Doanh nghiệp Ninh Thuận linh hoạt điều tiết hoạt động sản xuất ‘3 tại chỗ’
Để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Ninh Thuận đã rất chủ động, linh hoạt điều tiết cả nhân lực và vật lực làm việc theo phương án “3 tại chỗ” để vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam (thứ hai từ trái qua) kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Công ty chế biến thủy sản Thông Thuận ( Khu công nghiệp Thành Hải).
Ông Sử Đình Vinh, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận cho biết, kể từ khi UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/7/2021 về triển khai đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã triển khai, phổ biến đến các doanh nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp về các biện pháp phòng, chống dịch. Ban Quản lý cũng chỉ cho phép các doanh nghiệp được hoạt động khi đáp ứng được phương án “3 tại chỗ” trong việc phòng, chống dịch, đảm bảo thực hiện quy định 5K; giảm 50% người lao động; đồng thời phải tổ chức xét nghiệm cho người lao động 3 ngày/lần và thực hiện ký giấy xác nhận đi lại cho người lao động.
Qua kiểm tra của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận cho thấy, toàn tỉnh hiện có 9 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Thành Hải (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) và Khu công nghiệp Phước Nam (huyện Thuận Nam) đang duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng phương án “3 tại chỗ”.
Hiện các doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 100 người đều chọn phương án “3 tại chỗ” để tổ chức và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lao động cao hơn, chưa đảm bảo các điều kiện “3 tại chỗ” thì đang thực hiện phương án bố trí người lao động đi làm luân phiên, giảm 50% lao động làm việc.
Nhà máy chế biến hạt điều Long Sơn ( Cụm công nghiệp Tháp Chàm, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) phối hợp với ngành y tế thường xuyên test COVID-19 cho công nhân trước giờ vào làm.
Nhiều doanh nghiệp cũng đã chủ động phối hợp cùng ngành y tế tổ chức thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người lao động ở tại nhà máy. Điển hình như Công ty cổ phần thực phẩm Cánh Đồng Việt (Khu công nghiệp Thành Hải) đã tổ chức xét nghiệm cho toàn thể người lao động ở tại nhà máy với 164 người và cho kết quả âm tính.
Bà Hồ Nguyệt Ánh, cán bộ quản lý Công ty cổ phần thực phẩm Cánh Đồng Việt cho biết, việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 là yêu cầu cần thiết và cấp bách nên công ty đã chủ động thực hiện ngay khi UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Chỉ thị 16/CT-UBND.
Video đang HOT
Theo đó, Công ty cổ phần thực phẩm Cánh Đồng Việt đã áp dụng phương án “3 tại chỗ”, cho người lao động đăng ký đi làm ở lại công ty và được bố trí ăn, nghỉ tại chỗ. Trước đây, mỗi ngày công ty có 350 cán bộ, công nhân làm việc, nhưng nay giảm xuống còn 164 người.
Bà Hồ Nguyệt Ánh chia sẻ, để đảm bảo an toàn cho người lao động, công ty đã áp dụng nghiêm các biện pháp như: không cho người ngoài vào nhà máy; hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất được giao nhận và khử khuẩn trước khi đưa vào nhà máy; đặc biệt là quản lý chặt chẽ người lao động trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phan Tấn Cảnh (phải) kiểm tra bếp ăn phục vụ công nhân tại Dự án điện gió số 5 Ninh Thuận (Trung Nam-Phước Hữu).
Theo Giám đốc Công ty TNHH Thông Thuận – Chi nhánh Ninh Thuận, ông Võ Việt Chung, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, công ty đã bố trí giãn cách trong khu sản xuất với nhiều tổ, nhóm nhỏ, giảm công nhân làm việc từ 1.500 công nhân xuống còn 422 người. Tại khu bếp ăn, công ty chỉ bố trí 4 người ngồi chung một bàn ăn. Công ty đã tiến hành xét nghiệm nhanh COVID-19 cho toàn bộ công nhân đang làm việc tại chỗ, việc test nhanh được thực hiện 3 ngày/lần.
Công ty cũng luôn chú trọng kiểm soát phương tiện từ ngoài tỉnh vào, đảm bảo nghiêm ngặt các quy định về khử khuẩn phương tiện; đồng thời yêu cầu người lái xe phải có giấy xét nghiệm âm tính với SASR-CoV-2, nghỉ trên cabin xe hoặc được bố trí ở khu riêng biệt, không được tiếp xúc với người trong nhà máy.
