Doanh nghiệp Mỹ coi trọng tính chiến lược, sự đồng hành và tinh thần đối thoại của Chính phủ Việt Nam
Việt Nam là thị trường tiềm năng, đích đến của xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng nhờ vị trí chiến lược ở khu vực, thành tích kiểm soát dịch COVID-19, môi trường kinh doanh ổn định và mạng lưới Hiệp định thương mại tự do ( FTA) rộng khắp.
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng. Ảnh: TTXVN phát
Đây là nhận định của Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Washington về hoạt động ngoại giao kinh tế trong thời gian gần đây nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ.
Theo Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, các lĩnh vực mà doanh nghiệp Mỹ mong muốn đầu tư, hợp tác với Việt Nam là công nghệ cao (viễn thông, số hoá, điện tử, tự động hoá, sinh học…), năng lượng (dầu khí, năng lượng tái tạo…), nông nghiệp, y tế/ dược phẩm, tài chính, hàng không, du lịch… Đáng chú ý, cũng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh tại thị trường Mỹ (đây là điều trước đây không có).
Bên cạnh đó, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cũng đề cập đến những vấn đề tồn tại, khó khăn và thách thức đối với hoạt động ngoại giao kinh tế. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, dự kiến năm 2022 sẽ vượt xa con số xuất khẩu 110 tỷ USD của năm 2021, nhưng Việt Nam vẫn chưa có khuôn khổ quản lý hiệu quả quan hệ thương mại với Mỹ nên sẽ thường xuyên là đối tượng của các vụ điều tra phòng vệ thương mại. Một số chính sách của Mỹ như Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 vừa thông qua, hay cơ chế điểu chỉnh carbon tại biên giới đang được xây dựng sẽ ảnh hưởng phức tạp đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Trao đổi với Đại sứ quán, nhiều doanh nghiệp Mỹ cho rằng Việt Nam đã đạt đến độ chín của nền kinh tế thâm dụng lao động, nếu không có những đổi mới mạnh mẽ về môi trường đầu tư, hoàn thiện văn bản pháp luật về đầu tư và các lĩnh vực liên quan, quản lý không gian mạng, cơ sở hạ tầng, logistics, và nguồn lao động, Việt Nam khó có thể nhận thêm được nhiều các luồng vốn đầu tư mới. Trong khi đó, Việt Nam cũng phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều nước trong khu vực đang tìm cách đón xu hướng đầu tư mới. Về phía doanh nghiệp Việt Nam, khi đầu tư vào thị trường Mỹ cũng vấp phải nhiều khó khăn về thị trường, pháp lý, mạng lưới.
Để tận dụng các cơ hội hợp tác kinh tế với Mỹ, Đại sứ quán có một số kiến nghị.
Một là, Việt Nam cần tiếp tục duy trì quan hệ cấp cao với Mỹ để thúc đẩy đà quan hệ. Việt Nam cần hình thành các mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ đồng thời tạo thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa Mỹ nhập khẩu Việt Nam để không tạo cớ cho Mỹ cản trở xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam cần sớm ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, thông qua Nguyên tắc chung về kế toán để tạo thuận lợi cho đầu tư của Mỹ tại Việt Nam. Tận dụng tốt sự hỗ trợ của Mỹ trong thực hiện các cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Duy trì đối thoại và quan tâm đến các đề xuất của các doanh nghiệp Mỹ, như việc thí điểm mua bán điện trực tiếp, việc có cách hiểu thích hợp về năng lực doanh nghiệp trong luật Đầu tư Công tư; hay như các quan ngại của doanh nghiệp đối với Nghị định 53 về quản lý kinh tế số.
Hai là, tiếp tục chủ động tham gia thảo luận các trụ cột của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF). Sự tham gia của Việt Nam được các đối tác chính quyền và doanh nghiệp Mỹ đánh giá cao; cho rằng Việt Nam sẵn sàng tham gia các sân chơi lớn và nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc thương mại quốc tế. Việc chủ động tham gia thảo luận IPEF cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng luật chơi của thương mại quốc tế phù hợp lợi ích của Việt Nam.
