Doanh số smartphone Xiaomi giảm mạnh tại Đông Nam Á
Canalys vừa công bố dữ liệu về thị trường smartphone ở Đông Nam Á, cho biết công ty thua lỗ lớn nhất trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái là Xiaomi khi hãng giảm đến 34% doanh số.
Theo Neowin, theo sau Xiaomi là Realme (-22%) và vivo (-18%), nhưng Samsung đã làm tốt khi tăng doanh số lên 4%. Kể từ quý 4 năm ngoái, lượng xuất xưởng smartphone tại Đông Nam Á đã giảm 12% trong quý đầu tiên, và bây giờ là 7% nữa trong quý 2.
Xiaomi bị sụt giảm doanh số smartphone nhiều nhất tại Đông Nam Á trong quý 2/2022
Giống như phần còn lại của thế giới, các quốc gia trong khu vực cũng phải chịu những áp lực kinh tế vĩ mô như thiếu hụt năng lượng và lạm phát. Tất cả vẫn đang phục hồi sau đại dịch Covid-19. Canalys đã lấy dữ liệu của mình từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, còn thiếu Brunei, Myanmar và Timor-Leste.
Thảo luận về triển vọng thị trường smartphone trong khu vực, nhà phân tích Chiew Le Xuan của Canalys Research cho biết: “Nhu cầu về thiết bị 5G đã đi vào bế tắc. Các thiết bị 5G lần đầu tiên trải qua sự sụt giảm liên tiếp xuống 18% về tổng doanh số smartphone. Việc triển khai 5G tại các thị trường Đông Nam Á đang phát triển đã rất khó khăn, ưu tiên 5G đã giảm đi khi nhu cầu chuyển sang các khía cạnh thiết thực hơn của smartphone như tuổi thọ pin, bộ nhớ, tốc độ bộ xử lý và chất lượng máy ảnh. Lạm phát ngày càng tăng đã dẫn đến việc người tiêu dùng tìm kiếm các thiết bị có tuổi thọ cao hơn thay vì kém thực tế như 5G. Các ứng dụng thực tế của 5G vẫn chưa được chứng minh và đặc biệt là không cần thiết đối với các thiết bị tầm trung khi tốc độ 4G đủ để sử dụng hằng ngày”.
Video đang HOT
Samsung vẫn là thương hiệu hàng đầu tại thị trường Đông Nam Á
Các thương hiệu hàng đầu ở các quốc gia được khảo sát là Samsung, Oppo, Xiaomi, Vivo và Realme. Vào tháng trước, Canalys báo cáo khách hàng trên toàn thế giới đang chuyển hướng từ điện thoại tầm trung sang điện thoại cấp thấp khi ngân sách bị thắt chặt. Điều này cũng đúng đối với Đông Nam Á, nơi khách hàng đang chuyển dần khỏi các thiết bị trung – cao cấp khi họ phải cắt giảm chi tiêu. Mặt khác, Apple đang đi ngược lại xu hướng khi công ty tập trung vào các khu vực có xu hướng giàu hơn và lạm phát ít ảnh hưởng đến ngân sách, dẫn đến việc họ có thể tiếp tục mua sản phẩm của Apple.
Xiaomi đặt mục tiêu vượt Samsung, Oppo tại thị trường Việt Nam
Trong năm 2022, Xiaomi đặt mục tiêu vượt qua cả Samsung lẫn Oppo để trở thành công ty cung cấp các giải pháp và sản phẩm công nghệ lớn nhất tại thị trường Việt Nam.
Ông KM Leong - Giám đốc Xiaomi Đông Nam Á vừa có những chia sẻ với PV về những xu hướng công nghệ mà công ty đặt kỳ vọng đạt được trong năm 2022, đồng thời nhắc lại những thành tựu nổi bật mà hãng đạt được trong năm 2021.
Năm 2021, Xiaomi tăng trưởng 67% so với năm 2020, đồng thời trở thành công ty trẻ tuổi nhất nằm trong danh sách Fortune 500 với thứ hạng 338, và công ty đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng trong năm nay.
