Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận gói hỗ trợ vốn khôi phục sản xuất sau dịch COVID-19
Nhiều doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới (vừa chống dịch vừa sản xuất) và mong muốn tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để đẩy nhanh tiến độ khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, việc tiếp cận các gói hỗ trợ vốn vay vẫn còn không ít khó khăn.
Doanh nghiệp đang “khát” vốn
Theo nhận định của các hiệp hội doanh nghiệp (DN) tại TP Hồ Chí Minh, khó khăn lớn nhất của DN hiện nay vẫn là nguồn vốn. Ông Trần Quốc Mạnh, đại diện Hội Mỹ nghệ – Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh cho biết, việc triển khai các chính sách hỗ trợ tài chính cho DN gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID -19 vẫn đang tắc nghẽn. “Nếu các ngân hàng không hạ tiêu chuẩn vay vốn dài hạn, sẽ có khoảng 50% DN trong Hội Mỹ nghệ – Chế biến gỗ không thể vay vốn và số lượng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nếu DN không có vốn để hoạt động, tất cả các chính sách hỗ trợ đều không còn ý nghĩa, vì vốn là vấn đề sống còn của các DN hiện nay”, ông Trần Quốc Mạnh cho biết.
Các doanh nghiệp cần nguồn vốn để khôi phục sản xuất sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát.
Tương tự, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực – Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, cho rằng, sau nhiều nỗ lực khơi thông dòng vốn hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa của Thành phố, vừa qua, cũng có một số DN trong ngành lương thực, thực phẩm đã tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này. “Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp đang vướng thủ tục hành chính. Chẳng hạn, đối với các chính sách hỗ trợ về vốn theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, nhiều DN trong ngành cũng phản ánh rằng các điều kiện vay vốn thậm chí còn khắt khe, chặt chẽ hơn; thủ tục thẩm định, chứng minh thiệt hại còn phức tạp, rườm rà; đối tượng áp dụng còn chưa rõ ràng; DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ khó tiếp cận chính sách ưu đãi, đồng thời các chính sách hỗ trợ hiện cũng rất khác nhau giữa các ngân hàng…”, bà Lý Kim Chi cho biết.
Cũng theo bà Lý Thị Kim Chi, ngành sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm cần được ưu tiên hấp thụ vốn để gia tăng sản xuất, vì cung cấp các sản phẩm thiết yếu. Quan trọng hơn, thời điểm như lúc này, nếu có vốn để triển khai nhanh và hiệu quả việc tái cấu trúc, mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc, mã vùng… sẽ giúp DN tận dụng thị trường trong nước và có cơ hội rộng lớn để nhanh chóng trở lại xuất khẩu khi các đối thủ khác còn đang phải chống dịch bệnh.
Theo thống kê của Hiệp hội DN TP Hồ Chí Minh, hầu hết DN hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh trọng điểm của thành phố như: cơ khí, điện, cao su, nhựa, công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giày… không phân biệt quy mô lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ đều trong tình trạng đã cạn kiệt các nguồn lực kinh doanh, trong đó khó khăn chính là về dòng vốn. Một số DN phải đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản và chuẩn bị bên bờ vực phá sản nếu không có sự hỗ trợ từ Nhà nước, Chính phủ…
Ông Chu Đức Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP Hồ Chí Minh cho biết, thống kê sau mùa dịch COVID-19 cho thấy, 53% doanh nghiệp biết đến chính sách ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay… sau khi dịch bệnh được kiểm soát tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 28% số doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn hỗ trợ này. Để thúc đẩy các gói hỗ trợ đến được tay doanh nghiệp, Hiệp hội đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh thiết lập cơ chế thông tin nhanh danh sách các doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch COVID-19 đang nợ ngân hàng hoặc chưa tiếp cận được vốn vay để kiến nghị lên UBND Thành phố có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp.
