Doanh nghiệp Việt tiếp tay cho các ứng dụng xuyên biên giới trái phép
Hơn một nghìn tỷ đồng đã được các nhãn hàng tại Việt Nam chi cho ứng dụng xem video trực tuyến, ứng dụng mạng xã hội, ứng dụng video game trực tuyến… hoạt động trái pháp luật.
Thực tế này cho thấy nghịch lý: Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp Việt đang nuôi dưỡng cho những hoạt động trái pháp luật, phản văn hóa trên chính đất nước Việt Nam.
Nhãn hàng Việt chạy quảng cáo trên WeTV, IQIYI, Hunter Assassin…
Dễ dàng thấy các video quảng cáo của các nhãn tên tuổi như Omo, Comfort, Clear, Sendo, Bí đỏ Alpha… trên các ứng dụng xuyên biên giới IQIYI, WeTV, Egg Finder, Hunter Assassin…
Đây là các ứng dụng xuyên biên giới trong lĩnh vực xem video và video game chưa được các cơ quan quản lý cấp phép hay nói cách khác là các ứng dụng hoạt động ngoài vòng pháp luật Việt Nam.
Ảnh chụp màn hình quảng cáo trên ứng dụng IQIYI của Trung Quốc.
Các cơ quan quản lý Việt Nam có đầy đủ lý do khi chưa hoặc không cấp phép cho những ứng dụng này bởi tính chất nội dung, cách thức hoạt động của các ứng dụng này không phục vụ các giá trị cộng đồng, không tuân thủ các qui định của pháp luật Việt Nam.
Nhiều ứng dụng loại này thậm chí còn cổ súy bạo lực, kích dục hay đưa thông tin xuyên tạc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam mà báo chí đã phản ánh trong thời gian qua.
Tuy nhiên, một thực tế là các ứng dụng ngoài pháp luật Việt Nam vẫn tìm mọi cách luồn lách vào Việt Nam, âm thầm tiếp cận với một lượng lớn người dùng Việt Nam.
Video đang HOT
Thống kê sơ bộ tại các chợ ứng dụng, mỗi ứng dụng loại này tiếp cận từ vài chục nghìn tới cả triệu người dùng.
Chưa có bằng chứng về việc các ứng dụng xuyên biên giới trái pháp luật này dùng chính sách giá để lôi cuốn các nhãn hàng Việt lên đó quảng cáo thông qua các mạng quảng cáo tự động.
Tuy nhiên, do hoạt động trái pháp luật, các ứng dụng này đã có nhiều lợi thế về chi phí khi không thực hiện các trách nhiệm thuế với Nhà nước Việt Nam, cũng như các chi phí đảm bảo thực thi các nghĩa vụ khác như các ứng dụng hoạt động hợp pháp.
Doanh nghiệp Việt chi tiền tỉ nuôi dưỡng hoạt động phi pháp
Trong thời gian qua, Bộ Thông tin & Truyền thông đã có nhiều hoạt động nhằm lành mạnh hóa nội dung trên không gian mạng.
Những nền tảng xuyên biên giới, gồm cả Facebook và YouTube, đều chứa nhiều nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ hình ảnh của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Thêm nữa, nội dung trên các nền tảng, ứng dụng xuyên biên giới ngoài vòng pháp luật này còn dung dưỡng, cổ súy cho ngôn từ tục tĩu, dâm dục, xâm phạm đời tư cá nhân, kêu gọi hành động bạo lực tập thể, giới thiệu những hành vi như con đổ nước mắm lên đầu mẹ, ăn cá sống… Đó là sự cổ vũ cho những hành vi phản văn hóa, phi nhân tính, đi ngược lại văn hóa tốt đẹp của người Việt.
Trong mớ hổ lốn những thứ trái pháp luật, phản văn hóa, thiếu nhân văn ấy, đáng tiếc, đang xuất hiện ngày nhiều những video quảng cáo của các nhãn hàng Việt, trong đó có nhiều nhãn lớn như Unilever, Ford Việt Nam, Bảo hiểm FWD Việt Nam, Sen Đỏ…
Việc dòng tiền do các doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường Việt Nam kiếm được từ người tiêu dùng Việt Nam, được đổ lên trên những nền tảng, ứng dụng xuyên biên giới ngoài vòng pháp luật Việt Nam, đang thể hiện sự thiếu chính trực, thiếu trách nhiệm của những nhãn hàng lớn này đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Nền tảng internet vạn vật của doanh nghiệp Việt đạt chứng chỉ toàn cầu
Đội nhân sự của VNPT đã nỗ lực trong suốt 8 tháng để hoàn thiện sản phẩm và thực hiện các bước kiểm định vô cùng nghiêm ngặt theo quy định của đơn vị cung cấp Chứng chỉ quốc tế.
VNPT đặt mục tiêu tốc độ doanh thu CNTT từ nay đến 2025 chiếm bình quân khoảng 35%/năm.
Thông tin từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chiều 6/8 cho hay, đơn vị này đã nhận được Chứng chỉ quốc tế oneM2M-Chứng chỉ toàn cầu dành cho giải pháp công nghệ VNPT IoT Platform.