Ngoài smartphone, Xiaomi còn có nhiều sản phẩm tiêu dùng khác
Là một công ty công nghệ và di động từ những ngày đầu khai sinh, mục tiêu của Xiaomi trong những năm tới tập trung vào giá trị cốt lõi của mình - điện thoại và công nghệ AI vạn vật (AioT). Trong đó, AioT chiếm 20% doanh số của Xiaomi.
Sự thành công của Xiaomi cũng đến từ Mobile Internet - chiến lược được công ty tập trung từ năm 2010 với các sản phẩm cốt lõi là smartphone và trí tuệ thông minh nhân tạo. Xoay quanh chiến lược này, Xiaomi tạo ra các sản phẩm trong chuỗi trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật như máy chiếu, máy lọc không khí.
Ở lĩnh vực điện thoại, Xiaomi có các sản phẩm tiêu biểu gồm Xiaomi Series, Redmi Note và Redmi Note Series. Đó là những sản phẩm phù hợp với túi tiền người dùng cùng các tính năng tiếp cận với mọi người nhưng có giá trị sử dụng cao, không giống như những gì mà nhiều người thường nghĩ là "sản phẩm giá rẻ". Các sản phẩm này vẫn luôn được Xiaomi tập trung vào hiệu năng và hiệu suất để mang "công nghệ đến cho mọi người", ông KM Leong chia sẻ.
Khi nói về vấn đề dữ liệu người dùng, Xiaomi xem công nghệ data và bảo mật thông tin là những vấn đề mà công ty cần tập trung để mọi thứ liên quan đến bảo mật thông tin người dùng đều được bảo vệ. Điều này hết sức quan trọng khi những quy định như GDPR của châu Âu được triển khai buộc Xiaomi phải nghiêm túc thực hiện. Xiaomi có một Hội đồng bảo mật thông tin để đảm bảo mọi thông tin của người tiêu dùng đều được bảo mật cao nhất. Đây cũng là nền tảng mà Xiaomi phải chuẩn bị trước, trước khi Internet Service - bộ phận mang về doanh thu 1 tỉ USD cho công ty - được giới thiệu đến các thị trường khác như Việt Nam.
Nói về Việt Nam, đây là thị trường mà Xiaomi luôn giữ vị trí thứ ba trong lĩnh vực smartphone. Mục tiêu của công ty trong năm 2022 là vượt cả Samsung và Oppo để có thể trở thành số 1 nếu nguồn cung trong năm 2022 ổn định hơn.
ông KM Leong - Giám đốc Xiaomi Đông Nam Á chia sẻ những kỳ vọng mà công ty đang muốn triển khai trong năm 2022
Trong mảng AioT, Xiaomi có hơn 75 sản phẩm như Watch, Smart Pen, máy lọc không khí, robot hút bụi... và hiện đặt mục tiêu tăng hơn 100 sản phẩm khác nhau. Công ty cũng đã phân bố hoạt động sản xuất xe hơi thông minh trên toàn cầu, với mục tiêu hướng đến là năm 2024.
Cùng với việc mở Xiaomi Store để tiếp cận khách hàng Việt Nam dễ dàng hơn, công ty cho biết sẵn sàng hỗ trợ các nhà bán lẻ trong quá trình chuyển đổi số. Do không hoàn toàn phụ thuộc vào bên trung gian, Xiaomi Store sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều chi phí để người tiêu dùng có thể sử dụng những nguồn hàng với giá dễ chịu nhất.
Huawei nỗ lực cho mảng dịch vụ đám mây ở châu Á Huawei Technologies đang nâng số dịch vụ đám mây ở Đông Nam Á, tung ra một "khu vực khả dụng" mới ở Thái Lan khi hãng này quyết định chuyển hướng sang các hoạt động ít phụ thuộc vào chất bán dẫn hơn. Theo South China Morning Post, các giám đốc điều hành cấp cao đã bày tỏ thái độ lạc quan về...