Video đang HOT
Đẩy nhanh các gói hỗ trợ
Theo ông Chu Đức Dũng, để đẩy nhanh các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần tháo gỡ một số rào cản về thẩm định, chứng minh thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra, tài sản thế chấp và chứng minh khả năng trả nợ… bởi đây đang được xem là nút thắt lớn nhất để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay. Ngoài ra, Hiệp hội cũng vừa phối hợp với ngân hàng để thống kê xem cụ thể từng nút thắt của các doanh nghiệp và từng bước tháo gỡ các nút thắt cho doanh nghiệp khi cần nguồn vốn đẩy mạnh sản xuất trong tình hình mới – vừa khôi phục sản xuất vừa chống dịch hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh đã khôi phục hoạt động trở lại nhanh chóng nhờ việc đẩy mạnh bán hàng qua mạng, qua truyền hình… trong thời gian trong và sau dịch bệnh COVID-19.
Bà Lý Kim Chi cũng cho biết, vừa qua, DN trong ngành cũng đã có kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình chuẩn mới đối với việc thẩm định, đánh giá thiệt hại; ban hành danh mục ngành nghề, lĩnh vực được xác định là đối tượng DN chịu thiệt hại trực tiếp do dịch bệnh để được hưởng hỗ trợ công khai, minh bạch, hạn chế việc “xin- cho” khi tiếp cận các gói hỗ trợ khi doanh nghiệp cần khôi phục sản xuất.
Trong khi đó, ông Bùi Anh Sơn, Phó Chủ tịch Hội cơ khí – điện TP Hồ Chí Minh, kiến nghị các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh nên có những tham mưu mang tính vĩ mô để tránh tình trạng hỗ trợ DN lớn mà bỏ quên những DN nhỏ lẻ và gói hỗ trợ không đạt hiệu quả như mong muốn. “Để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau dịch, trước mắt, các ngân hàng áp dụng giảm lãi suất trần từ 5% xuống còn 4,75%, tức là giảm 0,25%. Mức này là không nhiều và sẽ không có tác dụng đối với DN đang hoạt động cầm chừng, thậm chí đang bên bờ vực phá sản. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước nên tính toán giảm lãi suất trần ít nhất là 1% thì mới có ý nghĩa cho các doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch bệnh muốn khôi phục sản xuất”, ông Bùi Anh Sơn đề nghị.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, cho biết: 4 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng tín dụng của TP Hồ Chí Minh là 2,4%, cao gấp đôi cả nước. Mặc dù vậy, dư địa tăng trưởng tín dụng trong năm vẫn còn rất lớn vì kế hoạch tăng 14%, tức còn đến 11,5%, tương ứng 300.000 tỷ đồng, nên không có chuyện thiếu vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, không có chuyện ngân hàng không cho DN vay, mà vấn đề là DN có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng không mà thôi. Bởi tại TP Hồ Chí Minh, không ít DN, nhất là DN nhỏ và vừa thường không có tài sản thế chấp. Đối với các DN này, có thể liên hệ với Quỹ Bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa tại TP Hồ Chí Minh để được hỗ trợ bảo lãnh vay vốn khi cần vốn vay khôi phục sản xuất
Hạ mặt bằng lãi suất: "Tiếp sức" cho doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
Các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, góp phần giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19. Trong ảnh: Khách hàng giao dịch tại VietinBank - Chi nhánh quận Hai Bà Trưng. Ảnh: Quang Thái
Mặt bằng lãi suất giảm khá mạnh
Theo sự điều chỉnh mới, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5% xuống 3%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,5% xuống 5%/năm. Ngoài ra, lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng cũng được điều chỉnh giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm...
Ghi nhận sáng 18-5 cho thấy, biểu lãi suất huy động của 30 ngân hàng thương mại trong nước niêm yết quanh mức 0,1-8,3%/năm tùy theo kỳ hạn. Tuy nhiên, đối với một số mức lãi suất ngắn hạn được áp "trần", hầu hết lãi suất niêm yết của các ngân hàng thương mại đều dưới "trần".
