Doanh nghiệp lội ngược dòng trong sản xuất từ chuyển đổi số
Trước bối cảnh khó khăn chung do dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tận dụng lợi thế của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chủ động chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh để “ lội ngược dòng”, chèo lái doanh nghiệp qua thời kỳ khó khăn.
Một doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk tập huấn phương thức bán hàng online cho nhân sự.
Lội ngược dòng
Trước đây, Công ty TNHH thương mại dịch vụ nông trại Ê Đê (Đắk Lắk) có chuỗi cửa hàng với hơn 300 mặt hàng là sản phẩm nông sản của các tỉnh Tây Nguyên. Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, công ty đối mặt với nhiều khó khăn khi thị trường tiêu thụ lớn nhất là Tp. Hồ Chí Minh bị “đóng băng”. Đại lý đóng cửa, vận chuyển hàng hóa gặp trở ngại, phương thức bán hàng trực tiếp không còn phù hợp. Người đứng đầu doanh nghiệp phải giải bài toán nan giải về chi phí trả cho nhân sự và tài chính cho nhà cung cấp…
Khó khăn là vậy, song doanh nghiệp này đã chủ động tìm hướng đi phù hợp, tận dụng khoa học công nghệ để có chiến lược kinh doanh mới. Công ty đã đồng bộ các khâu quản trị, kế toán, lưu kho, điều chuyển kho bằng phần mềm công nghệ và tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Tín hiệu tích cực trở lại khi số lượt theo dõi nhãn hiệu MISS EDE của công ty trên sàn thương mại điện tử Lazada từ 220 lượt (tháng 4/2021) lên đến hơn 6.400 lượt như hiện nay. Mặt khác, công ty cũng đã cho ra đời sản phẩm thích ứng với tình hình dịch như chocolate sữa hòa tan, dễ bảo quản thay thế cho sản phẩm chocolate thanh như trước đây.
Anh Hoàng Danh Hữu, Giám đốc công ty cho biết, hiện tại có nhiều nền tảng công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và phát triển trên hệ thống thương mại điện tử. Doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới, chuẩn bị nguồn lao động trẻ và quan trọng nhất là chứng minh được chất lượng sản phẩm, thương hiệu uy tín để tham gia các sàn thương mại điện tử.
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Anhcoffee cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn do dịch COVID-19. Từ tháng 6/2021, công ty đã số hóa toàn bộ hệ thống bán hàng, rang xay, hành chính, kế toán thay vì làm thủ công như trước. Nhờ áp dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp đã giảm 80% nhân sự không cần thiết nên chi phí trả lương giảm, hiệu suất kinh doanh tăng, doanh nghiệp duy trì được hoạt động trong bối cảnh dịch.
Anh Phạm Hoài Nguyên Anh, Giám đốc công ty cho hay, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, công ty gặp gỡ và chốt đơn trực tiếp với khách hàng tại nhà máy hoặc trụ sở công ty, chưa kể những chuyến bay với chi phí lớn để chốt các đơn hàng xuất khẩu.
Từ khi dịch COVID-19 xảy ra, doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc sử dụng bài viết, hình ảnh, video để quảng bá trên mạng xã hội, youtube. Đặc biệt, khách hàng đã chấp nhận việc doanh nghiệp gọi video hoặc phát trực tiếp trên mạng xã hội để thể hiện năng lực xuất khẩu.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 10.042 doanh nghiệp đang hoạt động, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nắm bắt xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong mùa dịch và sau dịch, các doanh nghiệp đã và đang chuyển từ hình thức bán hàng trực tiếp (offline) qua bán hàng gián tiếp (online). Theo các doanh nghiệp, việc tham gia các sàn thương mại điện tử, nhãn hiệu của doanh nghiệp được lan tỏa nhanh hơn và khi doanh nghiệp đã có niềm tin của khách hàng mua trước thì dễ dàng chinh phục khách hàng đến sau.
Video đang HOT
Cú hích từ dịch COVID-19
Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 2/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; chú trọng phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Kế hoạch đến năm 2025, tỉnh phấn đấu có 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; doanh số thương mại điện tử tăng 10%/năm.
Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ngành công thương tỉnh Đắk Lắk đã kết nối, tổ chức cho doanh nghiệp tham gia các buổi hội thảo, tập huấn trực tuyến về chuyển đổi số, chiến lược bao bì cho thị trường xuất khẩu, chắp cánh thương hiệu, xúc tiến thương mại cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp với tình hình dịch.
Theo ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, doanh nghiệp cần tranh thủ hai cú hích lớn hiện nay là tranh thủ cơ hội tham gia các Hiệp định thương mại tự do FTA và tranh thủ cú hích dịch bệnh.
Một doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk Livestream (phát trực tiếp) bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Cụ thể từ dịch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với thị trường xuyên biên giới, làm thủ tục thuận lợi và tiết kiệm được thời gian, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Muốn tranh thủ cơ hội này, doanh nghiệp cần làm chủ được công nghệ và có giải pháp, lộ trình chuyển đổi số cụ thể.
Cũng theo ông Huỳnh Ngọc Dương, vấn đề mua bán trên không gian mạng hiện nay cũng có hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Do đó, doanh nghiệp cần minh bạch về thông tin, ổn định về số lượng sản phẩm để khách hàng dễ dàng đặt vấn đề kết nối cũng như ký hợp đồng nguồn hàng.
Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường, thói quen tiêu dùng và chủ động ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh đã giúp nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rèn được sức chịu đựng, giữ lửa sự nghiệp trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19 thay vì phải ngưng hoạt động hoặc phá sản.
Ngoài ra, việc chuyển đổi số thành công đã giúp các doanh nghiệp tăng sức đề kháng, khẳng định thương hiệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiến gần hơn với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Doanh nghiệp dệt may lo khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD
Doanh thu của các doanh nghiệp dệt may hàng đầu đã sụt giảm đáng kể sau nhiều tháng liên tiếp phải áp dụng giãn cách xã hội.
Nhiều doanh nghiệp lo lắng sẽ không đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2021.
Ngành dệt may lo ngại gặp khó khăn trong những tháng cuối năm 2021. Ảnh: TTXVN.
Doanh thu giảm
Dệt may là một trong 9 ngành xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam và được kỳ vọng sẽ cán đích xuất khẩu 39 tỷ USD trong năm nay. Thế nhưng, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến các nhà máy sản xuất buộc phải đóng cửa, không ít doanh nghiệp trong ngành đang đứng trước nguy cơ mất đơn hàng.
Đơn cử như, Tổng công ty May 10 thực hiện sản xuất đảm bảo giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ hơn 1 tháng nay, số lượng công nhân lại thiếu hụt khoảng 10%, thế nên các đơn hàng xuất khẩu trong quý 3 sang Mỹ và các nước châu Âu bị chậm tiến độ khoảng hai tuần.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay thì rất khó để doanh nghiệp có thể hoàn thành được đơn hàng xuất khẩu trong quý III, quý IV. Do ảnh hưởng của dịch nên cứ có ca F0 thì doanh nghiệp lại đóng cửa đóng cửa, còn duy trì 3 tại chỗ cũng chỉ ở mức 30 - 50% số lượng công nhân. "Với tình hình này, khả năng doanh nghiệp khó đạt được mục tiêu đề ra từ đầu năm 2021", ông Thân Đức Việt cho hay.
Còn tại các tỉnh phía Nam, dịch diễn biến phức tạp kéo doanh thu nhiều doanh nghiệp dệt may sụt giảm mạnh, nhất là kể từ tháng 6 trở lại đây. Cụ thể, công bố mới đây của Công ty Dệt may Thành Công cho thấy, doanh thu tháng 8 của đơn vị này chỉ đạt 10,5 triệu USD (238 tỷ đồng), giảm mạnh 23% so với cùng kỳ năm trước; lỗ sau thuế 282.425 USD (6,4 tỷ đồng), trong khi cùng kỳ năm trước lãi 1 triệu USD (tương đương 22,7 tỷ đồng). Đáng chú ý, đây là tháng đầu tiên doanh nghiệp lỗ kể từ khi công khai lợi nhuận tháng.
