Doanh số bán game tại Trung Quốc giảm lần đầu tiên sau hai thập kỷ
Lần đầu tiên sau hai thập kỷ, doanh số bán game tại Trung Quốc ghi nhận sự suy giảm. Tuy nhiên, giai đoạn xấu nhất đã qua.
Theo báo cáo từ Ủy ban Xuất bản Trò chơi của Hiệp hội Xuất bản Kỹ thuật số và Âm thanh – Video Trung Quốc, doanh số bán game tại thị trường tỷ dân này trong năm 2022 là 269.5 tỷ nhân dân tệ (40,1 tỷ USD), giảm 10.3% so với năm 2021. Số lượng game thủ cũng giảm nhẹ 0.33% xuống còn 664 triệu người. Đây là đợt suy giảm đầu tiên về doanh số bán game tại Trung Quốc trong hai thập kỷ trở lại đây.
Hiệp hội cho rằng nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm này là do COVID-19 và các biện pháp chống dịch không được nới lỏng mãi cho đến tháng 12/2022. Hiệp hội cũng cho biết toàn bộ ngành game Trung Quốc đang chịu áp lực và phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau bao gồm hoạt động sản xuất và nghiên cứu / phát triển hạn chế, thị trường tuyển dụng chặt chẽ hơn, niềm tin đầu tư yếu, chi tiêu của người tiêu dùng giảm và cạnh tranh gay gắt tại các thị trường nước ngoài.
Doanh số từ các trò chơi di động chiếm hơn 70% tổng doanh thu, giảm 14.4% xuống còn 193.1 tỷ nhân dân tệ. Đây là một sự thay đổi lớn so với năm 2014, khi doanh số trò chơi di động tăng hơn 140% trong bối cảnh người dùng internet trên di động ở nước này tăng mạnh.
Doanh số của ngành thể thao điện tử tại Trung Quốc cũng giảm 14% xuống còn 144.5 tỷ nhân dân tệ do quốc gia này tổ chức ít sự kiện eSports hơn so với năm 2021. Dưới áp lực của dịch bệnh, hơn 60% các sự kiện eSports tại Trung Quốc đã được chuyển sang hình thức trực tuyến.
Video đang HOT
Trên hết, ngành công nghiệp game tại Trung Quốc còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các quy định hà khắc từ cơ quan quản lý. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành những biện pháp vô cùng mạnh tay hòng chống lại vấn nạn nghiện game ở trẻ nhỏ, đồng thời thanh lọc các nội dung không phù hợp với “thuần phong mỹ tục”.
Sau một thời gian dài tẩy chay và hướng mũi rìu về phía các tựa game và game thủ, báo chí và truyền thông Trung Quốc cuối cùng cũng đã có sự nới lỏng, đăng các tin bài tích cực hơn nhằm vực dậy ngành công nghiệp game trong nước.
Một bài bình luận của Nhân dân Nhật báo vào cuối năm ngoái đã mô tả trò chơi điện tử là một ngành “có ý nghĩa to lớn đối với nền công nghiệp và việc đổi mới công nghệ của đất nước”. Một báo cáo khác từ hiệp hội trò chơi điện tử lại khẳng định rằng “vấn nạn nghiện game” ở trẻ vị thành niên “về cơ bản đã được giải quyết”.
Năm 2022, Trung Quốc cấp phép cho 512 trò chơi mới, bao gồm 468 trò chơi trong nước và 44 trò chơi nước ngoài. Con số này chỉ bằng 2/3 so với năm 2021 (679 trò chơi trong nước và 76 trò chơi nước ngoài) và chưa bằng 40% so với năm 2020.
Hàng loạt ông lớn trong ngành game Trung Quốc đều phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Tencent, công ty game lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, đã chứng kiến doanh thu của mình sụt giảm 4% trong quý 3. Ở một diễn biến khác, đối thủ của họ – NetEase cũng báo cáo doanh thu trò chơi tăng trưởng chậm hơn 9.1%, giảm từ mức 15% trong cùng kỳ năm 2021.