Giám đốc điều hành Công ty TNHH Việt – Úc Phước Dinh (huyện Thuận Nam), bà Phạm Quỳnh Thoa cũng chia sẻ: công ty chuyên sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ để cung cấp cho thị trường phía Nam. Để đảm bảo việc phòng, chống dịch, công ty đã triển khai phương án “3 tại chỗ” theo đúng quy định. Theo đó, 160 cán bộ, nhân viên đã được công ty bố trí làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ ngay tại chỗ làm.
Đối với những lao động đến từ địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, công ty bố trí ăn, ngủ, nghỉ tại chỗ. Việc ăn uống được bố trí theo suất riêng, chia ba khung giờ ăn mỗi bữa, cách nhau 30 phút. Nếu có dấu hiệu cảm, sốt thì người lao động nghỉ làm việc để cách ly điều trị.
Đoàn công tác UBND tỉnh Ninh Thuận kiểm tra nơi ở tại chỗ của công nhân làm việc tại Công ty chế biến thủy sản Thông Thuận (Khu công nghiệp Thành Hải).
Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt – Úc Phước Dinh luôn yêu cầu cán bộ, nhân viên thường xuyên khai báo y tế qua các ứng dụng Ncovi, Bluezone; tự đo thân nhiệt và theo dõi sức khỏe; đồng thời kiểm soát người ra, vào công ty bằng mã QR và luôn tiến hành khử khuẩn 2 lần/tuần.
Ngoài ra, công ty cũng đã đăng ký vaccine tiêm phòng COVID-19 cho người lao động; mua sắm thêm 150 bộ quần áo bảo hộ chống dịch và 200 kit test nhanh; bố trí phòng cách ly y tế tạm thời và trang bị kính chống giọt bắn, găng tay cho người lao động. Công ty lắp đặt bổ sung camera để thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát và phục vụ truy vết trong trường hợp cần thiết.
Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận, khó khăn nhất hiện nay của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là việc thực hiện quy định “3 tại chỗ” và “hai điểm đến, một con đường”. Trong các khu công nghiệp, hiện chỉ có ít doanh nghiệp đủ điều kiện để có thể bố trí thực hiện theo yêu cầu này, nhưng quá trình thực hiện cũng đã phát sinh chi phí tương đối lớn nên các doanh nghiệp cũng đang phân vân, tính toán phương án cho phù hợp.
Công ty chế biến thủy sản Thông Thuận (Khu công nghiệp Thành Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) bố trí nơi ở tại chỗ cho công nhân, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Theo phán ánh của các doanh nghiệp, hiện nay việc thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho người lao động gặp không ít khó khăn. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường nhân lực và mẫu xét nghiệm để thực hiện xét nghiệm cho người lao động khi doanh nghiệp có nhu cầu, tránh tình trạng người lao động đi lại đến trung tâm, cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm, mất thời gian và không đảm bảo an toàn.
Đồng hành và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, những ngày qua, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận luôn thị sát, kiểm tra việc phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất, kinh doanh. Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đánh giá cao nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc cùng lúc thực hiện hai mục tiêu là vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất, tiến độ đầu tư.
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát kéo dài, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận rất mong muốn các doanh nghiệp tập trung khắc phục khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là phải đảm bảo phương án “3 tại chỗ” nếu cần thiết phải tổ chức sản xuất. Nếu không đảm bảo thì buộc phải dừng hoạt động để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Bảo vệ sức khỏe công nhân
Người lao động tạm nghỉ việc để cách ly tại nhà hoặc làm việc trực tuyến vẫn được hưởng đủ lương và các chế độ khác
Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến khó lường, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh để vừa bảo vệ sức khỏe người lao động (NLĐ) vừa bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh ổn định.
Bảo đảm quyền lợi người lao động
Một trong những DN làm tốt công tác phòng chống dịch là Công ty TNHH Compass II (KCN Việt Nam - Singapore - VSIP). Trước khi vào xưởng làm việc, công nhân (CN) phải đo thân nhiệt, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang và quét mã vạch khai báo y tế.
