Doanh nghiệp địa ốc âm thầm đổ vốn về tỉnh lẻ
Với việc các thị trường bất động sản lớn như Hà Nội, TP. HCM đang ngày càng ‘chật chội’ bởi có nhiều đối thủ cạnh tranh, một số nhà đầu tư nội đã âm thầm đổ vốn vào các dự án tại tỉnh lẻ.
Mạnh dạn khai phá các thị trường mới như Thanh Hóa, FLC đã thành công với Dự án FLC Sầm Sơn. Ảnh: Trọng Hiếu
Khi bất động sản TP. HCM và Hà Nội đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư, thì Công ty Tecco đã âm thầm xây dựng chung cư cao tầng đầu tiên tại TP. Vinh (Nghệ An) vào năm 2005, sau đó là hàng loạt dự án khu đô thị khác tại Nghệ An và gặt hái được thành công. Sau thành công này, Tecco cũng đã khởi công xây dựng một dự án chung cư cao cấp tại Hà Tĩnh, nhưng sau đó rút lui khỏi dự án này và hiện chuyển hướng sang thị trường Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Thế Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Tecco cho biết: “Tecco đang xúc tiến đầu tư vào Thanh Hóa. Đây là thị trường mới nổi, trong khi tỉnh có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp và tiếp xúc với lãnh đạo các ban ngành đều cởi mở, làm việc nhanh nhẹn, dứt khoát…”.
Video đang HOT
“Thị trường bất động sản tỉnh lẻ vẫn có tiềm năng nhất định nếu nhà đầu tư biết tìm điểm mạnh để khai thác” – Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Không chỉ Tecco, Thanh Hóa đang được nhiều nhà đầu tư khác đánh giá là thị trường tiềm năng. Suốt một thời gian dài, từ năm 2001 – 2010, Tổng công ty HUD “án ngữ” thị trường Thanh Hóa và gặt hái được thành công với nhiều dự án đình đám, đơn cử như Dự án Đông Bắc Ga.
Từ năm 2012 đến nay, FLC nổi lên và trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Thanh Hóa. Có thể nói, FLC đã giúp bất động sản Thanh Hóa ghi danh trên bản đồ địa ốc cả nước thông qua Dự án FLC Sầm Sơn với tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng.
Ngoài HUD, FLC, một “ông lớn” khác là Vingroup cũng đã đặt chân đến Thanh Hóa. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp khác đang hướng vào thị trường tiền năng này.
Giới đầu tư truyền tai nhau về sự quyết đoán, mạnh mẽ của Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến, đây được xem là nhân tố tạo ra dòng chảy đối với thị trường bất động sản tại tỉnh này. Hơn nữa, Thanh Hóa đang có sức hút mạnh các nhà đầu tư từ cú “huých” Khu kinh tế Nghi Sơn với Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Hiện Thanh Hóa là tỉnh thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản lớn nhất cả nước với 12 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 5,2 tỷ USD.
Trong khi đó, ở phía Nam, Đồng Nai đang lọt vào “tầm ngắm” trở lại của nhiều nhà đầu tư bất động sản trong thời gian gần đây. Đơn cử, Tập đoàn Đất Xanh, Công ty Địa ốc Hoàng Quân… đã “lặng lẽ” giữ cho mình những vị trí có giá trị sinh lợi cao và phù hợp với mô hình mà các công ty này khai thác.
Ngay sau khi cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây được thông tuyến, Đất Xanh đã bung hàng Dự án Gold Hill. Dự án được thực hiện trên diện tích 27,1 héc-ta, bao gồm nhà liền kề vườn, nhà liền kề biệt thự, nhà liền kề thương mại với mức giá khoảng 300 triệu đồng/nền. Ngoài Gold Hill, Đất Xanh còn có 2 dự án khác tại Đồng Nai đang được khai thác là Viva City và Sakura Valley.
Ngoài Đồng Nai, Đất Xanh đang chuẩn bị trình làng nhiều dự án ở các địa phương khác, như biệt thự nghỉ dưỡng Grand World (Phú Quốc), Hoi An Luxury Village (Quảng Nam).
Tại Long An, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát triển khai đầu tư 16 dự án ở huyện Cần Giuộc, trong đó có 3 dự án cụm công nghiệp và 7 khu dân cư thương mại, nhà ở tái định cư… trên diện tích đất 1.500 héc-ta. Để kết nối hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh, Vạn Thịnh Phát còn đề nghị đầu tư xây dựng 3 tuyến đường chính.
Ngoài Vạn Thịnh Phát, Long An cũng thu hút nhiều nhà đầu tư khác như Phúc Khang, Cát Tường, Tập đoàn Nam Sao, Nam Long, Tân Tạo, Đồng Tâm…, nên hứa hẹn sẽ có cuộc đua quyết liệt trên thị trường bất động sản Long An.
Đánh giá về việc rót vốn vào tỉnh lẻ của các nhà đầu tư, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng: “Thị trường bất động sản tỉnh lẻ vẫn có tiềm năng nhất định nếu nhà đầu tư biết tìm điểm mạnh để khai thác. Hơn nữa, việc Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 có hiệu lực là cơ sở để các nhà đầu tư tính toán cho chiến lược đầu tư của mình. Đây cũng là thời điểm loại bỏ nhà đầu tư yếu kém để những nhà đầu tư có khả năng, có tiềm lực tài chính, quản trị tham gia thị trường”.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản
Ngày 30/11, Sở GDCK TP. HCM (HOSE), CTCK VietinBankSc cùng với CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (DXG), Công ty TNHH CBRE (Việt Nam) sẽ tổ chức hội thảo 'Bức tranh toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam - Cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành bất động sản' tại trụ sở của HOSE.
Hội thảo sẽ tập trung phân tích diễn biến thị trường căn hộ bán, khu nghỉ dưỡng, bất động sản cho thuê; nhận định về xu hướng và triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam; cung cấp thông tin về những cổ phiếu bất động sản tiềm năng.
Theo VietinBankSc, hiện có hơn 70 mã cổ phiếu bất động sản đang giao dịch trên HOSE, HNX, UPCoM. Để xác định được đâu là cổ phiếu bất động sản tiềm năng, cần phải tập trung vào các yếu tố như quỹ đất, các dự án khả thi và năng lực tài chính của DN.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Doanh nghiệp gạch ngói "ăn theo" thị trường địa ốc Sự hồi phục tích cực của thị trường xây dựng, bất động sản kéo theo sự đi lên của doanh nghiệp nhóm ngành vật liệu xây dựng, trong đó các doanh nghiệp gạch ngói đang niêm yết trên TTCK. Thống kê của Đầu tư Bất động sản cho thấy, 4 doanh nghiệp gạch ngói đang niêm yết trên TTCK là CTCP CMC (CVT),...