Trong đó, các ngân hàng lớn, như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đều niêm yết lãi suất không kỳ hạn ở mức 0,1%/năm, thấp hơn so với "trần" quy định của Ngân hàng Nhà nước và thấp nhất trong hệ thống.
Các kỳ hạn khác cũng được điều chỉnh mạnh, trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng của Vietcombank là 4,1-4,25%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 2 tháng tại VietinBank và BIDV là 4%/năm, từ 3 tháng đến dưới 6 tháng 4,25%/năm. Các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã hạ lãi suất huy động xuống còn 4,1-4,25%/năm (đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng)...
Theo ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank, việc giảm lãi suất huy động tạo dư địa giúp các ngân hàng hạ mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn xuống 5%/năm. Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho rằng, thực tế, các ngân hàng cũng có động thái giảm các chi phí 1-2 tháng qua, nhưng dư địa cũng không còn nhiều.
"Chi phí lớn nhất, quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến lãi suất cho vay là chi phí lãi huy động (chiếm 70-80% tổng chi phí của ngân hàng). Các ngân hàng giảm được lãi suất huy động là điều kiện tốt để giảm lãi suất cho vay, không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn", ông Nguyễn Đình Tùng phân tích.
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) Phạm Thanh Hà cho biết, hiện có khoảng 1,8-2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% dư nợ toàn hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tập trung vào các ngành như: Công nghiệp chế biến - chế tạo, vận tải, dịch vụ... Bởi vậy, quyết định giảm các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cùng với việc tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay một cách bền vững, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Sẵn sàng cung ứng vốn cho nền kinh tế
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ảnh: Tuấn Anh
Thực tế, từ khi dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, hệ thống ngân hàng đã có một đợt hạ mặt bằng lãi suất cho vay xuống mức 5,5%/năm. Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) thông tin, tập đoàn cùng với nhiều đơn vị thành viên đã được Vietcombank hỗ trợ giảm lãi suất với dư nợ gần 1.200 tỷ đồng. Sắp tới, Vietcombank tiếp tục xem xét giảm lãi suất đợt hai với dư nợ khoảng 780 tỷ đồng. Đây là giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp ổn định dòng vốn, khôi phục sản xuất.
Trong khi đó, bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam chia sẻ, hiện thị trường trong nước đã dần khôi phục trở lại, vì vậy, việc ngân hàng hạ lãi suất là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời. Đi đôi với đó, doanh nghiệp mong muốn ngân hàng đơn giản thủ tục, nhất là thủ tục thế chấp tài sản với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện tiếp cận vốn thuận lợi hơn...
Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank cho hay, với lĩnh vực sản xuất thiết yếu, ngân hàng còn tiếp tục hạ lãi suất cho vay thêm 2-2,5%/năm. Năm 2020, VietinBank dự kiến dành khoảng 3.000-4.000 tỷ đồng từ cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất, chia sẻ khó khăn với khách hàng.
Tương tự, theo Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành, Vietcombank đang xem xét hỗ trợ giảm lãi cho danh mục 50.000 tỷ đồng. Dự kiến, phần lợi nhuận chia sẻ với khách hàng qua việc giảm lãi cũng trên 2.240 tỷ đồng.
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Thanh Hà thông tin, không kể việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đến nay, hệ thống ngân hàng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 260.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng; cho 182.000 khách hàng vay mới 630.000 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi thấp hơn phổ biến 0,5-2,5%/năm so với mặt bằng. Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã cho vay mới đối với gần 517.000 khách hàng với dư nợ gần 19.000 tỷ đồng.
Rõ ràng, ngay sau hội nghị đối thoại Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng hạ mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn xuống 5%/năm là động thái tích cực hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Mong lãi suất cho vay hạ hơn và ổn định Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã quyết định tiếp tục giảm nhiều loại lãi suất điều hành, giúp mặt bằng lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại cũng được giảm thêm. Liệu đây đã thực sự là bài thuốc "đủ liều" để hỗ trợ các DN sau đại dịch Covid-19? Lãi suất cho vay muốn giảm xuống phải...