Công nhân Công ty TNHH Apparel Far Eastern Việt Nam rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi vào làm việc
Tại căng - tin, tất cả bàn ăn đều được lắp vách ngăn bằng mica, mỗi bàn chỉ bố trí 2 người. Giờ ăn được bố trí giãn cách nhằm hạn chế tập trung đông người. Xưởng sản xuất cũng được phun xịt khử khuẩn thường xuyên, vị trí làm việc của CN được sắp xếp hợp lý để bảo đảm quy định giãn cách. Liên tục 2 tháng qua, trên loa phát thanh nội bộ, Công đoàn cơ sở cũng tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở CN ở các bộ phận tuân thủ nghiêm những khuyến cáo về phòng chống dịch của ngành y tế, thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế).
Tại Công ty TNHH Giày Thông Dụng (TP Thuận An), những trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu ho, sốt, đi đến vùng dịch... sẽ được hướng dẫn đến trung tâm y tế phường khai báo, kiểm tra sức khỏe. Kết luận của cơ quan y tế sẽ là căn cứ để ban giám đốc quyết định cho NLĐ được tiếp tục đi làm hay phải nghỉ ở nhà thực hiện cách ly. "Những trường hợp phải cách ly tại nhà hoặc ở trong khu vực bị phong tỏa vẫn được công ty trả đủ lương" - ông Nguyễn Minh Tiến, Chủ tịch Công đoàn công ty, cho biết.
Tại Công ty TNHH Apparel Far Eastern Việt Nam (VSIP 1), ban giám đốc yêu cầu toàn thể 3.500 lao động của công ty phải cài đặt phần mềm ứng dụng khai báo thông tin y tế do bộ phận công nghệ thông tin của DN lập trình. Hằng ngày trước khi vào ca, NLĐ phải khai báo thông tin những nơi đi đến để được sàng lọc. Những trường hợp đi hoặc đến những vùng có dịch hay tiếp xúc với người đi đến từ vùng dịch sẽ được hướng dẫn đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra. Với những trường hợp ban giám đốc công ty yêu cầu tạm nghỉ việc ở nhà cách ly hoặc làm việc trực tuyến, NLĐ vẫn được hưởng đủ lương và các chế độ khác.
Nâng cao ý thức phòng dịch
Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Công ty CP Sao Việt (KCN Đồng An, TP Thuận An) đã chủ động thành lập 35 "Tổ an toàn Covid-19" với 210 thành viên là cán bộ chủ chốt từ văn phòng đến các xưởng sản xuất. Nhiệm vụ hằng ngày của các thành viên trong tổ là tuyên truyền, nhắc nhở NLĐ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ngoài giờ làm việc; phát hiện và kiến nghị người có trách nhiệm xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm về phòng chống dịch cũng như những trường hợp NLĐ có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 để cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kịp thời.
Để bảo vệ sức khỏe NLĐ và ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh tại các DN, song song với thông tin tuyên truyền phòng chống dịch, Công đoàn các KCN tỉnh Bình Dương cũng khuyến cáo cán bộ, đoàn viên cần chủ động khai báo y tế khi có quá trình di chuyển, tiếp xúc liên quan đến các trường hợp nghi nhiễm, những trường hợp đến hoặc trở về từ các vùng có dịch. Các hoạt động chăm lo cho CN tại DN hoặc nơi cách ly, phong tỏa cũng phải bảo đảm yêu cầu phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế để ngăn ngừa rủi ro. Mới đây, Công đoàn các KCN tỉnh Bình Dương đã lên kế hoạch chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên và NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, đoàn viên, NLĐ (bao gồm cả DN chưa có tổ chức Công đoàn) là F0 đang điều trị bệnh mà không vi phạm các quy định về phòng chống dịch được hỗ trợ 3 triệu đồng/người; đoàn viên, NLĐ thuộc diện F1 được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người; NLĐ (tại các DN có đóng kinh phí Công đoàn) thuộc diện phải cách ly tại nơi ở theo yêu cầu của cơ quan chức năng được hỗ trợ 500.000 đồng/người.
Doanh nghiệp vận tải chuyển đổi số để thích ứng với dịch Dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp tại các địa phương đang khiến các doanh nghiệp (DN) vận tải lao đao do đứt gẫy kết nối vận tải, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, nhưng cũng là cơ hội để DN chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách, hàng hóa để phát triển trong và sau dịch....