Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ quan trước mức độ nguy hiểm của các cuộc tấn công an ninh mạng
Đứng trước những hiểm nguy trực chờ trên không gian mạng, doanh nghiệp Việt cần có giải pháp tương ứng.Nguyên nhân của thực trạng này là việc nhiều doanh nghiệp và tổ chức có tâm lý chủ quan, thờ ơ và không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của các cuộc tấn công mạng.
Những mối đe dọa trên không gian mạng
Theo Spamhaus Project, tổ chức thống kê về các mối đe dọa tấn công mạng tại Thụy Sĩ, cho biết: Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong số các quốc gia có lượng máy tính bị nhiễm mã độc cao nhất thế giới. Báo cáo của Spamhaus Project cho thấy, tính đến tháng 5/2019, có hơn 900.000 máy tính tại Việt Nam bị tin tặc thao túng.
Theo thống kê của Ban Cơ yếu Chính phủ, hệ thống mạng của các cơ quan Chính phủ tại Việt Nam có trên 10.000 lỗ hổng được tìm thấy. Đáng chú ý khi 6% trong số đó ở cấp độ nghiêm trọng và 23% là có nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, theo số liệu của Cục An toàn thông tin, trong quý III/2019 đã ghi nhận tới 1.466 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Những cuộc tấn công này không chỉ đến từ nước ngoài mà còn được ghi nhận từ các địa chỉ IP trong nước. Đây có thể coi là hiểm hoạ lớn dành cho các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam.
Nguyên nhân của thực trạng này là việc nhiều doanh nghiệp và tổ chức có tâm lý chủ quan, thờ ơ và không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của các cuộc tấn công mạng. Thông thường các doanh nghiệp đều sở hữu một số lượng lớn máy tính được nối mạng nội bộ với nhau, việc thiếu những biện pháp phòng vệ trước các cuộc tấn công mạng vô hình chung tạo điều kiện cho tin tặc dễ dàng hơn trong việc xâm nhập để đánh cắp thông tin, chiếm quyền điều khiển hệ thống.
Mọi sự kiện sẽ được lưu lại trên VCS-aJiant
Trong khi tình hình an toàn thông tin đang trở nên phức tạp hơn, các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam phần lớn mới chỉ dừng ở việc trang bị các biện pháp bảo mật đơn giản nhưng chưa có giải pháp giám sát, bảo đảm an toàn thông tin đồng bộ, không có khả năng chống được các loại tấn công công nghệ cao.
Hành lang pháp lý bảo đảm an toàn thông tin
Chính phủ Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho tình hình an ninh mạng này bằng nhiều điều Bộ Luật và Thông tư, chỉ thị, văn bản triển khai kèm theo như Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 để yêu cầu các doanh nghiệp và tổ chức có các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin để bảo vệ doanh nghiệp, tổ chức đó.
Video đang HOT
Nổi bật trong đó có chỉ thị số 14/CT-TTg được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2018 nhằm tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam về năng lực phòng chống phần mềm độc hại. Chỉ thị này đã đặt ra nhiều yêu cầu kỹ thuật đối với một phần mềm phòng chống mã độc như phải có giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có đội ngũ chuyên gia phân tích mã độc, cũng như phân tích và gỡ bỏ mã độc trong vòng 24 giờ. Trong đó, giải pháp Viettel Endpoint Detection & Response (VCS-aJiant) của công ty An ninh mạng Viettel là sản phẩm đầu tiên đáp ứng với các yêu cầu kỹ thuật trên.
VCS-aJiant – giải pháp hiệu quả chống tấn công có chủ đích (APT)
Các phần mềm chống virus chỉ phát hiện và gỡ bỏ các loại mã độc đã biết thông thường, nhưng nó tỏ ra thiếu hiệu quả trước việc phát hiện và phản ứng với các cuộc tấn công có chủ đích (APT) – loại hình tấn công mạng có chủ đích, diễn ra trong thời gian dài và sử dụng các kĩ thuật tấn công chưa được biết đến. Trong bối cảnh đó, giải pháp VCS-aJiant sẽ là lời giải cho các cuộc tấn công mạng nguy hiểm này.
