Doanh nghiệp ngóng giảm lãi suất khoản vay cũ
Thời gian qua nhiều ngân hàng (NH) đã tung ra các gói cho vay lãi suất ưu đãi nhưng đa phần dành cho các khoản vay mới. Một số NH cho biết sẽ thực hiện cơ cấu nợ, giảm lãi suất vay nhưng chỉ ưu tiên những DN có “khả năng phục hồi”.
Hoạt động nghiệp vụ tại VPBank. Ảnh: Việt Dũng
Không dám vay mới
Để hỗ trợ DN gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, NHNN đã đồng loạt ban hành hàng loạt quyết định hạ lãi suất điều hành, hạ trần lãi suất cho vay ngắn hạn. Mức giảm dao động từ 0,25 – 1%. Theo đó, một số NH đã có động thái giảm thêm lãi suất cho vay, cam kết cho vay với lãi suất giảm từ 0,5 – 1%/năm so với mặt bằng lãi suất chung như: Techcombank, VPBank, Vietcombank… Thậm chí một số NH còn công bố giảm lãi vay 1 – 1,5%/năm, nhưng nhiều DN không có nhu cầu vay vốn do thị trường tiêu thụ gặp khó khăn.
Các DN muốn nhận được sự hỗ trợ thiết thực hơn nữa từ NH thông qua việc giảm lãi suất với hợp đồng vay vốn hiện tại hoặc có thời gian miễn lãi, khoanh nợ, giãn nợ.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội Phạm Khắc Hà
Ông Phan Ngọc Thành, một DN sản xuất nhựa (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, DN phải đối mặt với khó khăn kép, cả thiếu nguyên liệu sản xuất và đơn hàng xuất khẩu. “Hiện chúng tôi đã phải cắt giảm 30% nhân sự, chỉ giữ lại một vài bộ phận để duy trì nhưng có khả năng làm một ngày và nghỉ một ngày và nhân viên cũng chỉ được nhận 50% lương”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Vịnh, chủ một DN kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại (ở quận Thanh Xuân) cho hay, hiện công ty không còn đoàn khách nào, các tour trong tháng 3 và tháng 4 đều bị hủy. Trong khi đó, công ty vẫn phải xoay xở hàng trăm triệu đồng mỗi tháng cho các khoản chi phí hoạt động. Ông Vịnh cho biết, hiện công ty đã được NH giảm lãi suất và hướng dẫn DN vay nhưng hoạt động của DN đang bị ngừng trệ, thậm chí dừng hẳn, vì vậy hiện tại không có nhu cầu vay vốn mới.
Theo các DN, các gói hỗ trợ cho vay mới với lãi suất thấp được nhiều NH tung ra thời gian qua chưa thực sự hỗ trợ cho DN. Thực tế, tín dụng trong 2 tháng đầu năm chỉ tăng thêm chưa đầy 5.000 tỷ đồng (chỉ đạt 0,1%). Mức tăng trưởng tín dụng khá thấp cho thấy các DN đang rất khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ưu tiên DN có “khả năng hồi phục”
Bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay mới, các NHcũng xem xét giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu, với mức lãi suất giảm từ 1 – 3%/năm; không tính lãi phạt, giảm phí dịch vụ ngân hàng. Tuy vậy, việc cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi vay không thực hiện với tất cả DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19 mà chỉ áp dụng với những DN có khả năng trả nợ. “Hiện nay, chúng tôi ưu tiên vào những DN bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng vẫn có phương án phục hồi như: Cơ cấu lại kinh doanh, tìm thị trường mới, sản phẩm mới…” – lãnh đạo một NH cho hay.
Mới đây, Vietcombank cũng đưa ra văn bản hướng dẫn nội bộ về triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, tiêu chí “khả năng phục hồi” của khách hàng được đặt ra. Cụ thể, các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được Vietcombank xem xét cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ bao gồm: Các khoản nợ có nguồn trả nợ đến từ các ngành/lĩnh vực bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 (du lịch, dịch vụ vận tải, nhà hàng, khách sạn…); doanh thu/thu nhập của khách hàng sụt giảm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo lịch trả nợ đã thỏa thuận; phương án phục hồi khả thi cho thấy khách hàng đủ khả năng trả nợ sau khi thực hiện cơ cấu… và một số tiêu chí khác theo hướng dẫn nội bộ của Vietcombank.