Theo đại diện VNPT, để lấy chứng chỉ quốc tế cho giải pháp công nghệ VNPT IoT Platform, đội nhân sự của VNPT gồm hơn 20 chuyên gia phần mềm, phần mềm nhúng, kiến trúc/giải pháp, sản phẩm, thiết bị, ứng dụng, hệ thống, kiểm thử... đã nỗ lực trong suốt 8 tháng để hoàn thiện sản phẩm và thực hiện các bước kiểm định vô cùng nghiêm ngặt theo quy định của đơn vị cung cấp Chứng chỉ quốc tế.
Cụ thể, VNPT IoT Platform phải trải qua tối thiểu 282 lần thử nghiệm thuộc hạng mục kiểm định chặt chẽ do tổ chức oneM2M qui định. Trong đó, chỉ riêng hạng mục thử nghiệm hiệu suất của sản phẩm đã gồm 258 lần và được kiểm định bằng hệ thống thử nghiệm hoàn toàn tự động của hãng Spirent do Authorized Test Lab (đơn vị thử nghiệm của oneM2M) chỉ định.
Hệ thống thử nghiệm tự động này tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 9646, sử dụng ngôn ngữ thử nghiệm TTCN-3 mới nhất. Bên cạnh đó, 24 lần kiểm nghiệm sản phẩm (test case) còn lại được thử nghiệm trực tiếp dưới sự giám sát của Authorized Test Lab của Hàn Quốc.
Sau khi đã trải qua số lần thử nghiệm nêu trên, VNPT và Authorized Test Lab tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, đệ trình lên GCF (Diễn đàn chứng chỉ toàn cầu) để GCF rà soát, xem xét và cấp chứng chỉ cho VNPT IoT Platform.
oneM2M được biết đến là tổ chức được thành lập bởi 200 thành viên gồm các nhà mạng, công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới và hoạt động trong nhiều năm qua. Đạt chứng chỉ của oneM2M, VNPT IoT Platform có hiệu lực trên toàn cầu. Nền tảng công nghệ này có khả năng hoạt động liên thông và tương thích với mọi sản phẩm của hơn 200 thành viên trong cộng đồng oneM2M.
Cán bộ kỹ thuật VNPT kiểm tra mạng lưỡi.
Nền tảng VNPT IoT Platform đạt Chứng chỉ quốc tế oneM2M là minh chứng cho những nỗ lực của VNPT khi liên tục có những sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn thiện, có được chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước cũng như quốc tế, làm tiền đề cho việc phát triển các tính năng và phiên bản công nghệ ngày càng cao cấp hơn.
Thời gian qua, nhiều sản phẩm, dịch vụ của VNPT cũng đã khẳng định mình bằng những chứng chỉ chất lượng quốc tế. Như cuối tháng 5 vừa qua, VNPT là một trong 20 đơn vị viễn thông - công nghệ trên thế giới nhận được chứng chỉ MEF 3.0, một danh hiệu chất lượng cao nhất lĩnh vực mạng viễn thông quốc tế.
Chứng chỉ MEF 3.0 được coi là một tiêu chuẩn quốc tế cho dịch vụ kết nối trao đổi thông tin Ethernet và được ví như một tấm "thẻ bài" đảm bảo uy tín, năng lực mà nhiều tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới..
Trong những năm qua, VNPT không ngừng thay đổi, từng bước hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin, đồng thời tập trung nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới; xây dựng các nền tảng (platform) về giải pháp số. Cho đến nay, hệ sinh thái các giải pháp số của VNPT ngày càng phong phú và hoàn thiện với các giải pháp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Chính phủ điện tử, y tế, nông nghiệp, giáo dục, các giải pháp đô thị thông minh... trong đó hàng trăm giải pháp của VNPT hiện đang được cung cấp để phục vụ xây dựng chính phủ điện tử.
Theo dự kiến, đến hết năm 2025, doanh thu từ công nghệ thông tin sẽ chiếm khoảng 20% tổng số doanh thu của VNPT./.
VNPT top 3 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2020
Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam năm 2020. Theo đó, Tập đoàn VNPT đứng ở top 3 trong số 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
Bảng xếp hạng này được thực hiện theo phương pháp đánh giá của Forbes (Mỹ), tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi lập danh sách sơ bộ hơn 100 doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, Forbes Việt Nam đã tính toán thu nhập trước thuế và lãi vay và xác định giá trị đóng góp của tài sản vô hình.
Trước đó, vào tháng 5 vừa qua, theo báo cáo của Brand Finance, VNPT là thương hiệu tăng trưởng ấn tượng nhất trong số 150 nhà mạng lớn trên toàn cầu và có mức tăng hạng mạnh nhất trong top 4 thương hiệu viễn thông lớn nhất Việt Nam.
Kỳ lạ ứng dụng không có chức năng gì vẫn thu hút hơn một triệu lượt tải Ứng dụng có tên gọi "Nothing" sở hữu hơn một triệu lượt tải trên kho ứng dụng CH Play dành cho nền tảng Android, nhưng ứng dụng này lại không hề có bất kỳ chức năng nào. Với hàng triệu ứng dụng trên kho ứng dụng CH Play, để thu hút được người dùng và đạt được một triệu lượt tải là điều...