Doanh nghiệp đến trường nghề tuyển lao động
‘Tốt nghiệp xong, có việc ngay’ luôn được xem là lợi thế hàng đầu của các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Thậm chí hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn bỏ công xuống tận trường ’săn’ lao động ngay khi sinh viên còn chưa tốt nghiệp.
Sinh viên tham dự ngày hội giới thiệu việc làm tại Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng năm 2019 – Ảnh: MINH GIẢNG
Schindler Việt Nam là một trong nhiều doanh nghiệp đích thân đến các trường nghề trong cả nước “đặt hàng” lao động ngay khi sinh viên chưa ra trường.
Nhu cầu rất lớn
Từ năm 2013, Schindler Việt Nam – một trong những công ty sản xuất thang máy 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam – đã cộng tác với Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM) để tìm kiếm nguồn bổ sung kỹ sư có tay nghề mỗi năm.
Ông Nguyễn Đức Anh – giám đốc kỹ thuật công ty – chia sẻ Schindler thường chọn những sinh viên ưu tú tham gia chương trình hợp tác đào tạo giữa trường và công ty. Trong đó, ngoài kiến thức từ trường, sinh viên được bổ sung nhiều môn học giúp làm quen với những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này ở chính Schindler.
Các bạn còn được bồi dưỡng thêm tiếng Anh chuyên ngành, những kiến thức về an toàn lao động, văn hóa công ty, rồi đến thực tập ngay tại Schindler. Tốt nghiệp xong, sinh viên được chính công ty nhận vào làm.
Nhờ chương trình học gắn liền với doanh nghiệp từng chút, các bạn trẻ khi rời trường lập tức có thể đáp ứng được những yêu cầu về kỹ năng của công ty. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp không tốn thời gian đào tạo thêm những lao động mới.
“Sinh viên tốt nghiệp được công ty đánh giá theo nhiều tiêu chí như kỹ năng, thái độ… để sắp xếp công việc phù hợp. Mỗi năm, công ty thường tuyển 30 – 50 bạn từ các chương trình kết hợp với trường” – ông Đức Anh nói.
ThS Trương Quang Trung – phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng – chia sẻ nhiều năm nay trường tạo hẳn một website giới thiệu việc làm giúp kết nối giữa nhà tuyển dụng và sinh viên. Nếu có nguyện vọng, doanh nghiệp sẽ lên trang, tạo tài khoản và đăng tin tuyển dụng. Hiện tại, có khoảng 1.000 doanh nghiệp “săn” lao động trên website này.
“Tôi nhận thấy nhu cầu của doanh nghiệp rất lớn, thậm chí số lượng sinh viên tốt nghiệp ở trường không thể đáp ứng đủ. Phần lớn các em khi đi thực tập đều được các công ty giữ lại tiếp tục làm việc” – ông Trung nói.
Nhiều con đường
Video đang HOT
ThS Ngô Thị Quỳnh Xuân – hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn (TP.HCM) – chia sẻ hằng năm trường tổ chức ngày hội giới thiệu việc làm gần những buổi lễ tốt nghiệp để giúp doanh nghiệp đến gần với sinh viên.
Những tên tuổi lớn trong ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch lữ hành thậm chí còn tự mình đến trường tổ chức những sự kiện riêng để giới thiệu các vị trí việc làm và phỏng vấn các sinh viên tiềm năng để “đặt hàng” lao động. Trong những sự kiện này, đích thân lãnh đạo bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp bỏ công đến gặp trực tiếp các bạn trẻ.
Cô Xuân cho biết thêm với nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, một con đường khác giúp doanh nghiệp đến với sinh viên từ sớm là nhờ các cựu sinh viên, học viên. Phần lớn người đã tốt nghiệp từ trường cách đây nhiều năm, nay giữ nhiều chức vụ cao trong các công ty thuộc lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
“Họ chính là viên gạch nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, giúp dẫn dắt nhiều nhà tuyển dụng đến trường gặp các em sinh viên lứa sau” – cô Xuân nói.
Để giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm đến sinh viên và ngược lại, Hướng nghiệp Á Âu – cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn – có hẳn một bộ phận hỗ trợ nghề nghiệp tên là Chefjob.
Bà Phan Hồng Diễm Linh – đại diện Hướng nghiệp Á Âu – cho biết bộ phận này phối hợp với các đơn vị tuyển dụng đồng hành cùng học viên thông qua rất nhiều hoạt động.
