Doanh nghiệp ‘xung phong’ thay cây cổ thụ trên nhiều tuyến phố Hà Nội
Ngoài việc chặt hạ, di chuyển, thay thế nhiều cây cong, nghiêng, xấu trên đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, nhiều hàng cây xanh trên các tuyến đường khác của Hà Nội có thể sẽ được thay thế bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Ban quản lý duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội cho biết, kế hoạch chặt hạ, thay thế hơn 200 cây xanh cong nghiêng, đổ gãy (không nằm trong danh mục 15 cây đô thị của thành phố) – trong đó có nhiều cây được trồng lâu năm sẽ được tiến hành từ 28.11. Việc chặt hạ, trồng thay thế nhằm đảm bảo an toàn giao thông cũng như mỹ quan đô thị cho các tuyến phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học. Các cây này sẽ chia làm 2 loại: một loại có giá trị sử dụng sẽ đưa về vườn ươm của thành phố chăm bón để quay trở lại trồng tại các dự án khác, loại còn lại cong nghiêng, đỗ gẫy sẽ chặt bỏ.
Những hàng cây xanh trên tuyến phố Kim Mã sẽ bị chặt hạ, thay thế – Ảnh: M.Hà
Theo ông Tuấn, đây là dự án xã hội hóa, có doanh nghiệp cam kết bỏ vốn thực hiện, ngân sách thành phố không phải chi trả. Liên quan đến con số 3,5 tỉ đồng chặt hạ, trồng mới, thay thế cho hơn 200 cây, ông Tuấn cho biết, đây là con số khái toán do doanh nghiệp công bố, con số thực tế có thể sẽ ít hơn.
“Một số doanh nghiệp đã xung phong đóng góp vốn để trồng, chặt hạ, thay thế cây xấu, không hợp chuẩn trên nhiều tuyến đường để làm đẹp cho thành phố. Sắp tới, ngoài tuyến Kim Mã, Nguyễn Thái Học, việc chặt hạ, thay thế cây mới sẽ tiếp tục được thực hiện tại các đường khác như Hàng Bài, Phố Huế… cũng từ nguồn xã hội hóa hoặc ngân sách cân nhắc đầu tư”, ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, Hà Nội cũng đã đồng ý cho phép chặt hạ, di chuyển hơn 350 cây phục vụ xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội. Theo ông Lê Huy Hoàng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, đoạn từ Nhổn đến Cầu Giấy sẽ xử lý 119 cây xanh, trong đó chặt hạ 51 cây, di chuyển 68 cây. Với đoạn ga ngầm từ ga Cầu Giấy đến ga Hà Nội, cũng sẽ phải chặt hạ, di chuyển 192 cây.
Mai Hà
Theo Thanhnien
Ôm bình gas cố thủ không giao nhà cho người thắng kiện
Cho rằng bản án buộc giao mảnh đất cho người cháu ruột là không đúng, người đàn ông 51 tuổi mang bình gas và xăng đóng cửa cố thủ, không đồng ý làm việc với đoàn cưỡng chế.
Người dân hiếu kỳ vây kín hiện trường theo dõi vụ cưỡng chế. Ảnh: Nguyệt Triều.
Ngày 18/11, Chi cục thi hành án dân sự thị xã Thuận An, Bình Dương, tiến hành cưỡng chế căn nhà của ông Đặng Xuân Đệ (51 tuổi, ở phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An) để giao cho chị Đặng Thị Thu Hiền (29 tuổi, gọi ông Đệ bằng chú). Ông Đệ không đồng ý chấp hành, được cho là cùng gia đình cố thủ trong nhà với bình gas và xăng.
Hơn trăm người bao gồm cảnh sát cơ động, PCCC cùng xe chữa cháy, công an địa phương được huy động đến khi người đàn ông 51 tuổi doạ châm lửa để phản đối. Hàng trăm người dân hiếu kỳ vây quanh khu vực.
Hơn trăm cảnh sát được huy động. Ảnh: Nguyệt Triều.
Suốt hơn 2 giờ phát loa thuyết phục nhưng gia đình ông Đệ vẫn chốt cửa, lực lượng chức năng phải phá cửa vào trong và thu giữ 3 bình gas loại lớn cùng can xăng 20 lít. Sau khi làm các thủ tục, đồ đạc của gia đình ông Đệ được chuyển đến một nhà trọ mà chị Hiền thuê ở gần đó.
Đây là lần thứ 2 cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế căn nhà để giao cho người thắng kiện. Lần đầu, hồi cuối tháng 10, cơ quan chức năng cũng gặp phải phản đối gay gắt của ông Đệ nên không thể cưỡng chế.
Đồ đạc trong nhà được chuyển ra ngoài. Ảnh: Nguyệt Triều.
Trước đó, trong bản án tranh chấp đất giữa ông Đệ và chị Hiền, toà án đã tuyên giao mảnh đất 137 m2 (trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng) nơi ông đang sinh sống cho cô cháu ruột. Chị Hiền đồng ý bồi thường giá trị tài sản của chú trên lô đất là gần 100 triệu đồng.
Tuy nhiên, người chú phản đối bản án, cho rằng từ năm 1997 từ Nam Định vào Bình Dương lập nghiệp đã mua phần đất này của anh ruột là ông Đặng Văn Vực (60 tuổi, cha chị Hiền) với giá 10 triệu đồng, đưa trước 5 triệu.Theo ông Đệ, do tình cảm ruột thịt nên hai anh em ông không làm giấy tờ, thủ tục mua bán.
Sau đó, đến năm 2006, ông Vực đã chuyển tên chủ quyền miếng đất cho con gái nên dẫn đến tranh chấp. Khi vụ kiện được đưa ra xét xử, ông Đệ không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào thể hiện việc mua bán đất giữa ông và anh trai nên bị tuyên thua.
Nguyệt Triều
Theo VNE
70 tin nhắn đấu trí với kẻ sát nhân cố thủ trong nhà nghỉ Qua hơn 70 tin nhắn trao đổi, kẻ giết người tình dọa vị trung tá công an rằng rất thạo sử dụng thuốc nổ, đang có hai thỏi mìn và sẵn sàng tử thủ nếu phát hiện bị bao vây. Hơn 9h ngày 10/9, anh Dương Hoàng Việt, chủ một nhà nghỉ ở xã An Thịnh, Lương Tài, Bắc Ninh phát hiện khách...