Tencent và NetEase vẫn đứng đầu nhóm làm game mobile Trung Quốc
Thị trường game Trung Quốc đánh dấu bởi các nhà làm game kiếm được nhiều doanh thu như Tencent và NetEase.
Hàng trăm triệu game thủ trên toàn cầu tiếp tục chơi các trò chơi yêu thích của Trung Quốc. Tuy nhiên, có một vài công ty tạo ra các trò chơi hấp dẫn nhất. SensorTower mới đây đã công bố bảng xếp hạng doanh thu của các nhà phát hành game di động Trung Quốc.
Bảng xếp hạng doanh thu này tính đến các thương hiệu game mobile của Trung Quốc trong App Store và Google Play Store. Trong bảng xếp hạng tháng 09 năm 2022, có tổng cộng 42 nhà sản xuất game di động Trung Quốc lọt vào danh sách Top 100. Các nhà phát hành trò chơi di động có tổng doanh thu là 1,88 tỷ đô la Mỹ, chiếm 38,3% doanh thu của nhà phát hành toàn cầu.
Hai hãng game Tencent, NetEase tiếp tục duy trì dẫn đầu.
Trong đó, 3 nhà phát hành game di động hàng đầu của Trung Quốc là Tencent, NetEase và miHoYo. Việc xác định vị trí của Tencent và NetEase không phải là điều bất ngờ. Tuy nhiên, đối với miHoYo còn khá trẻ, đó là một thành tựu lớn của công ty.
Genshin Impact kỷ niệm 2 năm Open Beta ngày 28 tháng 09, trò chơi đã đứng đầu bảng xếp hạng trò chơi di động iOS về doanh số tại Trung Quốc và Nhật Bản. Hơn nữa, trò chơi còn đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng game di động iOS tại Mỹ. Đồng thời, phiên bản 6.0 của Honkai Impact 3 ra mắt vào ngày 15 tháng 09 mang đến cho người chơi nhiều nội dung và hoạt động mới như nhân vật mới, vũ khí mới. Nhờ hai trò chơi này, doanh thu di động của miHoYo trong giai đoạn này đã tăng 5% so với tháng trước.
Ngoài top 3, các nhà phát hành game di động Trung Quốc khác lọt vào danh sách Top 100 doanh thu toàn cầu là Palm Fun Technology, Polk City, Xinghe Interactive Entertainment, Zenyou Technology, Xinxin Network, Yale Technology, Mattel163, Competitive World, Zhuohang Network, Youzu Network, Youku Shengshi và những người khác.
Theo báo cáo, thị trường trò chơi di động toàn cầu đạt 175,3 tỷ đô la vào năm 2027. Trong bối cảnh kinh doanh sau COVID-19 đã thay đổi, thị trường toàn cầu ước tính đạt 79,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020, dự kiến sẽ đạt quy mô là 175,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 11,9% trong giai đoạn 2020 - 2027. Game mobile dự báo được ghi nhận CAGR 12,5% và đạt 151,9 tỷ USD vào cuối kỳ phân tích.
Thị trường game mobile Mỹ ước tính đạt 17,7 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được dự báo sẽ đạt quy mô thị trường dự kiến là 39,2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2027 với tốc độ CAGR là 14,8% trong giai đoạn phân tích từ năm 2020 - 2027. Nhật Bản và Canada mỗi thị trường được dự báo sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 7,7% và 10,1%.
Các ông chủ Ả Rập đầu tư thị trường game, trở thành cổ đông lớn của Nintendo Không chỉ nắm giữ cổ phần của Nintendo, PIF hiện cũng đang là cổ đông lớn của nhiều nhà phát triển game danh tiếng khác. Theo Reuters, Quỹ đầu tư công của Saudi Arabia (PIF) đã mua thêm cổ phần của Nintendo, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 6,07%. Với lượng cổ phần này, PIF đã chính thức trở thành một cổ đông...