Doanh số Suzuki Ertiga mới tụt dốc không phanh tại Việt Nam
Báo cáo doanh thu tháng 8/2020, Suzuki Ertiga mới chỉ bán ra đuọc 183 xe, giảm hơn 200% doanh số bán hàng so với tháng trước đó. Nguyên nhân dẫn đến doanh số “bết bát” bởi nguồn linh phụ kiện thay thế ít.
Cụ thể, tháng 8/2020, doanh số Suzuki Ertiga chỉ bán ra 183 xe, trong khi tháng trước đó doanh số mẫu xe này lên tới 552 chiếc. Như vậy mức sụt giảm doanh số tháng 8 so với tháng 7 được ghi nhận ở mức hơn 200%. Theo nhận định, sự sụt giảm doanh số của mẫu xe này có thể xuất phát từ thông tin các mẫu xe Suzuki tại Việt Nam không được cung cấp đủ linh kiện, phụ tùng để sửa chữa cho khách hàng.
Cuối tháng 8/2020 một số tờ báo đã có loạt bài phản ánh việc chiếc Suzuki Ertiga tại Cà Mau bị tai nạn nằm lại tại đại lý khoảng 9 tháng do hãng không có phụ tùng sửa chữa. Phía gara Suzuki Ngọc Anh (cơ sở bảo hành bảo dưỡng chính hãng của Suzuki Việt Nam tại Cần Thơ, nơi tiếp nhận sửa chữa chiếc Ertiga tai nạn nói trên) nêu lý do sửa chữa kéo dài là do đại dịch Covid-19 nên không có vật tư nên chiếc xe bị sửa chữa cầm chừng gần 9 tháng mà chưa xong.
Suzuki Ertiga nằm chờ linh kiện vật tư thay thế sau 9 tháng tại xưởng, đã được hãng xe mua lại với giá 500 triệu đồng.
Theo cách nhìn khách quan thì, việc sửa chữa một chiếc xe mới sản xuất đời 2019 mà để kéo dài như vậy nhiều khả năng là hãng đang quá khan hiếm vật tư phụ tùng, cũng có thể do số lượng xe bán ra ít ỏi nên việc đầu tư linh kiện dòng xe này không được đại lý chú trọng, khi gặp trường hợp chiếc xe bị tai nạn nặng thì đại lý phải tháo kiểm tra tất cả các linh kiện cần thay rồi mới đặt hàng nên sẽ tốn nhiều thời gian.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo phòng Chất lượng xe cơ giới (VAQ), Cục Đăng kiểm Việt Nam cho hay, theo quy định tại Nghị định 116/2017 (quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô) và các thông tư hướng dẫn, cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô như đại lý này phải có cam kết về việc được chính hãng cung cấp đủ phụ tùng phụ kiện xe ô tô. Đây là quy định bắt buộc. Nếu gara thuộc đại lý ủy quyền mà không có đủ vật tư phụ tùng thì có thể bị rút giấy phép thực hiện phần dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng theo quy định.
Suzuki Ertiga lăn bánh chưa đến 1.000km tại thời điểm bị tai nạn.
Đối với nhà sản xuất, theo các quy định hiện nay cũng phải cung cấp đầy đủ các linh phụ kiện cho các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng chính hãng. Vì vậy, Cục sẽ cho kiểm tra và yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu báo cáo. Nếu không đáp ứng được sẽ có biện pháp xử lý. Chế tài cao nhất có thể thu hồi giấy phép nhập khẩu ôtô.
Quay lại vụ việc chiếc xe Suzuki Ertiga nằm chờ linh kiện vật tư thay thế sau 9 tháng tại xưởng, đã được hãng xe mua lại với giá 500 triệu đồng. Mặc dù chiếc Suzuki Ertiga lăn bánh chưa đến 1.000km tới thời điểm bị tai nạn. Điều này làm giảm sút rất nhiều lòng tin của những khách hàng quan tâm đến dòng xe này.
