‘Doanh nghiệp nhờ thu thuế xuất nhập khẩu’ giúp giảm nhiều chi phí
Theo ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng Cục thuế Xuất nhập khẩu ( Tổng cục Hải quan), chương trình “Doanh nghiệp nhờ thu thuế xuất nhập khẩu” là phương thức thu thuế được tự động hóa cao nhất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thời gian và nhân lực.
Doanh nghiệp nhờ thu thuế sẽ tiết kiệm được chi phí nhân lực, thời gian kê khai nộp thuế với hải quan. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
Theo đó, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với 5 ngân hàng thương mại ( NHTM) nhằm triển khai chương trình trên, tạo thuận lợi nhiều hơn cho doanh nghiệp XNK, qua đó thông quan nhanh hàng hóa.
Ông Lưu Mạnh Tưởng cho biết, với những doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục XNK có số lượng lớn tờ khai phải nộp thuế, có đủ năng lực tài chính, Tổng cục Hải quan sẽ nâng cấp mở rộng dịch vụ thanh toán nộp tiền thuế điện tử 24/7; đồng thời chủ động chuyển thông tin số thuế phải nộp sang ngân hàng mà doanh nghiệp ủy quyền để thanh toán nợ thuế, giúp lô hàng của doanh nghiệp được thông quan nhanh chóng.
Thời gian đầu, hải quan lựa chọn 5 ngân hàng tham gia và sẽ mở rộng dần đối với các ngân hàng đang hợp tác phối hợp thu thuế với Tổng cục Hải quan. Ưu điểm của chương trình này là phía hải quan sẽ chuyển từ thu thuế bị động (chờ doanh nghiệp nộp thuế) sang chủ động thu thuế. Phía doanh nghiệp được hưởng lợi khi không phải mất nhân lực, thời gian để kê khai nộp thuế với hải quan, nhất là doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu có tờ khai phát sinh lớn.
Video đang HOT
Theo Tổng cục Hải quan, phương thức thu trên nhằm đảm bảo khắc phục triệt để tình trạng sai sót của cả doanh nghiệp và hải quan trong khi kê khai nộp thuế. Khi phát sinh số thuế phải nộp, lập tức quy trình thu thuế doanh nghiệp nhờ thu sẽ tự động chuyển lệnh đến hải quan; phía hải quan chuyển thông tin đến ngân hàng; ngân hàng tự động chuyển tiền và chuyển lệnh lên cổng thông tin hải quan, từ đó doanh nghiệp có thể được thông quan hàng hóa.
“Việc áp dụng phương thức trên đáp ứng được yêu cầu nộp thuế và thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp ngày lễ và ngoài giờ hành chính. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp có nhu cầu lấy hàng nhanh, khẩn cấp có thể nộp thuế và được thông quan ngay hàng hóa. Đối với hải quan, phương thức này cho phép tiết kiệm nhân lực, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý, đơn giản quy trình thu nộp thuế và trừ nợ chính xác khoản nợ thuế kịp thời ngay sau khi doanh nghiệp nộp thuế, chấm dứt tình trạng cưỡng chế nhầm doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế”, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Trưởng phòng dự toán – quản lý thu ngân sách, Cục thuế XNK (Tổng cục Hải quan) nói.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, những năm qua hải quan không ngừng cải cách, áp dụng các phương thức hiện đại điện tử hóa công tác này. Tính đến đầu tháng 9/2019, số thu thuế XNK đạt hơn 235.000 tỷ đồng, đạt 78% dự toán (300.500 tỷ đồng), tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, tỷ lệ nộp thuế bằng phương thức điện tử đã đạt hơn 94%/tổng thu; có cục hải quan tỷ lệ nộp thuế điện tử lên đến 99%.
Đến nay, cơ quan hải quan đã ký kết hợp tác phối hợp thu thuế điện tử với khoảng 39 NHTM, tạo điều kiện doanh nghiệp có thể nộp thuế mọi nơi, mọi lúc khi có thiết bị điện thoại, máy vi tính kết nối internet và được thông quan hàng hóa ngay sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Thu thuế điện tử còn hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt; tránh sai sót trong quá trình thu nộp thuế và thu khác khi hạch toán đối với doanh nghiệp và cả đối với cơ quan quản lý thu.
