Doanh nghiệp – cử nhân khó đến với nhau
Trong khi một doanh nghiệp phải bỏ ra vài chục triệu đồng để tuyển nhân sự thì nhiều sinh viên ra trường vẫn phải kiếm tiền bằng những công việc tạm bợ vì không được các nhà tuyển dụng lựa chọn. Khủng hoảng kinh tế lại càng khiến hai phía khó gặp nhau.
Cử nhân ngồi nhà chơi game
Mùa ra trường của sinh viên các trường ĐH, CĐ từ tháng 5, tháng 6 và thời điểm này là cao trào của hệ thống tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, nhiều sinh viên tốt nghiệp từ khóa trước vẫn đang “xả hơi” ở nhà với thú vui chính là game online hay cố kiếm thêm ít thu nhập từ công việc của thời sinh viên như gia sư hay bán hàng… Trần Hoàng Nam, sinh viên mới tốt nghiệp ngành Kế toán, ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, hồ sơ xin việc đã được Nam nộp cho hàng loạt các công ty, đang chờ họ hẹn phỏng vấn.
“Đêm mải chơi game, xem phim nên hầu như cả buổi sáng chỉ để ngủ bù, ăn trưa xong lại ngủ trưa, chiều tối tụ tập bạn bè. Ngày nào cũng vậy nên không chỉ bố mẹ mà cả bản thân mình cũng bắt đầu cảm thấy sốt ruột khi chưa biết đến bao giờ mới kiếm được công việc ổn định chứ chưa nói gì đến đúng ngành, đúng nghề”.
Sau 4 năm học tập vất vả, sinh viên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về việc làm
Nguyễn Mai Hiên, sinh viên tốt nghiệp ĐH Sư phạm II từ năm 2011 cũng đang loanh quanh ở Hà Nội chờ cơ hội xin việc làm tạm thay vì đến các trường học xin giảng dạy. “Chị em tốt nghiệp ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, khoa Văn, có chứng chỉ sư phạm, đi dạy đã 5 năm nay nhưng vẫn chỉ là giáo viên hợp đồng, 3 tháng ký một lần.
Công việc đang bấp bênh thì trường thông báo nếu không thi đỗ viên chức thì hợp đồng cũng không ký được nữa vì nhà trường đã đủ chỉ tiêu giáo viên. Thấy vậy em cũng nản, không biết đến khi nào mới xin được một suất dạy học” – Hiên tâm sự. Hiện cô đang nhận làm nhân viên bán hàng ở quán cà phê của người họ hàng, lương tháng hơn 2 triệu đồng và ở trọ cùng các nhân viên nhà hàng này.
Video đang HOT
May mắn hơn Hiên, Nguyễn Mai Lan, sinh viên tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội vẫn nắm được mối làm gia sư nhờ Trung tâm Hỗ trợ sinh viên của trường từ khi cô là sinh viên năm thứ 3. “Bây giờ công việc chính của em chỉ là đi làm gia sư, công việc có được từ năm thứ nhất. Chỉ khác thời sinh viên ở chỗ thời gian lúc này rảnh rỗi hơn nhiều, không phải lên lớp, không phải ôn thi. Ngoài việc nhận dịch thêm thì công việc quan tâm nhất của em lúc này là tìm kiếm thông tin tuyển dụng trên mạng hay tại các trung tâm giới thiệu việc làm”.
Hiệu quả không bao nhiêu
Trong khi đang vào cao điểm mùa tuyển dụng với hàng chục nghìn cử nhân các trường ĐH, CĐ vừa mới tốt nghiệp đang tìm kiếm việc làm thì không ít doanh nghiệp vẫn thở ngắn than dài bởi khó tuyển nhân sự. Ông Phan Tiến Minh, Công ty TNHH Đồng Tâm cho biết, có đến cả năm nay công ty này cần tuyển nhân viên kinh doanh mà không được.
“Vẫn biết là đang ở thời điểm tốt để tuyển dụng, công ty đã tích cực phối hợp với sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội nhiều tháng nay đăng ký tuyển nhân sự mà vẫn chưa có hồi âm. Tôi cũng không hiểu vì sao sinh viên vào ngành kinh tế nhiều như thế mà cơ hội vào làm trực tiếp môi trường kinh doanh như ở công ty tôi lại không được quan tâm. Có lẽ là các cử nhân ĐH chỉ quan tâm tới các công ty lớn hay các công việc liên quan đến tài chính, ngân hàng… chứ nhân viên kinh doanh thì sẽ rất vất vả, di chuyển nhiều, lại lo khoán doanh số, lương không cao như mong muốn…” – ông Minh cho biết.
Tìm đủ mọi hướng tiếp cận nguồn tuyển, ông Bùi Quốc Huy, Công ty TNHH Set cho biết, các đầu mối như sàn giao dịch việc làm các tỉnh, các trung tâm giới thiệu việc làm địa phương, thậm chí đến tận trường ĐH, CĐ đào tạo sinh viên liên quan đến ngành nghề của mình mà vẫn không ăn thua. Thừa nhận việc giới thiệu việc làm cho sinh viên với các doanh nghiệp chưa mấy hiệu quả, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên ĐHQG Hà Nội cho biết hiện các trường đều gặp chung một khó khăn.
“Công tác tư vấn hỗ trợ việc làm cho sinh viên cần một bộ phận chuyên trách, tuy nhiên hiện nay công việc này chủ yếu là kiêm nhiệm. Cũng vì thiếu bộ phân chuyên trách nên việc tìm hiểu, liên kết với các doanh nghiệp đối với đơn vị trường học gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, sinh viên mới ra trường thì việc liên lạc lại cũng không dễ dàng. Các em thường về quê hoặc đi tìm công việc làm tạm thời nên khi có đặt hàng của doanh nghiệp, nhà trường muốn huy động lượng lớn sinh viên đã tốt nghiệp để giới thiệu công việc cũng không được nhiều”.
“Giải pháp hiện tại của nhiều doanh nghiệp là đăng báo tuyển dụng. Tuy nhiên, có thời điểm tiền đăng quảng cáo tuyển dụng trên các báo lên đến vài chục triệu đồng mà chỉ tuyển được một vị trí quản lý mạng thì phải thấy là chi phí tuyển dụng quá cao, hiệu quả lại không nhiều” – ông Huy cho biết – “Vì vậy, tốt nhất là cứ sử dụng nhân viên hiện có, động viên mỗi người kiêm nhiệm thêm một chút, còn hơn là phải chia sẻ lương thưởng cho nhân sự mới với chi phí đào tạo, tuyển dụng không nhỏ”.
Theo ANTĐ
Hai năm để ước mơ trở thành hiện thực
Ước mơ được trở thành đầu bếp làm việc trong các khách sạn 4-5 sao với mức thu nhập cao giờ không còn là điều gì đó xa vời của các bạn trẻ. Trường trung cấp nghề (TCN) Việt Giao đã mở thêm cánh cửa lập nghiệp cho những ai dám dấn thân cho sự đam mê và học hỏi để rồi sau khóa học 2 năm ngành Quản trị bếp và ẩm thực, các bạn trẻ có thể nắm chắc tương lai trong tầm tay.
Sinh viên trong giờ thực hành bếp.
Ngành - nghề "hot"
Sự tăng trưởng của các loại hình dịch vụ trong đó có du lịch kéo theo sự phát triển của hệ thống các nhà hàng, khách sạn, quán bar. Điều này đã làm tăng nhu cầu nhân lực của nghề bếp. Nghề bếp nhờ đó trở thành dịch vụ không thể tách rời.
Thực tế chúng ta có thể bắt chước các công thức chế biến món ăn trên sóng truyền hình hay Internet, nhưng đó cũng chỉ là những món ăn giản dị hình thức và không quá cầu kỳ về nội dung. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu thị hiếu và đòi hỏi chính đáng của thực khách thì sự quyến rũ của hình thức và hấp dẫn của nội dung trong từng món ăn là điều trăn trở khôn nguôi cho những ai lỡ theo nghề đầu bếp.
