo tài chính năm 2018 của Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (TNG) cho thấy doanh thu của tập đoàn này đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2017. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của Trung Nguyên bất ngờ giảm gần 50%, chỉ còn 347 tỷ so với mức gần 681 tỷ đồng năm 2017.
Hiệu suất hoạt động kinh doanh được cho là nguyên dân dẫn đến lợi nhuận trước thuế của Trung Nguyên giảm gần 50% so với năm 2017. Cụ thể, hiệu suất hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên đã giảm liên tục trong 3 năm gần nhất. Biên lợi nhuận gộp từ mức 37,4% năm 2016, giảm xuống 34% năm 2017 và đến năm 2018 chỉ còn 27,9%.
Điều đáng nói là hiệu suất kinh doanh của tập đoàn này giảm liên tục trong 3 năm liên tiếp, nhưng các khoản chi phí của Trung Nguyên đều tăng, đứng đầu là chi phí bán hàng. Số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp này cho biết, Trung Nguyên chi ra gần 725 tỷ đồng cho khoản mục này năm 2018, tăng 19% cùng kỳ và chiếm quá nửa lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh.
Báo cáo tài chính cũng cho thấy, trong khi công ty mẹ giảm lợi nhuận thì các công ty con (các công ty thành viên) lại hoạt động và tăng trưởng tốt.
Video đang HOT
Cụ thể trong số đó là Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên và Công ty cà phê Trung Nguyên đạt doanh thu lần lượt 134 tỷ và 1.481 tỷ đồng, tăng lần lượt 36% và 28% so với cùng kỳ 2017. Lợi nhuận của hai công ty thành viên này đều tăng hai chữ số.
Tính đến cuối năm 2018, TNG có tổng tài sản hơn 6.000 tỷ đồng với lợi nhuận chưa phân phối gần 1.900 tỷ. Trong khi đó, hai công ty thành viên có tổng tài sản lần lượt là 483 tỷ và 1.002 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2018 là hơn 600 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo số liệu của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Trung Nguyên duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2009 – 2013. Tuy nhiên, những năm sau đó, doanh thu của tập đoàn này vẫn tăng nhưng lợi nhuận thì bắt đầu xu hướng đi ngang.
Nếu loại trừ khoản đột biến năm 2014 do chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ, về cơ bản lợi nhuận của Trung Nguyên giữ trong khoảng 700 – 800 tỷ đồng mỗi năm, mức chênh lệch giữa các năm trên dưới 10%. Tuy nhiên đến năm 2018, lợi nhuận của doanh nghiệp này bất ngờ giảm hơn 50% so với giai đoạn trước./.
Thành Trung (t/h)
Theo toquoc.vn
Cổ đông Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) "thúc" dự án nghìn tỷ
ại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (mã VSH) đã thông qua phương án huy động vốn để nâng tổng mức đầu tư Dự án Thủy điện Thượng Kontum lên hơn 9.000 tỷ đồng. Cổ đông tiếp tục "thúc" tiến độ dự án với hy vọng cuối năm nay, Nhà máy sẽ đi vào hoạt động.
Ngày 4/6/2019, Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đã tổ chức ại hội đồng cổ đông thường niên 2019, thông qua phương án huy động vốn bổ sung cho Dự án Thủy điện Thượng Kontum. Có 20 cổ đông tham gia, đại diện 185.949.463 cổ phần, đạt tỷ lệ 90,16% vốn điều lệ.
ây là dự án được cổ đông đặc biệt quan tâm vì tác động của vụ kiện với nhà thầu Trung Quốc khiến tiến độ thi công chậm trễ và tổng mức đầu tư tăng gần gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Dự án bắt đầu thi công từ năm 2009, với giá trị phê duyệt 5.744 tỷ đồng. ến nay, tuy đã bước vào giai đoạn cuối nhưng tình hình vốn gặp rất nhiều khó khăn, VSH nhiều lần phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Năm 2015, HQT Công ty phê duyệt tăng mức đầu tư lên 7.407 tỷ đồng, nhưng quá trình thực hiện tiếp tục phát sinh các chi phí như biến động giá, khối lượng thi công tăng... Do đó, trong tờ trình năm 2019, HQT của VSH xin ại hội đồng cổ đông hiệu chỉnh, bổ sung giá trị tổng mức đầu tư là 9.428 tỷ đồng.
