Doanh nghiệp vận tải phải nghiên cứu Nghị định 100 để nhắc nhở lái xe
Lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu lưu ý các đơn vị kinh doanh vận tải dành thời gian nghiên cứu Nghị định 100/2019/NĐ-CP để nhắc nhở các lái xe.
Bến xe Bạc Liêu (phường 7, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu). Ảnh: Gia Minh
Ngày 10/1, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu tổ chức cuộc họp triển khai kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020. Với sự tham dự các phòng, ban chức năng và 17 đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn.
Theo Ban Quản lý Bến xe Bạc Liêu, thời gian cao điểm tại Bến xe Bạc Liêu khách đi tập trung vào ngày 24/1 hoặc 27/1/2020. Các đơn vị vận tải có quầy vé tại bến tổ chức bán vé đến 22h trong ngày.
Dự báo lượng khách đi lại trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 ước tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2019 và diễn ra trong 20 ngày (10 ngày trước Tết và 10 ngày sau Tết). Năm nay, bắt đầu từ 14/1 đến hết ngày 3/2/2020 (tức là từ ngày 20/12 năm Kỷ Hợi đến hết ngày 10/1 năm Canh Tý), bình quân ước khoảng 3.247 lượt khách/ngày thông qua Bến xe Bạc Liêu.
Những ngày trước Tết các doanh nghiệp vận tải hoạt động với lượng xe và tài chuyến được phân công hằng ngày, vào những ngày cận Tết, nếu lượng khách tăng đột biến như dự báo, Bến xe Bạc Liêu sẽ điều thêm xe của các đơn vị vận tải có danh sách đăng ký xe phục vụ Tết (bao gồm các xe loại 1, 2 và 3) tăng cường cho các tuyến: Bạc Liêu – Cà Mau; Bạc Liêu – Cần Thơ; Bạc Liêu – TP.HCM.
Các đơn vị vận tải sẽ chạy theo biểu đồ chạy xe đã đăng ký để tổ chức bố trí các xe trực vào hoạt động đón trả khách theo đúng số lượng xe và khung giờ đã đăng ký từ 12h ngày 24/1 đến 12h ngày 25/1/2020 (tức từ ngày 30/12 năm Kỷ Hợi đến 12h ngày mùng Một Tết năm Canh Tý).
Ngoài ra, trong đêm Giao thừa (từ 19h30 đến 24h ngày 30/12 năm Kỷ Hợi), các doanh nghiệp vận tải như: Công ty Phương Trang, Công ty TNHH Tuấn Hưng từ Cà Mau lên có trách nhiệm đưa xe vào trực trong khung giờ nói trên để hỗ trợ giải tỏa khách, không để ứ đọng khách đến 24h (đêm Giao thừa) tại Bến xe Bạc Liêu.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Trường Hận, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu phát biểu chỉ đạo tại buổi triển khai. Ảnh: Gia Minh
Ông Nguyễn Trường Hận, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu đề nghị các đơn vị kinh doanh vận tải tuyên truyền đến toàn bộ đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ hành khách tốt trong những ngày Tết Nguyên đán, Lễ hội Xuân Canh Tý năm 2020 nhất là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em, tuyệt đối không uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
“Tuyệt đối từ chối không vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ,… kê khai, niêm yết, thu giá cước, trao vé cho khách đúng quy định, không tự ý tăng giá vé trái quy định”, ông Hận chỉ đạo rõ.
Ông Hận cũng lưu ý các đơn vị kinh doanh vận tải dành thời gian nghiên cứu Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ để nhắc nhở các lái xe thực hiện đúng theo quy định, góp phần bảo đảm trật tự ATGT.
“Ban Quản lý Bến xe tàu Bạc Liêu duy trì công tác bảo đảm trật tự ATGT tại bến, hướng dẫn, nhắc nhở các đơn vị kinh doanh vận tải kê khai, niêm yết, thu giá cước đúng theo quy định. Tuyệt đối không để hành khách ứ đọng tại bến xe trong đêm Giao thừa”, ông Hận nhấn mạnh.
Theo baogiaothong.vn
Cuối năm, lại nóng hàng giả
Càng gần Tết Nguyên đán, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại càng có chiều hướng phức tạp hơn. Các đối tượng buôn lậu thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động với phương thức, thủ đoạn tinh vi, táo tợn.
Trong khi đó, hàng giả, hàng nhái tìm cách len lỏi vào thị trường nội địa sau đó gắn mác "made in Vietnam" gây mất niềm tin với người tiêu dùng.
Lực lượng chức năng kiểm tra những sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ.
Hàng giả, hàng nhái hoành hành dịp cuối năm
Mặc dù công tác chống buôn lậu đã được tăng cường và làm mạnh, song càng về cuối năm vấn nạn hàng giả, hàng nhái càng có chiều hướng gia tăng, diễn biễn phức tạp. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, dù các điểm "nóng" như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang... đã được các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, chốt chặn; khu vực đường mòn lối mở và phía Trung Quốc cũng đã xây dựng nhiều hàng rào biên giới kiên cố, song thực tế việc buôn lậu, vận chuyển một số mặt hàng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Tại Lạng Sơn, mới đây lực lượng Bộ đội Biên phòng chủ trì đã phát hiện, bắt giữ gần 13 tấn pháo nổ vận chuyển trái phép qua biên giới để vào tiêu thụ nội địa. Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cũng phát hiện số lượng lớn thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam không có hóa đơn chứng từ.