Lũy kế 8 tháng, doanh thu của doanh nghiệp đạt 106 triệu USD (2.406 tỷ đồng), cao hơn 4% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 59% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 5,48 triệu USD (124 tỷ đồng), giảm 24,4% và thực hiện 44,4% kế hoạch năm.
Theo đại diện doanh nghiệp, nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh là do tình hình dịch bệnh phức tạp, đơn vị thực hiện làm việc giãn cách nên năng suất lao động ngành may không đạt kế hoạch. Trong khi đó, chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao, dẫn đến biên lợi nhuận gộp không cao và lỗ sau thuế.
Tương tự, Tổng công ty May Nhà Bè (MNB) ghi nhận khoản lỗ sau thuế nửa đầu năm nay là 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ 16,5 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho của May Nhà Bè đến cuối kỳ là gần 866 tỷ đồng, tăng hơn 21%, trong đó, nguyên vật liệu là gần 305 tỷ đồng.
Cần nhiều giải pháp hỗ trợ
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhận định, 4 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may. Nếu tình hình dịch bệnh không kiểm soát được trong tháng 9/2021, khả năng cả năm nay ngành chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu 33 - 34 tỷ USD.
Để thực hiện "mục tiêu kép" vừa tập trung kiểm soát dịch, vừa duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng ngành dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có kiến nghị Nhà nước tiếp tục khai thác nguồn vaccine nhiều nhất, nhanh nhất và tiêm đúng đối tượng. Đồng thời, cho phép các khu công nghiệp, doanh nghiệp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cho người lao động tại các địa phương, các vùng không có nguy cơ cao được quay trở lại hoạt động theo điều kiện "bình thường mới".
Theo ông Trương Văn Cẩm cần thống nhất giữa các địa phương về quy định kiểm tra và phân luồng giao thông để hàng hóa xuất nhập khẩu, nguyên liệu cho sản xuất, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân không bị tình trạng thông thoáng ở địa phương này nhưng ách tắc ở địa phương khác.
Đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng kiến nghị cắt giảm các chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cụ thể, đề nghị TP Hải Phòng dừng thu phí cảng biển đến 31/12/2021 và nghiên cứu giảm 50% cho năm 2022. TP Hồ Chí Minh hoãn áp dụng thu phí cảng biển tối thiểu đến 30/6/2022.
Trong dài hạn, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may kiến nghị Chính phủ sớm ban hành "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2035". Bởi vì, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều FTA tạo điều kiện cho các ngành kinh tế, trong đó có dệt may, mở rộng thị trường xuất khẩu với thuế suất giảm dần về 0%. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan các doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng quy tắc xuất xứ, ví dụ "từ sợi trở đi" đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
"Chúng tôi mong muốn chiến lược sẽ định hướng hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung thu hút các dự án dệt nhuộm có công nghệ hiện đại. Nếu Việt Nam không sản xuất được nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu xuất xứ, ngành dệt may sẽ không được hưởng lợi ích từ các FTA và tiếp tục phải gia công với giá trị gia tăng thấp, kém hiệu quả", ông Trương Văn Cẩm cho biết.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 8 tháng đầu năm 2021 ước đạt 25,9 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2020. Kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu 8 tháng ước đạt 16,2 tỷ USD tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, trị giá xuất siêu trong 8 tháng của ngành đạt 9,73 tỷ USD.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2021 của ngành ước giảm 18,7% so với tháng 7/2021 và giảm 5,8% so với tháng 8/2020.
Tạo làn sóng tích cực cho thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt Trong bối cảnh dịch COVID-19, người dân và các doanh nghiệp đều đã có sự thay đổi nhận thức trên nhiều phương diện của chuyển đổi số. Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) vừa có buổi họp trực tuyến với Công ty Công nghệ thanh toán toàn cầu (VISA) tại 3 điểm...