Thích tuyển nhân lực từ các trường nghề
Ông Nguyễn Đức Anh – giám đốc kỹ thuật Schindler Việt Nam – chia sẻ rất thích những lao động xuất thân từ các trường nghề. Nhiều bạn học trường nghề thường có ý thức và kỹ năng rất tốt. Điều này là do phần nhiều lao động từng theo học trường nghề có xuất phát thấp hơn đôi chút so với những bạn đồng trang lứa đi theo con đường đại học.
“Phần lớn các bạn đều tự nhủ mình phải thành thục một nghề để ra đi làm. Ý chí cầu tiến, tinh thần học hỏi của các bạn cũng là điều đáng quý. Xuống công trình, các bạn luôn chủ động nhờ chỉ dạy thêm để nâng cao tay nghề. Những bạn giữ được tinh thần này ngay từ trên ghế nhà trường nghề sẽ tiến bộ rất nhanh sau này” – ông Nguyễn Đức Anh chia sẻ.
Cần tạo niềm tin
TS Nguyễn Thị Hằng – hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ nghệ II – cho rằng để doanh nghiệp đến trường trực tiếp tuyển dụng sinh viên, các trường cần tạo niềm tin cho doanh nghiệp về chất lượng sinh viên. Ngoài việc kết hợp với doanh nghiệp tham gia vào chương trình đào tạo và giúp sinh viên thực tập, trường cũng thường xuyên đảm nhiệm các dự án trong và ngoài nước giúp nâng cao chất lượng dạy học. “Do vậy, nhiều sinh viên thậm chí tự tìm được việc làm cho mình sau khi ra trường, không cần đến trường lo” – bà Hằng nói.
Hon 80% co viec lam sau tot nghiep
TS Truong Anh Dung, tong cuc truong Tong cuc Giao duc nghe nghiep (Bo LĐ-TB&XH), cho biet ti le hoc sinh, sinh vien truong nghe co viec lam ngay sau khi tot nghiep đat tren 80%, trong đo sinh vien cao đang ra truong co viec lam đat 85%, trung cap 80%.
Hoc sinh, sinh vien chua co viec lam ngay phan lon do tiep tuc hoc lien thong len trinh đo cao hon. O mot so truong co uy tin, ti le tot nghiep co viec lam đat 100%.
4 bước xây dựng văn hóa học online hiệu quả
Việc học online là phương pháp tốt nhất, là cơ hội có trải nghiệm độc đáo cho cả thầy và trò trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp như hiện nay.
Tuy nhiên, với phương pháp học mới này, nhiều giảng viên, sinh viên vẫn còn khá bỡ ngỡ. Nhưn, mỗi khó khăn đều là những trải nghiệm quý báu mà các thầy, cô biến đổi thành những phương pháp sư phạm hiệu quả và áp dụng phù hợp cho sinh viên.
Dưới đây là những chia sẻ của TS. Bùi Mỹ Trinh, Giảng viên Bộ môn Khoa học xã hội, Kinh tế và Quản lý, Khoa Quốc tế, ĐHQGHN trong việc dạy học trực tuyến. Đó là cách xây dựng văn hóa học online hiệu quả cho sinh viên. Cụ thể hơn, đó là những thói quen và hành vi học có văn hóa như dưới đây.
Để có thể lên lớp online hiệu quả, các thầy, cô phải học hỏi, tìm hiểu và chuẩn bị rất nhiều. Nguồn: Internet.
Văn hóa chuẩn bị trước khi vào học online
Có khá nhiều bạn chia sẻ đã chuẩn bị thời khóa biểu, in sẵn tài liệu sách, slides, ăn sáng trước đó, tạo không gian học bài, thông báo với gia đình về việc mình sẽ học bài và xin hạn chế làm phiền trong suốt buổi học, đảm bảo tính riêng tư trong thời gian học.
Một số bạn chưa hạn chế được tiếng ồn trong suốt thời gian học nên đã chủ động tắt mic, nhưng vẫn tham gia thảo luận bằng cách gõ vào phần chat với cả lớp.
Nhiều bạn chuẩn bị tình huống mạng internet không tốt bằng cách xem lại phần record và chủ động xin giảng viên giảng lại phần chưa hiểu. Bản thân tôi cũng đã tải toàn bộ sách e-book, slide svà tài liệu tham khảo đưa lên Microsoft Teams để các bạn tiện theo dõi và có tính chủ động cao trong việc lĩnh hội kiến thức.
Văn hóa xử lý vấn đề một cách tích cực, sáng tạo
Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức cơ bản theo giáo trình, tôi và các thầy, cô trong Bộ môn luôn đưa cho các bạn rất nhiều hoạt động, như mô phỏng hoạt động nhỏ doanh nghiệp, tìm biện pháp để tháo gỡ vấn đề doanh nghiệp, thuyết trình và phân tích một tình huống, lựa chọn giải pháp tối ưu, bài tập trắc nghiệm.