Ba là, các doanh nghiệp và địa phương Việt Nam nên hiểu sâu thêm về các yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ; có các biện pháp quảng bá sản phẩm bằng tiếng Anh hợp thị hiếu; tận dụng sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt cũng như chủ động thuê tư vấn, hình thức phổ biến ở Mỹ, để có chiến lược chiếm lĩnh thị trường phù hợp. Hợp tác với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của chính quyền Mỹ; kiên quyết tránh các gian lận xuất xứ, không rõ nguồn gốc hàng hóa, hoặc cố tình vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Thời gian qua, Đại sứ quán và Cơ quan thương vụ tại Mỹ đã triển khai đều cả 3 mảng công việc lớn trên. Đại sứ quán đã duy trì và phát triển các mối quan hệ, mạng lưới bạn bè với chính quyền, quốc hội, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Thường xuyên báo cáo về tình hình kinh tế Mỹ, các chính sách mới có tác động đến Việt Nam như đạo luật giảm thiểu lạm phát, đạo luật về phát triển công nghiệp bán dẫn, vừa được Quốc hội Mỹ thông qua. Gặp gỡ, đấu tranh, giải thích, vận động với các tổ chức liên quan để có được các kết luận khách quan, bảo về lợi ích của Việt Nam trong các vụ điều tra của Mỹ liên quan đến chính sách tiền tệ, xuất xứ, phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gỗ, thép, cá tra, mật ong…
Video đang HOT
Đại sứ quán cũng trực tiếp làm hoặc hỗ trợ các đoàn trong nước (lãnh đạo chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp) tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến quảng bá đầu tư và thương mại…
Theo Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, hoạt động ngoại giao kinh tế thời gian này đang có một số điểm thuận lợi cơ bản. Đó là sự quan tâm của lãnh đạo hai nước, sự quan tâm của địa phương, doanh nghiệp hai nước, tiềm lực và vị thế của Việt Nam, các FTA mà VN tham gia, hiện Việt Nam có những cơ hội thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn về cơ chế, luật pháp của hai nước có nhiều quy định khác nhau, sự hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về các quy định, luật lệ của Mỹ còn hạn chế. Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, Việt Nam xuất siêu nhiều sang Mỹ, vì thế Mỹ thường xuyên có các cuộc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam. Mặc dù có tiến bộ hơn trước nhưng cơ sở hạ tầng, logistics, nguồn nhân lực có tay nghề ở Việt Nam vẫn còn hạn chế so với nhu cầu và tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam, đặc biệt trước sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực và trên toàn cầu.
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho rằng trong thời gian tới cần đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp và giao lưu doanh nghiệp hai nước. Đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo vì hiện tình hình kinh tế Mỹ và thế giới đều đang đứng trước những biến động phức tạp có ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong nước cần thông tin nhiều hơn cho các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam về quy định, tiêu chuẩn và thị hiếu của thị trường Mỹ. Đại sứ quán sẽ tiếp tục hỗ trợ giải quyết vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Mỹ, phấn đấu hình thành cơ chế hợp tác thương mại ổn định, giảm bớt các vụ điều tra, các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ.
Cuối cùng, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho rằng cần có sự đầu tư mạnh mẽ hơn, có sự đồng bộ, nhất quán và quyết liệt trong các chủ trương và biện pháp triển khai ngoại giao kinh tế, có cách tiếp cận tổng thể để khi cần thiết có thể đánh đổi thua thiệt nhỏ lấy cái lợi lớn và lâu dài hơn.
Tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại để bảo đảm môi trường thương mại công bằng
Đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra, áp dụng 25 vụ việc phòng vệ thương mại, trong đó có 16 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 2 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ảnh minh họa: Trần Việt/ TTXVN
Bộ Công Thương đã chủ động điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bảo vệ nền sản xuất nội địa trước áp lực thực thi các cam kết cắt giảm thuế quan theo lộ trình, đảm bảo hiệu quả quá trình hội nhập.
Còn nhiều thách thức
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng lợi thế cạnh tranh, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Thế nhưng, đây lại là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ về rào cản thương mại, nhất là rào cản phòng vệ thương mại.
Theo ông Lê Triệu Dũng, phòng vệ thương mại là công cụ hạn chế nhập khẩu được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các FTA cho phép các thành viên sử dụng trong điều kiện nhất định.
Do vậy, các nước có thể áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại khi chứng minh hàng hóa, nguyên liệu từ nước đang bị áp thuế được xuất khẩu, gia công thêm ở một nước thứ ba với giá trị gia tăng không đáng kể.
Đáng lưu ý, FTA mang lại tác động tích cực về mở cửa thị trường, đầu tư, công nghệ...nhưng song hành cùng tác động tích cực lại đan xen yếu tố tiêu cực đến nền kinh tế trong nước.
Cụ thể, hàng hóa nhập khẩu sẽ gia tăng khi thuế suất giảm dần và về 0%. Còn với doanh nghiệp sản xuất, tác động trước tiên chính là tăng áp lực cạnh tranh ngay tại chính thị trường nội địa.
Hơn nữa, khi Việt Nam có lợi thế tăng cường xuất khẩu, sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sẽ có nguy cơ bị đối mặt với nhiều biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường nước ngoài.
Ông Lê Triệu Dũng cũng chỉ ra: Trước các tác động của hội nhập, cùng với chính sách bảo hộ của một số thị trường, số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu dự báo sẽ gia tăng.
Chẳng hạn, xuất khẩu tăng trưởng nhanh cho thấy năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều ngành đã cao hơn, hàng hóa của Việt Nam đã thâm nhập được và có chỗ đứng tại nhiều thị trường thế giới.
Điều này tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu, khiến các ngành sản xuất này có thể phải yêu cầu Chính phủ sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ doanh nghiệp.
Do đó, cùng với việc kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tính đến hết quý I năm 2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Trong số đó, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chiếm 25 vụ và ngày càng có xu hướng gia tăng.
Nhận định từ các chuyên gia, FTA thế hệ mới dự đoán sẽ tạo bước đột phá về thương mại, mang về thặng dư thương mại lớn trong năm 2022, tạo đà cho tăng trưởng cho giai đoạn tiếp theo.
Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA năm 2021 đều tăng trưởng trong bối cảnh dịch COVID-19.
Cụ thể như xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 15%, Liên minh châu Âu (EU) tăng 14%; Hàn Quốc tăng 15,8%, Ấn Độ tăng 21%, New Zealand tăng 42,5%... Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam năm 2021 đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020.
Thực tiễn này thể hiện Việt Nam đang tận dụng hiệu quả các FTA để gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng gặp không ít áp lực, thách thức từ hàng nhập khẩu lên thị trường nội địa.
Chủ động ứng phó
Phân loại Thanh Long Bình Thuận trước khi đi tiêu thụ. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Cùng với tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng ngày càng thành thục hơn trong việc ứng phó với các vụ kiện phòng vệ từ nước ngoài tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Sỹ Hòe - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phú Tài cho biết: Việc Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ nhập khẩu từ
Việt Nam tuy là thông tin ban đầu nhưng doanh nghiệp làm ăn chân chính vẫn bị ảnh hưởng.
Để tránh những thiệt hại, các hồ sơ chứng từ được công ty lưu giữ theo đúng quy định và chuẩn bị kịch bản cụ thể sẵn sàng nếu bị điều tra.
Theo ông Vũ Văn Phụ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Nhôm thanh định hình Việt Nam (Hiệp hội Nhôm Việt Nam), thời gian qua, ngành nhôm đã rất tích cực nghiên cứu, vận dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường trong nước cũng như ứng phó với các vụ điều tra của nước ngoài.
Do đó, sau 2 năm bị tác động bởi dịch COVID-19, doanh nghiệp sản xuất ngành nhôm đều có sự ổn định vững chắc ở thị trường trong nước, chiếm lĩnh được niềm tin của người tiêu dùng.
Ông Lê Triệu Dũng chia sẻ: Đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra, áp dụng 25 vụ việc phòng vệ thương mại; trong đó, có 16 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 2 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Điều này cho thấy Việt Nam đã phát huy vai trò các biện pháp phòng vệ thương mại như một công cụ để bảo đảm môi trường thương mại công bằng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực từ hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước.
Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp thuộc một số ngành như: đường mía, phân bón, sắt thép, sợi... đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh, thoát khỏi thua lỗ và từng bước ổn định sản xuất.
Tuy nhiên, để tránh hoàn toàn các vụ kiện phòng vệ thương mại là chuyện không thể, bởi phòng vệ thương mại luôn đi kèm với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì thế, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với đơn vị liên quan tăng cường năng lực cho doanh nghiệp về phòng vệ thương mại cũng như nhận thức trong quy định pháp lý tại thị trường nước ngoài. Điều này góp phần đảm bảo tăng trưởng xuất nhập khẩu, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước.
Một số nước đề nghị Việt Nam miễn cách ly với người nhập cảnh Đại sứ quán một số nước đề nghị Việt Nam miễn cách ly người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine, đã khỏi bệnh Covid-19 và có kết quả PCR âm tính... Mới đây, ông Lê Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - đã có buổi làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao một số nước...