VCS-aJiant do công ty An ninh mạng Viettel tự nghiên cứu và phát triển, là giải pháp giám sát bất thường trên máy chủ máy trạm, giám sát và ghi lại toàn bộ hành vi trên các máy trạm máy chủ, loại trừ tối đa các nguy cơ bị tin tặc thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào hệ thống.
“VCS-aJiant giống như các camera giăng khắp nơi trong toàn hệ thống, thu lại mọi hành vi dù là nhỏ nhất và đưa về xử lý tập trung với các công nghệ phân tích thông minh, xâu chuỗi các sự kiện vô nghĩa thành các chuỗi tấn công có nghĩa và cảnh báo, điều tra, ngăn chặn cuộc tấn công ngay lập tức”, đại diện công ty An ninh mạng Viettel cho biết.
Ưu điểm cạnh tranh khác của VCS-aJiant đối với các sản phẩm EDR khác là được xây dựng dựa trên kinh nghiệm lâu năm và tích hợp tri thức của Viettel Cyber Security trong việc ứng phó với mã độc và các cuộc tấn công mạng. Đơn cử, Viettel Cyber Security hiện đang giữ vai trò bảo vệ toàn bộ hệ thống mạng của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) trải dài tại 11 quốc gia trên thế giới cùng rất nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam với hàng chục nghìn máy chủ máy trạm. Ngoài ra, Viettel Cyber Security còn sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới luôn sẵn sàng túc trực ứng cứu và xử lý sự cố an ninh mạng.
Với giải pháp giám sát bất thường trên máy chủ máy trạm – VCS-aJiant, công ty An ninh mạng Viettel thực sự đang tạo nên một “tấm lá chắn kiên cố” giúp doanh nghiệp và tổ chức Việt phản ứng tốt hơn trước các mối nguy hiểm trên không gian mạng.
Theo GenK
Xu hướng bảo mật 2020
An ninh mạng trong năm 2020 sẽ tập trung đối mặt với Deepfake, tấn công bằng mã độc và bảo mật điện toán đám mây, IoT.
Báo cáo dự đoán mới về xu hướng an ninh mạng của các tập đoàn lớn như Trend Micro, FireEye, Kaspersky Labs hay AT&T đều cho rằng: Bảo mật là vấn đề quan trọng bậc nhất, người dùng nên quan tâm trong kỷ nguyên mới. Các cuộc tấn công sẽ ngày càng tinh vi, không có biên giới và thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống.
Sự bùng nổ của 5G, AI trong 2020 cũng kéo theo những vấn đề về an ninh mạng, bảo mật thông tin của người dùng Internet.
Deepfake
Forcepoint, công ty an ninh mạng hàng đầu thế giới đưa Deepfake vào cảnh báo đầu tiên trong báo cáo xu hướng bảo mật 2020. Trong tương lai, công nghệ này sẽ không dừng lại ở những video ghép mặt.
Bất kỳ người dùng Internet nào cũng có thể là nạn nhân của những vụ tống tiền bằng video giả. Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những vụ lừa đảo hàng tỷ USD. Video Deepfake yêu cầu chuyển tiền, tài liệu mật trong 2020 sẽ ngày càng chân thực, người dùng Internet khó có thể phân biệt bằng mắt thường. Tiếp đến là những nguy cơ về chính trị. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong năm tới được dự báo là "sân khấu" để Deepfake phô diễn sức mạnh của mình.
Dù tốt hay xấu, trong năm 2020 người dùng Internet sẽ phải làm quen với sự hiện diện của Deepfake trong mọi mặt cuộc sống.
Ransomware và mã độc di động
Theo dự báo của Check Point, các cuộc tấn công ransomware và mã độc di động sẽ ngày càng diễn biến phức tạp vào năm 2020. Tấn công ransomware đang trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu. Trong năm 2019, các nhóm tin tặc đã nhắm vào các mục tiêu lớn hơn. Doanh nghiệp, chính quyền địa phương, tổ chức chăm sóc sức khoẻ được dự báo là những đối tượng được nhắm tới nhiều nhất.