Cổ đông có ý kiến cho rằng, đây là dự án khó khăn về địa chất, với điều kiện thi công khắc nghiệt, gần như toàn bộ các hạng mục tuyến năng lượng và nhà máy đều là công trình ngầm. Có nhiều hạng mục bổ sung và phát sinh so với thiết kế ban đầu, Dự án cần nguồn đầu tư lớn, quá trình thi công gặp địa chất bất lợi và sự cố dẫn đến thời gian thi công kéo dài, tổng mức đầu tư tăng cao làm giảm hiệu quả dự án. ến nay chỉ còn lại 249 m là thông hầm nhưng tình hình vốn đang rất khó khăn.
Bên cạnh đó, nếu không thanh toán cho nhà thầu, Dự án sẽ tiếp tục đình trệ. Vì vậy, cổ đông đề nghị HQT, Ban điều hành Công ty xây dựng chi tiết, cụ thể tiến độ thi công và giải ngân của từng hạng mục; kiểm soát tiến độ hàng ngày để đạt kế hoạch thông hầm, gia cố hoàn thiện trước 15/9/2019, tích nước trước ngày 15/10/2019, chạy máy tháng 12/2019.
ể huy động vốn cho dự án, HQT, Ban điều hành VSH đã có tờ trình, ủy quyền cho HQT phê duyệt với điều kiện 100% thành viên HQT đồng ý, thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để đảm bảo vay thương mại và phát hành trái phiếu doanh nghiệp tối đa 1.257 tỷ đồng. Trong trường hợp các tổ chức tín dụng yêu cầu VSH buộc phải có vốn đối ứng thì HQT được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ tối đa 10% vốn điều lệ tương đương 200 tỷ đồng mệnh giá sau khi đã chuyển đổi thành cổ phiếu để làm vốn đối ứng.
Lãnh đạo Công ty cho biết, Ban điều hành sẽ làm việc với công ty thẩm định giá Nhà máy Vĩnh Sơn; về vốn vay thương mại sẽ làm việc với Ngân hàng HDBank, BIDV, Vietcombank để hoàn thiện các thủ tục, điều kiện pháp lý, đồng thời làm việc với các bên tư vấn lập phương án phát hành trái phiếu. ại hội đã thông qua phương án trên với tỷ lệ nhất trí đạt 99,46%.
Liên quan đến vụ kiện với nhà thầu Trung Quốc, lãnh đạo VSH thừa nhận đây là vụ kiện rất phức tạp. HQT và Ban điều hành đã và đang làm việc với luật sư nhằm bổ sung chứng cứ và hoàn thiện các thủ tục cho vụ kiện.
Theo Báo cáo tài chính năm 2018 đã kiểm toán của VSH, Công ty đạt tổng doanh thu hơn 597 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 342 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 306 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 14,85%, tổng nguồn vốn là 7.960 tỷ đồng, vốn điều lệ 2.062 tỷ đồng.
VSH đặt kế hoạch năm 2019 với ước tính sản lượng điện sản xuất đạt 607 triệu Kwh, điện thương phẩm 600 triệu Kwh, doanh thu 441 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 207 tỷ đồng, sau thuế 187 tỷ đồng.
áng chú ý, Báo cáo tài chính năm 2018 cho thấy, số nợ phải trả của VSH là hơn 4.965 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 436 tỷ đồng, nợ dài hạn 4.529 tỷ đồng.
Đại hội đồng cổ đông VSH thông qua việc miễn nhiệm ông Phan Hồng Quân, Nguyễn Xuân Quang - thành viên HĐQT và ông Vũ Hồng Đăng, bà Vũ Phương Thảo - thành viên Ban kiểm soát. Đại hội đã bỏ phiếu bầu thành viên HĐQT, Ban kiểm soát cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Cổ đông CTCP Cơ điện lạnh, sở hữu 21,01% cổ phần đề cử ông Nguyễn Quang Quyền. HĐQT đương nhiệm đề cử ông Nguyễn Thanh Hải vào vị trí thành viên HĐQT độc lập. Tổng công ty phát điện 3 - CTCP, sở hữu 30,55% cổ phần đề cử ông Lê Quang Toản là thành viên Ban kiểm soát. Đại hội biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp bầu dồn phiếu và kết quả là những cá nhân trên đã trúng cử.
ỗ Mến
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nới room tín dụng, ngân hàng đã có "lối mở" Chỉ sau 4 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đã dùng quá nửa room tăng trưởng tín dụng được phép cả năm. Mức tăng trưởng tín dụng do NHNN giao đang ở mức thấp hơn kỳ vọng của nhiều ngân hàng. Dư địa tăng trưởng thu nhập lãi cận biên (NIM) trở nên hạn chế, cũng như các nguồn thu nhập không thường...