Trong đợt triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, Đội Quản lý thị trường số 10 - Trạm Kiểm soát Liên hợp Dốc Quýt đã kiểm soát việc vận chuyển hàng thực phẩm qua địa bàn. Trong quá trình này, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện xe ô tô vận chuyển gần 2.000 sản phẩm thực phẩm do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ nhập khẩu hợp pháp kèm theo. Tài xế khai nhận toàn bộ số thực phẩm trên xe được mua ở quanh khu vực chợ Tân Thanh, Văn Lãng để vận chuyển về tiêu thụ trong khu vực nội địa.
Tại tỉnh Quảng Ninh, tình trạng buôn lậu cũng diễn biến phức tạp, tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu có điều kiện, cấm nhập khẩu như: Thuốc lá điếu; hàng tiêu dùng, điện thoại, máy tính bảng đã qua sử dụng, mỹ phẩm, thủy sản giống, khoáng sản, hoa quả..., với những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các đối tượng đã lợi dụng chế độ ưu đãi miễn kiểm tra của hải quan, chính sách ưu đãi, miễn thuế của cư dân biên giới, thuê người theo dõi các lực lượng chức năng, vận chuyển hàng theo từng cung đường, sử dụng biển kiểm soát giả, cất giấu hàng vào hầm...
Không chỉ có xu hướng gia tăng tại các khu vực biên giới phía Bắc, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại cũng đang làm đau đầu lực lượng chức năng các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk vừa phát hiện bên trong kho hàng ở trung tâm TP Buôn Ma Thuột có chứa hàng ngàn sản phẩm không hóa đơn, nguồn gốc. Cụ thể, ngày 6/1, Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành kiểm tra và phát hiện bên trong kho hàng của Lê Văn Kiệt (23 tuổi, trên đường Ama Khê, phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột) có 7763 sản phẩm là bánh kẹo, nước giải khát, khăn giấy không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (trong đó có 16 sản phẩm hết hạn sử dụng); 400 sản phẩm trên bao bì ghi tiếng nước ngoài nhưng không có tem, nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Hiện toàn bộ số hàng hóa không có hóa đơn chứng từ trên đã được Phòng Cảnh sát kinh tế tiến hành tạm giữ để điều tra mở rộng và xử lý theo quy định của pháp luật.
Chế tài nhẹ, đối tượng "nhờn thuốc"
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình trạng buôn lậu, sản xuất, vận chuyển kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra phổ biến khắp các vùng miền, đặc biệt là khu vực đô thị với nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán 2020.
Nhận định về vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại hiện nay, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian gần đây, tình trạng gian lận xuất xứ hàng hoá Việt Nam đưa từ nước ngoài vào thị trường trong nước có xu hướng gia tăng. Trong năm 2019, ngành Hải quan đã tập trung chỉ đạo toàn lực lượng đấu tranh phòng ngừa gian lận xuất xứ, giả mạo xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, vị này cho rằng, nếu có sự thống nhất cao và phân cấp quản lý rõ ràng, sẽ hạn chế được nhiều hành vi vi phạm về gian lận thương mại.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, vẫn còn tình trạng văn bản chồng chéo, thiếu sự thống nhất, chế tài chưa đủ sức răn đe dẫn đến vấn nạn gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái chưa được ngăn chặn "tới nơi tới chốn". Bởi vậy, để giảm thiểu những khó khăn trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, các chuyên gia trong ngành đề xuất, các Bộ, ngành cần gấp rút rà soát văn bản quy phạm pháp luật, tránh chồng chéo trong việc ban hành thông tư, quy định nhằm hạn chế tình trạng nhiều cơ quan, doanh nghiệp cùng thấy khó xử lý trong một số hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, cần phải tăng chế tài xử phạt các hành vi gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ. Bởi, nói như TS. Nguyễn Trí Hiếu, hiện nay hành vi gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ chủ yếu mới chỉ xử lý dân sự, không xử lý hình sự, trong khi đó, lợi nhuận mang về lại quá lớn nên các đối tượng "nhờn thuốc". "Chỉ khi tăng mạnh chế tài, chúng ta mới có thể hy vọng giảm thiểu được vấn nạn này" - ông Hiếu nhấn mạnh.
Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) trong năm 2020 này, lực lượng quản lý thị trường xác định nhiệm vụ chính và quan trọng nhất là đẩy lùi hàng giả, với các kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, xử lý vi phạm gian lận thương mại, điều tra và xử lý mạnh các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng giả tại nhiều tỉnh thành phố trên cả nước.
Nhóm PV
Theo daidoanket.vn
Sở GTVT Cần Thơ quan tâm hơn phát triển hạ tầng giao thông Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trương Quang Hoài Nam đối với nhiệm vụ năm 2020 của ngành giao thông TP. Ngày 7-1, Sở GTVT TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020. Theo báo cáo, năm qua, công tác duy tu, sửa...