Hầu hết các mục tiêu bị tấn công không có khả năng chi trả khoản tiền chuộc lớn nhưng họ buộc phải thoả hiệp với một số yêu cầu của tin tặc. Ví dụ, chặn một dịch vụ nào đó của thành phố, việc này không chỉ làm xáo trộn cuộc sống mà còn gây ra nhiều nguy cơ tiềm tàng về những vấn đề xã hội. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng nên chủ động tải về các bản cập nhật phần mềm và thường xuyên sao lưu dữ liệu và không nên trả tiền chuộc cho các hacker.
Một trong những vấn đề được các chuyên gia an ninh mạng quan tâm nhất trong năm 2020 là các cuộc tấn công ransomware trên phạm vi toàn cầu.
Blockchain
Công nghệ blockchain được dự đoán sẽ góp phần quan trọng trong việc phát hiện tin giả cũng như chống lại Deepfake. Hiện tại Google, Microsoft và nhiều công ty công nghệ lớn đã áp dụng công nghệ này để lưu trữ dữ liệu, bảo mật thông tin cho người dùng. Trong tương lai, blockchain có thể được ứng dụng rộng rãi hơn trong mọi mặt của cuộc sống, kể cả trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đảm bảo các dữ liệu không thể giả mạo.
IoT và điện toán đám mây
Kỷ nguyên vạn vật kết nối đã có những thành tựu đáng nhớ trong thập kỷ qua. Trong năm 2020 khi mạng 5G chính thức đi vào hoạt động sẽ có nhiều thiết bị IoT được kết nối với mạng và điện toán đám mây. Điều này dấy lên mối lo ngại lớn hơn về bảo mật. Càng nhiều thiết bị được kết nối trên không gian mạng thì càng nhiều lỗ hổng an ninh.
Không chỉ tấn công vào hệ thống camera, hacker có thể tấn công vào lỗ hổng bảo mật của IoT để nghe lén, tống tiền, đánh cắp thông tin. Smart home trong tương lai không chỉ chú trọng tới khả năng kết nối mà còn phải ưu tiên các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin.
Càng nhiều thiết bị được kết nối trên không gian mạng thì người dùng càng để lộ nhiều khe hở để hacker tấn công.
Xu hướng bảo mật của 2020 cũng sẽ tập trung vào các việc bảo vệ người dùng khỏi những phần mềm độc hại trên di động; đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu cá nhân cũng như những giao thức an toàn trong kỷ nguyên kết nối.
Trong hội thảo Tech Talks do VnExpress tổ chức từ 13h đến 18h ngày 8/1 tại khách sạn White Palace (TP HCM), các chuyên gia công nghệ nổi tiếng, như CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng, CEO & Founder công ty CyRadar - ông Nguyễn Minh Đức... sẽ chia sẻ góc nhìn về xu hướng bảo mật trong thập niên mới cũng như những cảnh báo, nguy cơ về an toàn của người dùng trên Internet.
Diễn đàn Tech Talks nằm trong khuôn khổ ngày hội Tech Day của VnExpress, bên cạnh triển lãm Smart Living và lễ trao giải Tech Awards, mang đến góc nhìn của các chuyên gia, đại diện thương hiệu lớn về các vấn đề nóng của làng công nghệ. Sự kiện diễn ra từ 13-18h ngày 8/1 tại White Palace (quận Phú Nhuận, TP HCM) sẽ mổ xẻ sâu các chủ đề như kết nối 5G, sức mạnh của 5G trong cuộc sống thông minh và nguy cơ bảo mật trong thế giới kết nối.
Theo vnexpress
Lý do binh sĩ Mỹ bị cấm dùng TikTok Mỹ xem ứng dụng TikTok là mối hiểm họa về an ninh mạng. Theo The Verge, chính phủ Mỹ đã cấm các binh sĩ thuộc quân đội nước này dùng ứng dụng TikTok. Đây là động thái mới nhất của chính phủ Mỹ đối với ứng dụng cực kỳ phổ biến đến từ Trung Quốc. Ngày 21/11, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan...