Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn được phép nhập khẩu trái nhãn Việt Nam
Niên vụ 2021, số lượng vải của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tăng tới 750% so với niên vụ năm ngoái, doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn lặp lại kỳ tích này với trái nhãn tươi của Việt Nam.
Đại diện cho nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, ông Shiotani – Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEON OPVALU Việt Nam cho biết: AEON muốn truyền bá rộng rãi nhãn của Hưng Yên nói riêng, nhãn của Việt Nam nói chung đến không chỉ người dân Việt Nam mà còn đến tay những người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Bước tiếp theo, AEON dự định sử dụng mạng lưới thương mại để xuất khẩu sang các cửa hàng AEON ở các nước châu Á lân cận.
Nhãn trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Ảnh minh họa: Đinh Tuấn/TTXVN
Năm 2020, AEON là công ty đầu tiên ở Nhật Bản đưa quả vải vào bán tại cửa hàng. Năm nay, doanh số bán vẫn tiếp tục tăng trong tập đoàn AEON tại Việt Nam. Tại Nhật Bản, số lượng xuất khẩu đạt 750% so với năm ngoái.
“Chúng tôi mong muốn quy chế hàng nông sản của hai nước sẽ được nới lỏng, để trong tương lai gần quả nhãn Hưng Yên có thể xuất khẩu sang Nhật Bản và bày bán rộng rãi trong toàn tập đoàn AEON cũng như quả vải”, ông Shiotani chia sẻ.
Video đang HOT
Quả nhãn là loại trái cây đặc trưng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số quốc gia hiện nay trồng nhãn với diện tích lớn bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ…
Tại Nhật Bản, quả nhãn cũng được trồng ở một số địa phương khu vực phía Nam nơi có khí hậu khá tương đồng với các nước Đông Nam Á như các tỉnh Kagoshima hay Okinawa, với sản lượng không đáng kể. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm nhãn sấy khô, đông lạnh để chế biến thêm vào các sản phẩm chè, nước giải khát…
Là loại quả cùng họ với quả nhãn, quả vải thiều tươi của Việt Nam đã được Chính phủ Nhật Bản phê duyệt cho phép nhập khẩu chính thức kể từ tháng 12/2019. Trải qua hai mùa vụ 2020 và 2021, qua nhiều nỗ lực xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, quả vải thiều tươi của Việt Nam cũng đã tạo được tiếng vang tại thị trường Nhật Bản, được đón nhận nồng nhiệt không chỉ bởi cộng đồng người Việt sống tại Nhật mà còn thu hút sự quan tâm, yêu thích của đông đảo người tiêu dùng Nhật Bản vì sự mới lạ, màu sắc và hương vị tươi ngon.
Với số lượng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản tăng nhanh qua từng năm, cùng với đó là sự đổi mới trong thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật Bản, các mặt hàng thực phẩm nguồn gốc Việt Nam ngày càng được ưa chuộng và được đánh giá có nhiều tiềm năng để thâm nhập, có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản.
Hiện nay, Nhật Bản chưa cho phép nhập khẩu chính thức quả nhãn tươi của Việt Nam. Quá trình đàm phán mở cửa một thị trường với tiêu chuẩn cao như Nhật Bản cho một loại trái cây tươi của Việt Nam chắc chắn sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí và nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng của hai nước.
Đặc biệt, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đang và sẽ tiếp tục theo dõi, hỗ trợ quá trình mở cửa thị trường, nhằm mục tiêu giúp thêm nhiều sản phẩm Việt được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Long An dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Mặc dù chịu nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19, nhưng thu hút đầu tư của tỉnh Long An trong 6 tháng đầu năm vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đặc biệt, Long An là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Dây chuyền sản xuất các thiết bị điện, điện tử tại Công ty cổ phần Thiết bị điện VI-NA-SI-No (VSEE JSC) tại khu công nghiệp Long Hậu (Long An). Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Cụ thể, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 77 dự án trong nước với số vốn đăng ký gần 5.600 tỷ đồng và 30 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 3,3 tỷ USD; trong đó, riêng dự án án nhà máy điện LNG Long An I và II có vốn đăng ký hơn 3 tỷ USD.
Theo UBND tỉnh Long An, từ đầu năm đến nay, các cấp, ngành trong tỉnh tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ về thu hút đầu tư như: tổ chức đưa đoàn các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản đi khảo sát và làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc cùng đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc đến thăm và tìm hiểu môi trường đầu tư; tổ chức Tọa đàm định hướng phát triển vùng kinh tế công nghệ cao, với sự tham gia của đại diện các tập đoàn lớn từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức; thực hiện quảng bá, xúc tiến, mở rộng quỹ đất thu hút đầu tư... Song song đó, ngành chức năng cũng tiến hành rà soát tiến độ các dự án đầu tư, thực hiện thu hồi đối với một số dự án không đảm bảo tiến độ theo quy định.
Sản xuất xúc xích tại nhà máy Công ty cổ phần Thực phẩm Nipponham Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại khu công nghiệp Long Hậu (Long An). Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Thời gian tới, các đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện thu hút đầu tư; trong đó, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, triển khai thực hiện các giải pháp để tiếp tục nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), duy trì chỉ số PCI nằm trong nhóm "tốt" đến "rất tốt"; nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, chỉ số PAPI năm 2021; thường xuyên theo dõi, trao đổi nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong thực hiện dự án đầu tư, nhất là các dự án có tác động lớn và tạo động lực cho tăng trưởng.
Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp để tạo thêm quỹ đất thu hút đầu tư, phấn đấu đưa thêm các khu, cụm công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp; thường xuyên rà soát, đề xuất xử lý dự án đầu tư chậm, không thực hiện; phối hợp thực hiện quyết liệt việc quản lý, xử lý đối với các dự án không phép; quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ tích cực các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án lớn, trọng điểm.
TP Hồ Chí Minh hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho hơn 770 công nhân đang bị cách ly Các Khu chế xuất - Khu công nghiệp (KCX-KCN) TP Hồ Chí Minh đang thực hiện hỗ trợ công nhân trong khu cách ly, công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh các mặt hàng thiết yếu, lương thực thực phẩm, tiền mặt, khẩu trang... Các mặt hàng thực phẩm được mang tới công ty trong Khu công nghiệp Tân Bình để hỗ...