Các bạn sinh viên đã bắt đầu xây dựng văn hóa đương đầu với các tình huống thách thức (mô phỏng) qua các dự án nhỏ về môi trường kinh doanh, văn hóa chủ động học tập và giải quyết vấn đề, và quan trọng là văn hóa tương tác với các thầy, cô.
Ví dụ như qua bài tập mô phỏng yêu cầu nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường sống bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm và dịch bệnh, nhóm Úy Thương, Ming Trang, Đào Thanh Phúc tạo một clip riêng và chia sẻ về việc học online vừa an toàn sức khỏe, vừa sự nắm bắt xu thế, vừa không bị lỡ nhịp kiến thức và các dự định tương lai của các bạn.
Nhóm Trương Vũ Tú Hiệp xây dựng một trang riêng để chia sẻ "học online là giải pháp cho tương lai". Những bài tập như vậy được chuyển đổi từ offline thành online, giúp sinh viên vẫn xử lý được các tình huống, vừa xây dựng tinh thần làm việc nhóm, kết nối và tương trợ lẫn nhau để tăng tương tác và ảnh hưởng, lan tỏa.
Văn hóa học nghiêm túc, tập trung, cường độ cao
Đa phần các thầy, cô đều giao cho các bạn rất nhiều bài tập lớn nhỏ, theo nhóm và cá nhân, để thực hành kiến thức ngay tại lớp. Vì vậy cường học khá cao và một số bạn sẽ dễ bị căng thẳng nếu không quen với cường độ đó.
Một số sinh viên rất thông minh, chăm chỉ, hạn chế không làm việc riêng trong giờ, tập trung vào bài giảng và thảo luận, làm bài. Nhiều bạn có khả năng tập trung rất cao nên học và hiểu bài luôn ở trên lớp. Thậm chí một số bài tập cô giao về nhà các bạn đã giải quyết xong luôn trên lớp. Như vậy tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho cả cô và trò.
Khả năng tập trung hoàn toàn có thể rèn luyện được, tích lũy từ hành vi tốt "giờ nào việc nấy", dần dần thành thói quen tốt và năng lực tốt. Với khả năng tập trung, như một vũ khí cực mạnh, giúp các bạn hiệu quả dù là đi học hay đi làm sau này.
Văn hóa phản biện
Việc đưa cho sinh viên một tình huống để phân tích rất dễ, việc lựa chọn và đẩy tình huống lên mức thảo luận sôi nổi, tranh luận gay gắt mới là khó.
Dựa trên lời khuyên của các thầy, cô có kinh nghiệm giảng dậy lâu năm trong Bộ môn, tình huống được lựa chọn nên là các tình huống ngắn, và đặt câu hỏi phản biện có tác dụng tốt.
Tôi luôn cố tình chia sinh viên làm hai nhóm: ủng hộ hay không ủng hộ giải pháp đó và lý giải tại sao. Đôi khi một câu hỏi tốt có giá trị hơn một giải pháp tốt. Vì khi đặt được câu hỏi, sinh viên thường đã hiểu được kiến thức đó, thậm chí đã nghĩ gần đến giải pháp, và xây dựng được suy luận logic khi tương tác.
Quan trọng hơn cả, có những văn hóa mà giảng viên không xây dựng mà sinh viên vẫn có, đó là nề nếp đạo đức cá nhân do gia đình rèn luyện.
Xúc động nhất là nhiều bạn sinh viên vẫn duy trì nề nếp chào hỏi giáo viên đầu giờ và cuối giờ. Hỏi bài vở từ sáng đến tối muộn mà không quên xin lỗi và cảm ơn cô đã chỉ bài. Đó là động lực to lớn cho giảng viên tiếp tục cống hiến với nghề.
Đồng thời tạo niềm tin vững chắc vào các thế hệ sinh viên Khoa Quốc tế sẽ thành những cá nhân xuất sắc đóng góp tích cực cho xã hội, dù cho các bạn sinh viên có học bất cứ hình thức nào, trực tuyến hay học trực tiếp.
TS. Bùi Mỹ Trinh - Giảng viên Bộ môn Khoa học xã hội, Kinh tế và Quản lý, Khoa Quốc tế, ĐHQGHN
Ngành nào đón đầu xu hướng? Ngày 18.3, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình Tư vấn truyền hình trực tuyến 'IT và Big Data: Học ngành nào để đón đầu xu hướng?'. Các chuyên gia tư vấn đã đưa ra nhiều lời khuyên cho học sinh lựa chọn ngành học - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Tại chương trình, các chuyên gia đã đưa ra nhiều lời khuyên cho...