Doanh số sụt giảm, Apple vẫn ‘ngồi trên đầu’ đối thủ
Doanh số phần cứng liên tục giảm, iPhone không còn “bá chủ thiên hạ”, các sản phẩm khác như iPad, Mac cũng ì ạch không kém, nhưng Apple vẫn sống khỏe và trên cơ nhiều đối thủ khác.
Apple dưới thời Tim Cook vẫn sống rất khỏe.
Nếu chỉ nhìn vào kết quả kinh doanh quý gần đây của Apple, bạn sẽ thấy bức tranh khá ảm đạm. Doanh thu của hãng giảm 15%, và lần đầu tiên kể từ năm 2002, Apple có 2 quý trượt dốc liên tiếp. Doanh số máy Mac, iPad và iPhone cũng khá ảm đạm so với kết quả kinh doanh năm ngoái.
Riêng doanh số iPhone giảm tới 23% trong khi sản phẩm này chiếm tới 2/3 doanh thu của cả Apple. Tệ hơn, hãng dự báo doanh thu quý tới sẽ tiếp tục giảm chứ chưa thể lấy lại đà tăng trưởng.
Có thể nhiều người nghĩ rằng Apple đã qua thời đỉnh cao, sức sáng tạo đã hết, và rằng thời hoàng kim của táo khuyết không còn nữa nhưng thực tế không phải vậy.
Mặc dù giảm mạnh về doanh số phần cứng, trong đó cả phần dịch vụ, nhưng tăng trưởng quý của Apple vẫn khá vững chắc với doanh thu 42 tỉ USD và lợi nhuận mới 7,8 tỉ USD. Hãng này đang dành ra 250 tỉ USD cho mảng R&D, mua bán – sáp nhập và các quỹ đầu tư khác.
Hệ sinh thái Apple đang mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Tuy nhiên, cũng phải công nhận thực tế rằng doanh thu iPhone giảm trong hai quý liên tiếp đã gây ra nhiều lo lắng cho Apple mặc dù nó diễn ra trong bối cảnh nhu cầu mua mới PC, máy tính bảng và smartphone toàn cầu giảm.
iPhone vẫn là nguồn thu lớn nhất của Apple, chiếm tới 24 tỉ USD trong số 42,4 tỉ USD doanh thu quý 3 năm ngân sách 2016. Khá ngạc nhiên khi phần dịch vụ của Apple lại tăng cao (tăng 19%), mang lại doanh thu đứng thứ hai với 6 tỉ USD.
Apple đã bán được hơn 1 tỉ chiếc iPhone.
Tiếp đến là máy Mac với doanh thu 5,2 tỉ USD, iPad – 4,9 tỉ USD và các dịch vụ – sản phẩm khác (bao gồm cả Apple TV và Apple Watch) – 2,2 tỉ USD. Liên tiếp hai quý vừa qua, CEO Tim Cook kêu gọi tập trung nhiều hơn vào mảng dịch vụ, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Apple Services như động lực tăng trưởng mới của toàn công ty.
Trong quý 3 vừa qua, mảng dịch vụ chiếm tới 14% tổng doanh thu của Apple, tăng 10% so với năm ngoái. Chỉ trong 12 tháng vừa qua, phần dịch vụ đã mang lại 23 tỉ USD, và chỉ tính riêng trong quý vừa rồi là 6 tỉ USD. Tim Cook nói rằng quy mô của riêng bộ phận dịch vụ (Apple Services) có thể sánh ngang với công ty trong danh sách Fortune 100 vào năm tới.
Kỳ vọng iPhone mới
Nhiều nhà quan sát từng cho rằng doanh số iPhone đã đạt đỉnh, có nghĩa là không thể tăng thêm nữa. Thực tế, lượng cầu iPhone đã giảm liên tục trong hai quý gần đây. Tuy nhiên, nhận định này có thể không đúng với mẫu iPhone mới (iPhone 7) sẽ ra mắt trong mùa thu này (tháng 9).
Video đang HOT
Concept thiết kế iPhone 7 mới.
Fan của Quả táo đang kỳ vọng về iPhone 7. Mẫu smartphone mới được cho sẽ có thiết kế cách tân với sức mạnh phần cứng tốt hơn: màn hình nét hơn, camera tốt hơn, chip nhanh hơn, bộ nhớ lớn hơn và có thể thêm một vài tính năng mới mà phiên bản iPhone hiện tại không có.
Tuy nhiên, rất có khả năng Apple sẽ đợi tới mùa thu năm sau mới ra mắt thiết kế iPhone hoàn toàn mới. Phỏng đoán này rất có cơ sở vì thời điểm đó sẽ trùng với lễ kỷ niệm 10 năm ra mắt iPhone. Chắc chắn Apple phải làm gì đó thật lớn, thật hoành tráng và không có gì ấn tượng hơn bằng việc cách tân sản phẩm để người dùng lại một lần nữa “chết mê chết mệt” thương hiệu điện thoại Quả táo.
