Doanh nghiệp Mỹ tại TQ nghi ngại về ‘thỏa thuận bước 1′
Giới doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc rất hồ hởi khi thấy những nỗ lực nhằm kết thúc thương chiến, tuy nhiên họ cũng bày tỏ sự lo ngại về những vấn đề cấu trúc không được giải quyết.
Chủ tịch Văn phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc Tim Stratford cho biết, ông tin rằng ‘thỏa thuận bước 1′ sẽ có thể ngăn chặn ’sự đi xuống’ trong cuộc cạnh tranh thương mại này, tuy nhiên Washington sẽ không có đủ lợi thế nhằm buộc Bắc Kinh tái cấu trúc mô hình kinh tế nước này.
Với cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào năm tới, Tổng thống Trump sẽ rất thích thú khi có thể sử dụng thỏa thuận thương mại nhằm phục vụ cho các tham vọng chính trị của ông ấy, hơn là giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống đang khiến giới doanh nghiệp Mỹ lo ngại.
Tổng thống Mỹ Trump và Phó Thủ tường TQ Lưu Hạc
“Tất nhiên, điều này sẽ giúp cho rất nhiều người nông dân và tôi rất vui khi người nông dân hưởng lợi, nhưng đó không phải là điều chúng ta thật sự muốn. Có vẻ như điều này phù hợp với những mục tiêu chính trị của Tổng thống. Nhưng điều này không giải quyết được những vấn đề thương mại mang tính hệ thống, vốn khiến giới doanh nghiệp lo ngại trong một thời gian dài”, tờ SCMP trích lời ông Stratford nói.
Sau khi các nhà đàm phán tương mại của Mỹ và Trung Quốc gặp nhau tại Washington hồi tháng trước, ông Trump cho biết hai bên đã đạt được bước tiến bộ tốt và đang làm tiến hành bàn thảo về ‘thỏa thuận bước 1′. Dự kiến ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ ký kết tại hội nghị APEC tại Chi-lê, nhưng sau đó buộc phải hủy bỏ do những vấn đề phát sinh từ nước chủ nhà.
Video đang HOT
Theo đó, ‘thỏa thuận bước 1′ sẽ có điều khoản quy định Trung Quốc mua thêm nông sản từ Mỹ, đồng thời ‘quốc gia tỷ dân’ sẽ mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ. Ngược lại, Bắc Kinh muốn Washington hủy bỏ các đợt thuế có hiệu lực 15/12 tới, dự kiến sẽ đánh vào máy tính laptop, điện thoại thông minh và đồ chơi.
Cố vấn Nhà Trắng Larry Kudlow trả lời giới truyền thông hôm 1/11 cho biết, hai bên đang có một ‘bước tiến lớn’ nhằm hoàn thành bản thỏa thuận. Tuy nhiên, ông Stratford không có chung sự lạc quan như ông Larry.
Chủ tịch Văn phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc Tim Stratford. Ảnh: Reuters
“Nói thật, rất khó có thể lạc quan từ bây giờ cho tới lúc bầu cử. Tôi nghĩ cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ có một số bất định ảnh hưởng tới quá trình. Nếu bạn là Tổng thống Trump, bạn có muốn tiếp tục trừng phạt Trung Quốc, chỉ vì chúng ta không đạt được tiến bộ trong ‘thỏa thuận bước 2′? Nếu như thế, thì điều này sẽ làm suy yếu những kết quả đạt được trong ‘thỏa thuận bước 1′”, ông Stratford nhận định.
Ông Stratford cũng cho rằng hiện đang có rất nhiều cơ hội nhằm giải quyết những vấn đề mấu chốt. “Nếu chúng ta không giải quyết những việc này trong ‘thỏa thuận bước 1′, thì lý do gì khiến chúng ta lạc quan về việc chúng ta sẽ giải quyết nó trong ‘thỏa thuận bước 2′?”.
Ngoài ra, phía Bắc Kinh cũng không có nỗ lực thật sự nào nhằm giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống, vốn là mối quan tâm lớn nhất của Washington. “Chừng nào họ có kế hoạch về các tập đoàn Trung Quốc nên có nhiều thị phần tại nước này, tại khu vực của họ và trên toàn cầu, chúng ta biết rằng họ sẽ chào đón chúng ta, nhưng chỉ trong trường hợp có những điều kiện kèm theo”, ông Stratford kết luận.
Tuấn Trần
Theo vietnamnet
Kinh tế toàn cầu lao dốc, lỗi do Mỹ-Trung đấu sống chết?
Từ năm 2018, không có vấn đề gì khiến các nhà kinh tế học chú ý nhiều như thương chiến Mỹ-Trung. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân chính khiến kinh tế toàn cầu suy thoái.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020, bởi những căng thẳng thương mại và địa chính trị hiện nay. Tuy nhiên, các nhà dự báo kinh tế hiện đang hiểu sai về nguyên nhân gây ra sự suy thoái toàn cầu, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ bỏ lỡ những gì sẽ xảy ra sắp tới.
