Doanh nghiệp Mỹ lo âu vì bị chính phủ do thám
Những doanh nghiệp hi-tech hàng đầu thế giới đang tỏ ra e ngại rằng một khi Chính phủ Mỹ cứ tiến hành do thám, thâm nhập vào dữ liệu được dự trữ trên các đám mây thì điều đó sẽ trở thành một mối nguy không nhỏ đe dọa đến lợi nhuận trong tương lai của họ.
Mặc dù những gì đang diễn ra vẫn chưa tác động rõ đến tình hình lợi nhuận các công ty, nhưng đứng trước sự tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm dựa trên cơ sở lưu trữ, chia sẻ và đồng bộ dữ liệu đa nền tảng điện toán đám mây (cho phép người sử dụng kết nối với thông tin bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu) thì lo ngại của họ là đúng.
Sự thật về việc Cục An ninh quốc gia Mỹ ( NSA) sử dụng phương pháp dò tin bằng cách thu nhận dữ liệu từ các doanh nghiệp hi-tech lớn (bị cựu nhân viên NSA Edward Snowden tiết lộ) đã tạo nên một thách thức thật sự đối với các công ty chuyên cung cấp dịch vụ phần mềm và quản lý các mạng xã hội. Gần đây, các doanh nghiệp lớn là Apple, Facebook, LinkedIn, Google, Microsoft, Twitter, AOL và Yahoo đã bắt tay hợp tác, kêu gọi Chính phủ Mỹ phải thay đổi cách họ quan sát và thu thập thông tin trên toàn thế giới.
Trong lá thư gửi đi, tám doanh nghiệp này khẳng định họ hiểu rõ chính quyền các nước có nhiệm vụ bảo vệ công dân của mình, nhưng sự thật do Edward Snowden tiết lộ hồi mùa hè vừa qua là bằng chứng cụ thể đòi hỏi phải nhanh chóng cải tổ cách thức mà Chính phủ Mỹ giám sát người dân trên toàn thế giới.
Tài liệu mà Edward Snowden công bố cho thấy NSA có đường truyền kết nối trực tiếp đến hệ thống máy chủ tại các công ty hi-tech nêu trên, trong khi các doanh nghiệp ấy không hề biết rằng họ đã vô tình tạo ra một lối đi bí mật cho nhà cầm quyền.
Video đang HOT
Ngoại trừ Twitter vốn mới bắt đầu phát hành cổ phiếu cuối năm 2013, giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp đã ký trong lá thư gửi đến Chính phủ Mỹ vẫn tăng kể từ khi các tài liệu mật của Edward Snowden được đăng trên các tờ báo The Washington Post và The Guardian hồi tháng 6-2013.
Tuy nhiên, điều ấy không đồng nghĩa với việc NSA do thám không gây ra rủi ro tiềm năng cho sự tăng trưởng của các công ty này trong tương lai. Chẳng hạn phân khúc Cloud Services của Microsoft (bao gồm Windows Azure) đã đạt mức tăng trưởng 103% (tương đương 261 triệu USD) nhưng kể từ khi Edward Snowden nói ra sự thật, tình hình kinh doanh các sản phẩm điện toán đámmây đã trở nên khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là ở thị trường ngoài nước Mỹ.
Khách hàng đã đặt ra nhiều câu hỏi hơn về tính bảo mật và độ an toàn của những dữ liệu được dự trữ trên các đám mây, e ngại rằng chúng sẽ bị Chính phủ Mỹ rình mò hoặc bị các hacker thâm nhập theo ngõ sau
TheoThe Huffington Post/DNSGCT
Chê iOS và Android kém, chính phủ Trung Quốc ra mắt hệ điều hành di động riêng
Có vẻ chính phủ Trung Quốc không hào hứng lắm với sự thống trị của iOS và Android ở quốc gia này khi vừa hỗ trợ ra mắt một hệ điều hành di động mới mang tên COS.
"iOS quá đóng kín, Android phân mảnh quá mức"
Hệ điều hành COS là một hệ điều hành mã nguồn mở và được xây dựng trên nhân Linux. Theo Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, COS nghĩa là China Operating System (Hệ điều hành Trung Quốc).
COS là kết quả hợp tác giữa Viện Phần mềm thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc (ISCAS) và một công ty tên là Shanghai Liantong. COS được Trung Quốc hy vọng sẽ là "một cố gắng để ngăn chặn sự độc quyền của nước ngoài trong lĩnh vực hạ tầng phần mềm".
Theo thông báo trên website, COS sẽ được thiết kế để chạy trên smartphone, PC, thiết bị gia dụng thông minh và các thiết bị set-top box gắn vào TV.
Tại buổi ra mắt hệ điều hành, đại diện ISCAS lên tiếng chê bôi cả 3 hệ điều hành di động hàng đầu hiện nay. Theo vị này, thì "iOS là một hệ sinh thái quá khép kín", "Android là một nền tảng bị phân mảnh quá đáng", Android và Windows Phone thì "được đánh giá quá thấp vì bảo mật kém".
"Nhái các hệ điều hành khác"
Đa số người dùng Trung Quốc hoài nghi tương lai thành công của COS.
Thậm chí có cư dân mạng còn diễn dịch vui từ COS thành "Copy Other System" (tạm dịch: Nhái các hệ điều hành khác).
Một số khác thì cho rằng COS chỉ dành riêng cho quan chức Trung Quốc dùng để tránh việc bị Mỹ theo dõi, chứ người dùng nước này sẽ không quan tâm tới COS.
Điều này xảy ra trong bối cảnh bê bối nghe trộm của Cơ quan An ninh Mỹ NSA vẫn đang còn gây nghi ngờ cho cả các nước vốn coi Mỹ là đồng minh. Edward Snowden, một nhân viên đã trốn thoát khỏi NSA, đã tố cáo NSA ép buộc các công ty như Apple, Google, Facebook, Microsoft,... phải báo cáo dữ liệu về các khách hàng để phục vụ chương trình siêu nghe lén PRISM. Tuy nhiên, các công ty công nghệ đều phản ứng gay gắt với cáo buộc trên và cho rằng họ có nhận được yêu cầu của NSA, nhưng không chấp hành và thông tin người dùng vẫn được đảm bảo an toàn và riêng tư.
Trái lại, chính phủ Trung Quốc hiện đang trông đợi các công ty có thể đưa hệ điều hành COS lên smartphone là Huawei, ZTE và Lenovo. Hai trong số đó từng bị các chính phủ Mỹ và châu Âu cáo buộc có hoạt động do thám bất hợp pháp, hoặc nghi ngờ là do "chân rết" của chính phủ Trung Quốc điều hành.
Đây không phải là nỗ lực xây dựng hệ điều hành di động đầu tiên của Trung Quốc. Vào năm 2006, chính phủ nước này cũng đã từng ra mắt Ophone (Open Mobile System). Dù hệ điều hành này khá im ắng và được cho rằng đã bị "khai tử". Nhưng thực tế là OPhone vẫn đang hoạt động và có 600 ứng dụng.
Theo VNE
Tình báo Mỹ dừng nghe lén điện thoại công dân Một trong những hành vi gây nhiều tai tiếng nhất cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) là việc thu thập các dữ liệu điện thoại, bao gồm nghe lén cuộc gọi và tin nhắn. Song từ ngày 18/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố hành vi này sẽ chấm dứt. Ông Obama cho biết chính phủ sẽ ngừng thu...