Khách hàng quay lưng với Suzuki Ertiga do thiếu phụ tùng sửa chữa?
Tháng 8/2020, Suzuki Ertiga chỉ bán ra 183 xe, giảm hơn 200% doanh số bán hàng so với tháng trước đó.
Doanh số Suzuki Ertiga tháng 8/2020 sụt giảm hơn 200% so với tháng trước đó
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa có báo cáo sơ bộ doanh số các thành viên. Đáng chú ý, mẫu xe đang vướng phải lùm xùm lớn nhất hiện nay là Ertiga ghi nhận mức sụt giảm doanh số mạnh.
Cụ thể, tháng 8/2020, Suzuki Ertiga chỉ bán ra 183 xe, trong khi tháng trước đó doanh số mẫu xe này lên tới 552 chiếc. Như vậy mức sụt giảm doanh số tháng 8 so với tháng 7 được ghi nhận ở mức hơn 200%. Theo nhận định, sự sụt giảm doanh số của mẫu xe này có thể xuất phát từ thông tin các mẫu xe Suzuki tại Việt Nam không được cung cấp đủ linh kiện, phụ tùng để sửa chữa cho khách hàng.
Trước đó Báo Giao thông đã có loạt bài phản ánh việc chiếc Suzuki Ertiga tại Cà Mau bị tai nạn nằm lại tại đại lý khoảng 9 tháng do hãng không có phụ tùng sửa chữa. Phía gara Suzuki Ngọc Anh (cơ sở bảo hành bảo dưỡng chính hãng của Suzuki Việt Nam, nơi tiếp nhận sửa chữa chiếc Ertiga tai nạn nói trên) nêu lý do sửa chữa kéo dài là do đại dịch Covid-19 nên không có vật tư.
Tuy nhiên theo nhận định, việc sửa chữa một chiếc xe mới sản xuất đời 2019 mà để kéo dài như vậy nhiều khả năng là hãng đang quá khan hiếm vật tư phụ tùng, cũng có thể do số lượng xe bán ra ít ỏi nên lượng vật tư nhập về không đủ để "setup" lại một chiếc xe gần như mới.
Chiếc xe Suzuki Ertiga bị tháo tung chờ linh kiện phụ tùng sửa chữa
Trao đổi với phóng viên Báo Giao thông, lãnh đạo phòng Chất lượng xe cơ giới (VAQ), Cục Đăng kiểm Việt Nam cho hay, theo quy định tại Nghị định 116/2017 (quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô) và các thông tư hướng dẫn, cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô như đại lý này phải có cam kết về việc được chính hãng cung cấp đủ phụ tùng phụ kiện xe ô tô. Đây là quy định bắt buộc. Nếu gara không có đủ vật tư phụ tùng thì có thể bị rút giấy phép thực hiện phần dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng theo quy định.
Đối với nhà sản xuất, theo các quy định hiện nay cũng phải cung cấp đầy đủ các linh phụ kiện cho các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng chính hãng. Vì vậy, Cục sẽ cho kiểm tra và yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu báo cáo. Nếu không đáp ứng được sẽ có biện pháp xử lý. Chế tài cao nhất có thể thu hồi giấy phép nhập khẩu ô tô.
Cuối cùng, sau loạt bài phản ánh của Báo Giao thông, sau 9 tháng nằm xưởng chờ vật tư thay thế, chiếc Suzuki Ertiga lăn bánh chưa đến 1.000km bị tai nạn kể trên đã được hãng xe mua lại với giá 500 triệu đồng.
Suzuki Việt Nam không đủ phụ tùng sửa chữa xe? Không đủ phụ tùng để thay và báo giá sửa chữa "trên trời" khiến không ít người tiêu dùng trong nước đang dần mất niềm tin vào Suzuki Việt Nam. Suzuki Việt Nam không đủ phụ tùng sửa chữa xe? Thời gian gần đây, khá nhiều khách hàng trong nước "ngán ngẩm" trước dịch vụ bảo hành, sửa chữa sau bán hàng của...