Doanh nhân Pháp mất ngủ vì ‘bão Trung Quốc’ bao trùm mảng xe điện châu Âu
Phát biểu được người đứng đầu tập đoàn Renault ( Pháp) đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc áp hạn chế lên xuất khẩu gali và gecmani, hai kim loại quan trọng trong sản xuất xe điện.
Hãng Reuters ngày 9.7 dẫn lời Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Renault (Pháp) Jean-Dominique Senard cảnh báo “cơn bão Trung Quốc” hiện bao trùm lĩnh vực xe điện (EV) đang phát triển của châu Âu. Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nắm giữ các nguyên liệu thô chính để sản xuất chế tạo pin cho ô tô không phát thải.
“Khi nói về một cơn bão Trung Quốc, tôi đang nói về áp lực mạnh mẽ hiện nay liên quan việc nhập khẩu xe (điện) của Trung Quốc vào châu Âu”, ông Senard phát biểu tại hội thảo về công nghệ ở TP.Aix-en-Provence (Pháp) ngày 8.7.
Video đang HOT
Ông Jean-Dominique Senard đến TP.Douai (Pháp) vào 6.2021 để khảo sát địa điểm tiềm năng để phát triển trung tâm sản xuất xe điện. Ảnh REUTERS
Theo ông Senard, châu Âu có khả năng sản xuất xe điện, nhưng đang vật lộn để đảm bảo an toàn cho nguồn cung. Ông cho biết thêm rằng ngành công nghiệp xe điện và chuỗi cung ứng nguyên liệu thô của Trung Quốc là kết quả của nhiều năm đầu tư tiêu tốn hàng tỉ euro.
Hãng Bloomberg dẫn lời ông Senard cho biết nguy cơ Trung Quốc cắt nguồn cung cấp nguyên liệu thô là điều khiến ông “phải thức trắng đêm”. “Đó là một vấn đề chiến lược lớn. Chúng ta có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn chỉ sau một đêm, và không ai lường trước được điều này”, ông nói thêm, đồng thời cảnh báo Liên minh châu Âu đã không đánh giá tác động từ sự phụ thuộc của lục địa già vào kim loại Trung Quốc.
Các hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc có khả năng gây ra nhiều gián đoạn hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, châu Âu đang gấp rút tìm giải pháp thay thế trong trường hợp xấu nhất. Ông Senard cho hay việc phát triển các loại nhiên liệu thay thế, chẳng hạn như điện tử tổng hợp và hydro, sẽ rất quan trọng trong trường hợp thiếu pin đột ngột do khan hiếm nguyên liệu thô.
Các phát biểu của ông Senard ám chỉ việc Trung Quốc trong tuần này áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu gali và gecmani, hai kim loại quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn, viễn thông và xe điện. Quyết định của Bắc Kinh được cho là đòn ăn miếng trả miếng mới của Trung Quốc trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ.
Trung Quốc là nhà sản xuất thống trị toàn cầu trong lĩnh vực xuất khẩu gali và gecmani, và chiếm 94% sản lượng gali của thế giới, theo thống kê từ Trung tâm theo dõi khoáng sản quan trọng của Anh.
Tập đoàn thời trang xa xỉ lớn nhất thế giới ghi nhận tăng trưởng đáng kinh ngạc
LVMH đã có một "khởi đầu tuyệt vời" cho năm 2023. Công ty xa xỉ của Pháp đã báo cáo doanh thu đầu tiên trong quý đầu tiên của năm, với mức doanh thu tăng vọt 17%.
Thành công ban đầu của công ty một phần là nhờ sự phục hồi của nhu cầu ở Trung Quốc, cũng như quỹ đạo doanh số bán hàng tốt ở Mỹ và sự gia tăng ở Nhật Bản để củng cố niềm tin vào LVMH. Tập đoàn của Pháp đã nhận thấy rằng doanh thu tăng lên là do nhu cầu về đồ da tăng cao, cũng như bước nhảy vọt tại Sephora và DFS. Đến ngày 31 tháng 3, tổng doanh thu của LVMH là 21,04 tỷ EUR, bất chấp "môi trường kinh tế và địa chính trị vẫn chưa chắc chắn".
LVMH cho rằng sự tăng trưởng nhàng hàng thời trang xa xỉ ở châu Âu và Nhật Bản là do khách du lịch quốc tế và người tiêu dùng địa phương. Trong một tuyên bố, công ty lưu ý, "Châu Á đã trải qua một sự phục hồi đáng kể sau khi dỡ bỏ các hạn chế về sức khỏe. Doanh thu từ bộ phận thời trang và đồ da bao gồm các thương hiệu lớn như Louis Vuitton và Dior tăng 18%. Các thương hiệu khác như Celine, Loewe , Rimowa và những thương hiệu khác cũng có màn trình diễn đáng nể".
Sự gia tăng doanh thu đã vượt qua dự báo và thậm chí còn chứng kiến mảng đồng hồ và trang sức tăng 11% trong quý đầu tiên. Khởi đầu "xuất sắc" thuộc về Tiffany & Co., Chaumet, Tag Heuer, Hublot và Zenith. LVMH cũng lưu ý rằng Fenty Beauty chắc chắn được hưởng lợi từ khả năng nhận diện được từ màn trình diễn Super Bowl của Rihanna.
Hơn 550 công ty toàn cầu vẫn kinh doanh tại Nga Sự hiện diện của họ ở Nga dường như làm suy yếu sự thống nhất chính trị của các nước phương Tây, những quốc gia trong nhiều tháng đã tìm cách cắt giảm doanh thu của Điện Kremlin. Ảnh minh họa: Sputnik Theo một báo cáo mới của Đại học Yale ngày 20/1, hơn 550 công ty quốc tế, trong đó có nhiều...