Nhìn nhận vấn đề này, TS Cấn Văn Lực cho hay, định hướng giãn, giảm, miễn lãi cho khách hàng nhằm hỗ trợ trong giai đoạn dịch này là hoàn toàn chính đáng nhưng còn phụ thuộc vào các NH thương mại. Các NH cũng xem xét từng hồ sơ xem thiệt hại thế nào, để không ảnh hưởng đến nợ xấu, hoạt động của NH.
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) Nguyễn Quốc Hùng cho hay các TCTD sẽ dựa trên tình hình, sức khỏe tài chính để đưa ra mức lãi suất phù hợp. Trong quá trình triển khai Thông tư 01, rà soát lại có vướng mắc khó khăn, các NHTM cần báo cáo NHNN để kịp thời xử lý.
Theo số liệu của NHNN, dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khiến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn là 926.000 tỷ đồng, chiếm hơn 11% tổng dư nợ. Đến nay, các NH đã bước đầu xem xét cơ cấu lại 21.753 tỷ đồng cho các DN khó khăn; miễn giảm lãi vay cho 8.000 khách hàng với số tiền trên 350 tỷ đồng; đang xem xét giảm lãi vay cho 34.350 khách hàng với dư nợ 185.000 tỷ đồng.
Ngân hàng giảm thêm lãi suất, cơ cấu nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng của Covid-19
Sau động thái giảm một loạt lãi suất điều hành cũng như trần lãi suất huy động ngắn hạn, một số ngân hàng đã có động thái giảm thêm lãi suất cho vay; đồng thời cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho những khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Từ 17/3/2020 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã thông báo tiếp tục giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên (theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) thêm 0,5%/năm. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối thiểu chỉ 5,5%/năm; Trung, dài hạn tối thiểu 7,5%/năm.
Bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ khách hàng, lĩnh vực ngành nghề bị thiệt hại bởi dịch Covid-19 như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi tiền vay cho khách hàng; Cho vay mới với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng vay duy trì và ổn định sản xuất, kinh doanh; Triển khai gói tín dụng dành cho khách hàng FDI...
Đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hiện nay Agribank cũng áp dụng giảm lãi suất tối đa 1%/năm (đối với VNĐ), 0,5%/năm (đối với ngoại tệ).
Một ông lớn ngân hàng khác là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng vừa ban hành 2 văn bản triển khai thực hiện Thông tư 01/2020/TT- NHNN trên toàn hệ thống nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Theo đó, cùng với các biện pháp hỗ trợ khác thì Vietcombank đã chính thức triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid 19 theo quy định tại Thông tư 01.
Vietcombank cho biết, ngày 20/3, Ngân hàng đã thực hiện triển khai qua cầu truyền hình quán triệt toàn bộ các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN và tập huấn các văn bản hướng dẫn cụ thể của Vietcombank tới toàn bộ 111 chi nhánh Vietcombank trên toàn quốc.
Từ đầu tháng 2 đến nay, các ngân hàng đưa ra hàng loạt gói tín dụng ưu đãi cho khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh
Đây là làn sóng giảm lãi suất thứ hai của các ngân hàng từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc và ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
Trước đó vào đầu tháng 2, các ngân hàng cũng đồng loạt giảm lãi suất, đưa ra các gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hầng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Theo đánh giá của NHNN, tính đến nay, đã có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ của khách hàng có khả năng không trả đúng hạn, chiếm hơn 11% tổng dư nợ toàn hệ thống. Do đó, cùng với giảm lãi suất, các ngân hàng cũng đã rục rịch cơ cấu lại nợ cho khách hàng.
Để hỗ trợ cho các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã đồng loạt ban hành hàng loạt quyết định hạ lãi suất điều hành, hạ trần lãi suất cho vay ngắn hạn. Mức giảm dao động từ 0,25% đến 1%.
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất: Doanh nghiệp còn cần thêm gì? Ngân hàng Nhà nước bắt đầu giảm lãi suất điều hành từ hôm nay 17/3, tuy vậy theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp vẫn cần thêm nhiều yếu tố hỗ trợ khác. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ra thông báo giảm một loạt lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, có hiệu lực...