Doanh nghiệp Việt Nam bị Đài Loan tố bán dầu ăn gia súc cho người
Tập đoàn Sản xuất dầu mỡ Ting Hsin của nước này đã nhập hàng trăm tấn dầu dành cho động vật từ một công ty Việt Nam nhưng lại được ngụy trang dưới dạng dầu ăn dành cho người.
Những ngày qua, báo chí Đài Loan dẫn nguồn từ Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Đài Loan (FDA) cho biết Tập đoàn Sản xuất dầu mỡ Ting Hsin của nước này đã nhập hàng trăm tấn dầu dành cho động vật từ một công ty Việt Nam nhưng lại được ngụy trang dưới dạng dầu ăn dành cho người.
Cơ quan chức năng bất ngờ
Theo tờ Taipei Times ngày 12.10, FDA đã thu hồi 54 sản phẩm của Ting Hsin sau khi phát hiện từ đầu năm 2014 đến nay, tập đoàn này đã nhập 871 tấn dầu dành cho động vật từ một công ty Việt Nam mang tên “Dai Hanh Phuc”.
Điều nghiêm trọng ở đây, cũng theo báo Đài Loan, là 871 tấn dầu này lại được dán nhãn niêm yết “phù hợp dùng cho người” (fit for human use) bởi đơn vị giám định cũng của Việt Nam là Vinacontrol.
Kho chứa hàng hóa của Công ty Đại Hạnh Phúc cửa đóng then cài chiều 13.10.
FDA cho biết thêm, Tập đoàn Ting Hsin đã nhập tổng cộng 3.216 tấn mỡ từ Công ty Dai Hanh Phuc kể từ năm 2012 đến nay. Trong đó chỉ riêng năm 2014, đã nhập đến 850 tấn.
FDA cho biết, một báo cáo kiểm nghiệm do Vinacontrol – một công ty kiểm tra chất lượng tại Việt Nam, lại xác nhận là loại mỡ đó “có thể dùng cho người”.
Cũng theo Taipei Times, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đã gửi đến FDA văn bản của Bộ Công Thương Việt Nam xác nhận hiện Công ty Dai Hanh Phuc chỉ sản xuất dầu dùng sử dụng cho động vật.
Trao đổi với chúng tôi chiều 13.10, ông Trần Đăng Thành – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Vinacontrol, Giám đốc Công ty TNHH Giám định Vinacontrol TP.HCM – cho biết, ông hoàn toàn bất ngờ về thông tin này.
Video đang HOT
Theo ông Thành, trước đây ông có nghe về vụ dầu bẩn ở Đài Loan, nhưng đến hôm nay mới nghe thông tin Vinacontrol “có liên quan” như báo đưa.
“Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại hồ sơ ngay, để xem công ty có làm giám định vụ này không. Nếu có làm thì phải giải trình bao nhiêu lô. Nếu đây là sự thật thì đó là một sự việc rất lớn… Nếu lỗi do khâu kiểm tra thì chúng tôi phải rà soát lại toàn bộ quy trình”, ông Thành nói.
Ông Thành cũng cho biết sẽ có kết quả kiểm tra trong nay mai.
“Công ty Đại Hạnh Phúc chỉ bán dầu cá”
Chiều 13.10, phóng viên đến trụ sở Công ty TNHH Đại Hạnh Phúc (38/7C đường Thới Tây 2, ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) tìm hiểu về thông tin tập đoàn sản xuất dầu mỡ ở Đài Loan Ting Hsin đã nhập hơn 800 tấn dầu từ công ty. Tuy nhiên phía công ty cho biết hiện tại ban giám đốc đã đi công tác xa nên không thể tiếp và trao đổi với báo chí.
Anh Lữ Văn Phúc – em trai Giám đốc Lữ Thị Hạnh, cũng là người quản lý của công ty cho biết: “Công ty chủ yếu thu mua dầu cá, các loại thức ăn dành cho gia súc từ các công ty ở miền Tây về để xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, chứ công ty không trực tiếp chế biến bất cứ sản phẩm nào để tung ra thị trường nước ngoài”.
Khi được hỏi có hay không việc công ty xuất dầu cá sang thị trường Đài Loan dưới dạng gắn mác là dầu ăn cho người tiêu thụ, anh Phúc khẳng định là không, chuyện phía bên công ty Đài Loan làm gì sau khi mua dầu cá từ phía bên này thì công ty không hay biết, cũng như không có trách nhiệm.
Cuối cùng anh Phúc cho biết: “Nếu phóng viên cần thông tin gì thì thứ 5 quay lại. công ty sẽ trả lời”.
Theo Dân Việt
Kẻ dám mua lại cả ngàn tấn dầu cướp biển
Tàu Sunrise của Việt Nam bị cướp biển khống chế, hút đi 1/3 trong tổng số hơn 5.000 tấn dầu. Hàng ngàn tấn dầu đó sẽ bán cho ai. Ngành buôn bán tài sản cướp biển trên biển Đông trị giá hàng trăm triệu USD nhưng nhà chức trách các nước lại đang bó tay.
Dầu bẩn, tiền thật
Hàng chục vụ cướp biển mỗi năm tại eo biển Malacca, eo biển Singapore và khu vực phía Nam biển Đông khiến tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất trên thế giới này thành nỗi ám ảnh đối với các thủy thủ. Mục tiêu của bọn cướp là những dầu - một loại hàng hóa dễ bán.
Sau khi khống chế tàu Sunrise của Việt Nam trong nhiều ngày, bọn cướp biển đã bơm hút khoảng 1/3 trong tổng số hơn 5.000 tấn và thả cho tàu lênh đênh trên biển.