Những mẫu iPhone gần đây tuy có một số cải tiến nhưng vẫn chưa làm người dùng hài lòng. Cái họ muốn là một thiết kế hoàn toàn mới có thể làm nức lòng các fan hâm mộ. Trước khi ra mắt iPhone 6 cách đây 2 năm, Apple đã giữ nguyên thiết kế 3,5 inch và 4 inch trong suốt 6 năm. Và điều này đã bị người dùng phàn nàn rất nhiều.
Tim Cook đang dồn nguồn lực vào mảng dịch vụ, “gà đẻ trứng vàng” mới của Apple.
Thế nên khi chiếc iPhone 6 xuất hiện với màn hình 5 inch và 5,5 inch, ngay lập tức nhu cầu mua sắm tăng vọt. Sau hai năm iPhone 6 và iPhone 6 Plus có mặt trên thị trường, Apple đã bán được 74 triệu chiếc – đạt mốc kỷ lục cả doanh thu lẫn sản phẩm.
Chưa biết liệu Apple có gây tiếng vang lớn với iPhone 7 hay không nhưng thực tế cho thấy mỗi năm lại có hàng triệu người dùng hiện tại và người dùng mới sắm iPhone. Và đây chính là nhân tố đảm bảo cho thành công và tương lai của Apple.
Ngoài việc ngày càng có nhiều người dùng iPhone, khoảng thời gian sử dụng các ứng dụng và dịch vụ Apple cũng tăng lên đáng kể. Đây cũng là một trong những lý do giúp Apple tiếp tục lớn mạnh. Apple biết rất rõ điều này bởi khi người dùng đã “nghiện” iPhone thì không có lý do gì họ lại không sử dụng hệ sinh thái và dịch vụ của Apple.
Apple còn nhiều sản phẩm bí mật chưa ra mắt.
Tính tới thời điểm này, Apple đã bán được hơn 1 tỉ chiếc iPhone và đang có hàng trăm triệu người dùng iPad và máy Mac. Với độ phủ sóng lớn như thế nên việc người dùng gắn kết với hệ sinh thái Apple cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Khi đã gắn kết như thế, họ sẽ mua dịch vụ của Apple ngày càng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, Apple cũng có những sản phẩm khác có thể thúc đẩy doanh thu phần cứng và dịch vụ. Apple Watch là một trong số đó, kế đến là Apple TV. Ngoài ra, cũng có tin đồn về mẫu xe hơi của Apple. Dù sao thì Tim Cook cũng nói rằng hãng còn rất nhiều sản phẩm khác chưa ra mắt. Đó là những sản phẩm bí mật chưa từng được công bố từ trước tới nay.
Bấy nhiêu thôi cũng đủ đảm bảo sức nóng của Apple sẽ không bao giờ nguội lạnh. Tương lai của Apple đang rất tốt và người ta chưa thấy bất cứ đe dọa nào trên con đường phía trước.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Apple còn gì dưới triều đại Tim Cook?
Cái bóng quá lớn của người tiền nhiệm Steve Jobs khiến vị CEO kế nhiệm luôn chịu nhiều áp lực từ dư luận.
Ngày 24/8/2011, Tim Cook thay Steve Jobs trở thành CEO của Apple, mở đầu cho một triều đại mới.
Cook đã làm được gì sau ngần ấy năm?
Báo cáo doanh thu của Apple trong quý III vừa qua dù sụt giảm nhưng cũng vượt mức dự đoán của các nhà đầu tư phố Wall. Cổ phiếu tăng 7% giúp Apple giữ vững ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới.
Họ kiếm được lợi nhuận trong một quý nhiều hơn hầu hết các công ty làm trong một năm, theo Business Insider.
Nhưng cũng lúc này, doanh thu của Táo khuyết dần thu hẹp lại. Dù là iPhone hay bất cứ sản phẩm nào mà Apple kinh doanh, miếng bánh thị phần dần bé lại.
Họ đã không có một sản phẩm đột phá nào kể từ khi Tim Cook nắm quyền.
Nhưng cần công nhận rằng, Tim Cook là nhà kinh doanh tài ba. Khi ông nắm quyền điều hành, ngay lập tức giá cổ phiếu của Táo khuyết tăng vọt hơn 90%, từ 53 USD lên gần 100 USD mỗi đơn vị, có lúc chạm ngưỡng 125 USD. Đây là mức tăng mạnh mẽ nhất trong lịch sử Apple.
Giá trị cổ phiếu của Apple. Ảnh: Business Insider.
Lượng tiền mặt mà Apple nắm giữ cũng tăng gấp 3 lần, hiện tại đã đạt 230 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên, Apple trả cổ tức cho các cổ đông của mình. Điều này cho thấy, Cook rất biết cách làm tăng giá trị công ty.