Có nhiều yếu tố để đánh giá món ngon song người đầu bếp được xem là nhân tố quyết định hàng đầu. Chương trình đào tạo được thiết kế bài bản từ khâu chế biến, sơ chế theo đúng công thức, đảm bảo yêu cầu. Các môn học chuyên sâu của ngành - nghề này là: các món ăn truyền thống của đất nước vùng miền, Á Âu, bảo quản thực phẩm trang thiết bị nhà bếp... Với phương châm "học đến đâu thực hành đến đấy", giúp học viên có thể nắm bắt ngay được kiến thức vừa học và áp dụng ngay trong phần thực hành với các trang thiết bị hiện đại nhất của trường.
Ngoài ra, học viên còn được tiếp nhận những phương pháp thủ thuật chuyên biệt, phức hợpcủa văn hóa ẩm thực các nước Á, Âu mà sáng tạo trong nghề bếp. Có thể nói trường TCN Việt Giao xứng danh là "Rồng đất Việt" trong công tác đào tạo nghề đầu bếp với các chương trình đào tạo từ sơ cấp đến nâng cao, kèm theo đó là các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho các chuyên ngành bếp, khách sạn, nhà hàng, bếp trưởng... với học viên đông đảo ở nhiều độ tuổi khác nhau. Các bạn được hướng dẫn học cách sơ chế chế biến món ăn đúng kỹ thuật, đúng phương pháp và điều quan trọng hơn là người học sẽ lĩnh hội, khám phá được nét tinh tế sự khéo léo, từ đó tự bản thân học viên mày mò sáng tạo làm nên tính độc đáotrong phong cách làm bếp thể hiện ẩm thực.
"Nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp là một nghệ sĩ", một nghệ thuật có sự quyện xe của các giác quan và của tinh thần sáng tạo. Sự cần cù, ham học hỏi thêm vào đó là tố chất nghệ sĩ sẽ là những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công của nghề đầu bếp. Và vì thế các bạn cần có một môi trường tốt để các đức tính đó được phát huy.
Nghề bếp đã trở thành nghề cao sang trong giới trẻ hiện nay.
Nghề hấp dẫn các nhà tuyển dụng
Do được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn đầy đủ nên khi học viên tốt nghiệp đều đạt chuẩn, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng khắt khe của hệ thống nhà hàng, khách sạn, các cơ sở lưu trú du lịch... Mặt khác, học viên có được sự năng động, tay nghề vững chính là nhờ lĩnh hội được các kỹ năng mềm tiếp nhận được từ chương trình đào tạo tiên tiến của trường do đó mà cơ hội tìm việc ngày càng rộng mở. Giáo trình học được trường thường xuyên cập nhập, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và là những đầu bếp hàng đầu được mời từcác nhà hàng, khách sạn nổi tiếng.
Chính những yếu tố trên đã giúp học viên có được chiếc chìa khóa vạn năng mở cánh cửa cuộc đời khi tốt nghiệp. Ở Việt Giao, những gì tốt nhất sẽ dành chongười học,nhưng điều cốt yếu vẫn là ở chính bản thân các bạn. Trường TCN Việt Giao tin rằng nếu có ý chí, bạn sẽ có nhiều con đường để lựa chọn. Nghị lực cùng sự tâm huyết sẽ đưa các bạn đến thành công và thành đạt trong nghề, trong cuộc sống.
Mọi thông tin chi tiết về ngành nghề tuyển sinh xem tại www.vietgiao.edu.vn hoặc địa chỉ: Trường Trung cấp nghề Việt Giao - 193 Vĩnh Viễn, P.4, quận 10, TP.HCM, ĐT: (08) 3927 0278, 3834 8832, 3834 9893.
Tư liệu: Việt Giao
Theo Infonet
Tờ rơi 'câu tiền' những sinh viên nhẹ dạ "Đến lúc vào làm rồi em mới biết là mình bị lừa nhưng vẫn phải làm vì tiền nộp vào cũng mất gần 500.000 rồi, phải cố làm để lấy lại số tiền đã bỏ ra". Đó là tâm sự nghẹn ngào của cô gái đứng bán sim tại cổng trường Đại học thương mại. Những ngày hè này, giới sinh viên rất...