Trên thực tế, chỉ số tăng trưởng về sản xuất công nghiệp toàn cầu đã bắt đầu chậm lại từ cuối năm 2017. Nói cách khác, tốc độ tăng hàng năm của tổng sản lượng công nghiệp trên toàn cầu đã giảm liên tục từ cuối năm 2017. Và đây chính là tín hiệu rõ ràng của sự suy thoái công nghiệp trên toàn cầu.
Chỉ số tăng trưởng GDP thực tế năm 2019. Ảnh: IMF
Phần lớn các nhà phân tích tập trung vào chỉ số Quản lý thu mua (PMI). Đây là chỉ số đo lường 'sức khoẻ' kinh tế của ngành sản xuất, của việc tăng trưởng toàn cầu. Bởi chỉ số này thường được công bố trước dữ liệu sản xuất thực tế khoảng hơn một tháng.
Mặc dù chỉ số PMI toàn cầu chỉ ra sự tương quan tích cực với chỉ số tăng trưởng sản xuất công nghiệp toàn cầu, nhưng điều này không tính tới năng suất trên thực tế. Bởi dữ liệu này dựa trên một cuộc khảo sát của các giám đốc điều hành về những vấn đề công ty họ đang phải đối mặt. Trong trường hợp này, khi PMI về sản xuất toàn cầu bắt đầu giảm bớt từ cuối 2017, thì sự suy giảm này đã không diễn ra ngay lập tức mà chỉ xảy tới trong vài tháng sau đó trong năm 2018.
Và trùng hợp làm sao, sự suy giảm của chỉ số PMI lại xảy ra cùng lúc với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động thương chiến, và ông đã tung các đòn thuế vào máy móc, các nguyên liệu như thép và nhôm nhập khẩu. Và vì thương chiến lúc đó diễn ra rất nhanh chóng, nên đã khiến các nhà kinh tế học ngay lập tức 'đổ lỗi' cho thương chiến làm chỉ số PMI và chỉ số tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút.
Đương nhiên, thương chiến gây tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng theo CNN, điều mấu chốt ở đây cần được mọi người hiểu, rằng thương chiến không khiến cho kinh tế toàn cầu suy thoái. Lý do đơn giản vì theo số liệu của Viện Nghiên cứu Chu kỳ Kinh tế (Mỹ) cho biết, đã có rất nhiều thay đổi trực tiếp tới chu kỳ phát triển sản xuất công nghiệp toàn cầu và chỉ số PMI toàn cầu đã bắt đầu sụt giảm từ giữa năm 2017, trước khi thương chiến do ông Trump phát động nổ ra.
Thương chiến không hẳn là nguyên nhân khiến kinh tế toàn cầu đi xuống
Bởi vậy, sự suy thoái của chu kỳ tăng trưởng công nghiệp toàn cầu trên thực tế đã bắt đầu từ năm 2017, và thương chiến xảy ra hồi 2018 chỉ đơn giản khiến tình hình tồi tệ hơn. Và theo nhận định của nhiều chuyên gia thuộc CNN, chính những động lực cơ bản của chu kỳ kinh tế, bao gồm lãi suất cao và giá dầu, đã khiến cho chỉ số tăng trưởng công nghiệp toàn cầu bắt đầu giảm từ cuối năm 2017.
Dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu của IMF luôn hạ thấp mỗi khi GDP thực tế của năm sau thấp hơn năm trước, song chỉ số tăng trưởng kinh tế toàn cầu luôn xoay vòng và sẽ phát triển tích cực trở lại. Điều này đã từng xuất hiện hồi năm 2016-2017, khi sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã đi lên trước khi ông Trump đắc cử tổng thống.
Dĩ nhiên, thương chiến Mỹ-Trung cũng đã gây ra tác động tiêu cực lớn với nền kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như đã thúc đẩy việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng dài hạn. Nhưng chu kỳ kinh tế tăng trưởng sẽ có thể tái xuất hiện bất kỳ lúc nào, cho dù ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đưa ra những quyết sách thế nào đi nữa. Và điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ được phục hồi, bất kể thương chiến vẫn đang diễn ra.
Tuấn Trần
Theo vietnmanet
Thương chiến: Trung Quốc lần đầu vượt mặt Mỹ về số người giàu Theo dữ liệu từ nghiên cứu của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse, về số lượng người giàu có, Trung Quốc lần đầu đã vượt mặt Mỹ, Reuters đưa tin Chiến tranh thương mại không phải là trở ngại Lần đầu tiên, Trung Quốc đã vượt Mỹ về con số các cư dân chiếm 10% tổng tài sản của toàn thế giới. Theo...