Vụ cướp tàu Sunrise tại khu vực gần Singapore ngày 3/10 giống hầu hết các vụ cướp biển tại eo biển Malacca, eo biển Singapore và khu vực phía Nam biển Đông trong nhiều năm qua với mục tiêu rất rõ ràng là cướp hàng hóa mà chủ yếu là dầu trên các tàu này.
Theo hãng tin AP, đây là vụ cướp biển thứ 12 kể từ tháng 4 tại Đông Nam Á. Cũng giống như các vụ trước đó, tàu đã bị tấn công và sau đó được thả sau khi chúng cướp hết hàng hóa mà phần lớn là dầu.
Mỗi năm có hàng chục vụ cướp biển tại eo biển Malacca, eo biển Singapore và khu vực phía Nam biển Đông.
Cục Hàng hải quốc tế (IMB) cũng đã xác nhận cách thức mà cướp biển khu vực này thực hiện là khá giống nhau. Trong rất nhiều vụ cướp biển trước đó, bọn cướp tấn công, chiếm giữ tàu. Các hệ thống thông tin liên lạc bị ngắt bỏ hoặc bị phá. Tàu được đưa tới một vị trí không xác định, chúng lấy hàng hóa trước khi được thả tàu và thuyền viên lênh đênh trên biển.
Tờ WSJ trích số liệu của Tổ chức chống cướp biển châu Á (ReCAAP) cho biết, trong 8 tháng đầu năm, đã có 99 vụ tàu biển bị cướp tấn công tại khu vực châu Á. Và thông thường các vụ việc xảy ra ở khu vực eo biển Malacca, eo biển Singapore và trên cả biển Đông.
Một thuyền trưởng có 20 năm kinh nghiệm vận tải biển cho biết, cách thức mà nhóm cướp thực hiện trong vụ tàu Sunrise là điển hình trên tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới này. Số lượng dầu bị cướp có giá trị trên thị trường chợ đen vào khoảng 1 triệu USD.
Trước đó, theo CNBC, hồi giữa tháng 6, tàu chở dầu MT Ai Maru cũng bị 7 tên cướp biển tiếp cận bằng cano cao tốc, không chế, đưa tàu ra xa bờ Malaysia khoảng 30 dặm trước khi cướp 620 tấn dầu chuyển sang một tàu chở nhiên liệu khác. Số dầu, theo CNBC, trên thị trường chợ đen có giá khoảng 550.000 USD.
Hồi cuối tháng 4, tàu Naniwa Maru 1 của Thái Lan cũng đã bị 16 tên cướp biển tấn công ở khu vực phía Đông bờ biển Malaysia, làm thương thuyền trưởng và lấy đi khoảng 3 triệu lít dầu diesel, trị giá khoảng 1,5 triệu USD trên thị trường đen.
Dầu bán ở đâu?
Theo Cục Hàng hải quốc tế, cướp biển đang có xu hướng gia tăng hoạt động trên khu vực eo biển Malacca, eo biển Singapore và khu vực phía Nam biển Đông. Trong vài năm gần đây, số vụ cướp biển tại khu vực này chiếm khoảng một nửa tổng số vụ trên trên thế giới. Indonesia, Malaysia và Singapore là khu vực có nhiều cướp biển nhất. Trong năm 2013, số vụ cướp biển trong khu vực đã lên tới 125 vụ, cao gấp ba lần năm 2009.
Ngành buôn bán tài sản cướp biển trên biển Đông trị giá hàng trăm triệu USD nhưng nhà chức trách các nước lại đang bó tay.
Theo đánh giá của ReCAAP, hàng hóa được cướp ưa thích nhất là dầu. Hàng trăm vụ cướp như vậy đã xảy ra trong vài năm qua nhưng hầu hết không thể bắt được thủ phạm. Chúng sở hữu vũ khí, nhiều tàu tốc độ cao, cả tàu chờ dầu lớn với mục đích cướp dầu và bán trên thị trường chợ đen.
Cho đến nay, các "khu chợ" như vậy chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, vị thuyền trưởng nói trên cho rằng, dầu có thể được bán ngay trên biển ngoài khơi các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan và thậm chí cả Việt Nam. Giá dầu chỉ bằng khoảng 50% so với giá bán trên thị trường nên việc tiêu thụ rất dễ dàng.
Gần đây, Bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau cũng đã phát hiện và tạm giữ con tàu chở hơn 9.000 lít dầu diesel không có hóa đơn, chứng từ nguồn gốc. Số dầu này sau đó được khai nhận là mua tại cảng Vàng của Malaysia đưa về Việt Nam tiêu thụ.
Trong vụ Sunrise hay các vụ trước đó, các thuyền trưởng và thuyền viên nhiều người xác nhận những tên cướp biển đa phần có nhận diện giống người Indonesia và Malaysia. Hoạt động của những tên cướp này rất chuyên nghiệp và cách thức tiến hành rất giống nhau, như của cùng một băng đảng.
Có thời gian, lực lượng hải quân Indonesia, Malaysia và Singapore phối hợp tuần tra ráo riết trong khu vực khiến nạn cướp biển giảm mạnh. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, nạn cướp biển lại hoành hành trở lại. IMB và ReCAAP thậm chí còn cho rằng, con số các vụ tấn công thực tế lớn hơn nhiều so với thông báo chính thức được đưa ra.
Theo Vietnamnet
Hà Nội: Dầu ăn rẻ như... trà đá tràn khắp hàng quán Tại một quầy bày bán đồ khô ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) bày la liệt những can dầu từ 5-20 lít đủ loại. Chỉ vào một can dầu ăn 10 lít, có nhãn hiệu gần giống một thương hiệu dầu ăn khá nổi trên thị trường, chị chủ hàng bảo: 260.000 đồng. Loạn dầu đong can, đựng túi Vờ lựa chọn dầu,...