Minh Phương/Báo Tin tức
Theo Baotintuc.vn
ADB: Bất chấp rủi ro toàn cầu leo thang, thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi có Việt Nam tiếp tục tăng mạnh
ADB đánh giá mức tăng trưởng Việt Nam đạt được chủ yếu là nhờ mức tăng 3,2% của thị trường trái phiếu chính phủ (~48 tỷ USD), thông qua việc phát hành trái phiếu kho bạc và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á mới nhất của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ghi nhận, thị trường trái phiếu nội địa của các quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Á (có Việt Nam) vẫn tăng đều đặn tính đến quý 2/2019, trong bối cảnh căng thẳng thương mại tiếp diễn, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng như toàn cầu đang chậm lại.
Chi tiết, kết thúc nửa đầu năm, tổng giá trị trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên thị trường Đông Á mới nổi đạt 15.300 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ. Riêng quý 2, số lượng trái phiếu phát hành đạt 1.600 tỷ USD, tăng hơn 12% so với quý 1 nhờ việc phát hành mạnh trái phiếu chính phủ và sự phục hồi trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Mặt khác, báo cáo cũng cho thấy đã có 9.400 tỷ USD trái phiếu chính phủ bằng đồng nội tệ đang lưu hành, cao hơn 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp là 5.800 tỷ USD, tăng 15%.
Được biết, Trung Quốc vẫn là thị trường trái phiếu lớn nhất khu vực, chiếm tới 75,3% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành. Tính tới cuối tháng 6/2019, tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc là 84,6%, so với mức 78,8% vào cùng kỳ năm trước.
Riêng Việt Nam, giá trị thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ cũng tiếp tục mở rộng trong quý 2/2019 lên gần 53 tỷ USD, tăng 2,6% so với quý trước. ADB đánh giá mức tăng trưởng Việt Nam đạt được chủ yếu là nhờ mức tăng 3,2% của thị trường trái phiếu chính phủ (~48 tỷ USD), thông qua việc phát hành trái phiếu kho bạc và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Mặt khác, thống kê tình hình phát hành trái phiếu DN tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng ghi nhận, trong tháng 8/2019 giá trị đăng ký phát hành xấp xỉ 32.037 tỷ đồng, giá trị phát hành đạt 26.629 tỷ đồng, thông qua 60 đợt phát hành (con số đăng ký là 80 đợt).
Luỹ kế 8 tháng đầu năm, thị trường trong nước có 534 số đợt đăng ký, tổng giá trị đạt 239.226 tỷ đồng. Trong đó, số đợt phát hành thành công là 394, tương đương giá trị thu về 157.901,5 tỷ đồng, thông qua tổng số 136 doanh nghiệp tham gia.
Trước cơn sốt trái phiếu doanh nghiệp, cuối tháng 8/2019 Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các NHTM yêu cầu kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu DN.
Trở lại với bối cảnh toàn khu vực, chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, cho rằng đầu tư nước ngoài tại khu vực Đông Á mới nổi vẫn ổn định, nhưng vẫn có những rủi ro tiềm tàng đáng kể.
"Các chính phủ trong khu vực sẽ cần nỗ lực để tiếp tục nâng cao giá trị thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ, giúp chúng có thể đóng vai trò là nguồn vốn trong nước đáng tin cậy", ông Yasuyuki Sawada nói.
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Cẩn trọng rủi ro ngân hàng sở hữu chéo trái phiếu Giới chuyên gia cho rằng, việc các NHTM đã sở hữu chéo trái phiếu của nhau có nguy cơ làm sai lệch quy mô nguồn vốn trung- dài hạn trong hệ thống các TCTD. Trong 8 tháng đầu năm nay, các ngân hàng là chủ thể phát hành lớn nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Vẫn chạy đua phát hành trái...