Hiện tại, giá trị vốn hóa thị trường của Apple đứng đầu thế giới với con số 494,7 tỷ USD.
Mức cổ tức mà Apple trả cho các cổ đông qua các quý từng năm. Ảnh: Business Insider.
Tim Cook còn là nhà hoạt động xã hội tài ba. Các dự án bảo vệ môi trường, xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời, tuyên truyền sử dụng năng lượng sạch, bảo vệ sức khỏe, thậm chí các vấn đề nhân quyền của cộng đồng LGBT, đã giúp đánh bóng tên tuổi Apple, điều chưa từng có dưới thời Steve Jobs.
Tuy vậy, doanh thu của Apple ngày càng đi xuống trong 5 năm dưới triều đại Tim Cook. Nó bắt đầu tăng trưởng âm ở quý vừa qua.
Tăng trưởng hàng năm và doanh thu hàng quý của Apple. Ảnh: Business Insider.
Câu trả lời cho sự suy giảm này nằm ở các sản phẩm của họ như iPhone, iPad, Mac. Chúng ra đời mà không còn yếu tố bất ngờ, "one more thing" như cách mà Steve Jobs đã làm.
Quá mải mê với những hoạt động bên lề như marketing, chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường, nhất là sang Trung Quốc, Cook đã quên mất điều cốt lõi của một công ty chính là sản phẩm.
Duy trì sản phẩm cũ nhằm kiếm thật nhiều lợi nhuận, trong khi những thiết bị mới như Apple Watch lại không đáp ứng được nhiều kỳ vọng của giới công nghệ. Điều này khiến thị phần smartphone của Apple giảm gần 5% sau 5 năm.
Mặc dù vậy, số tiền chi cho nghiên cứu và phát triển của Apple trong quý III đã đạt mức 2,5 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất trong vòng bốn năm qua, chiếm đến 5,9% tổng doanh thu.
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Apple tính theo quý. Ảnh: Business Insider.
Chi phí cho nghiên cứu và phát triển tăng vọt trong bối cảnh Apple liên tục phải đối mặt với tình trạng sụt giảm doanh thu hàng quý.
Trong quý III, Apple công bố đạt mức doanh thu 42,3 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình hình kinh doanh xuống dốc tại tất cả thị trường, trừ Nhật Bản.
Tỷ lệ phần trăm chi phí cho nghiên cứu và phát triển theo doanh thu hàng quý. Ảnh: Business Insider.
Bảng cân đối doanh thu các mảng kinh doanh sản phẩm khác nhau từ năm 2011 đến nay, cho thấy Apple vẫn sống nhờ iPhone.
Các sản phẩm khác vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, thậm chí trong vài quý trở lại đây, tốc độ tăng trưởng mảng sản phẩm này đã bắt đầu sụt giảm nghiêm trọng. Apple vẫn chưa có bất kỳ một sản phẩm công nghệ mới nào trở thành cốt lõi, có thể thay thế iPhone.
Biểu đồ dưới đây cho thấy mức chi cho nghiên cứu và phát triển của Apple tiếp tục tăng ngay cả khi doanh thu bắt đầu sụt giảm.
Tăng trưởng doanh thu hàng quý so với tăng trưởng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Apple. Ảnh: Business Insider.
Cook từng nói về các khoản chi phí cho nghiên cứu và phát triển như thế này: "Có một lượng lớn ngân sách dành cho đầu tư và nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ chưa được công bố. Có rất nhiều thứ chúng tôi đang dự định ngoài các sản phẩm hiện tại".
Nhưng những sản phẩm đó là gì? Xe hơi, TV, tai nghe, thiết bị thực tế ảo hay nhà thông minh, tất cả đều đã được biết đến qua các bản báo cáo. Nhưng Apple không hề tiết lộ bất cứ điều gì. Họ thích giới thiệu những thứ chỉ khi đưa được nó đến tay người dùng.
Tim Cook vẫn cần có một sản phẩm đột phá để chứng minh tài năng của mình. Duy trì những thứ hiện có là chưa đủ, Apple cần phải tạo niềm tin cho các nhà đầu tư của họ. Nhưng có lẽ Cook cần tăng tốc, vì người dùng đã có dấu hiệu mất kiên nhẫn.
Đại Việt
Theo Zing
Apple nên bắt chước Samsung để hồi sinh iPhone Apple có thể bắt chước Samsung để tìm lại sức hút cho iPhone, vốn đang có đà giảm trong vài năm qua. Đầu năm nay, doanh số quý II của Apple tụt giảm sau gần 13 năm ở cả hai mặt hàng iPhone và iPad. CEO của hãng, Tim Cook gọi đó là quá trình "dừng tăng trưởng" và quý II là giai...