Doanh nghiệp có thể đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo
Mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 29/2017/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
Nhà trường và doanh nghiệp có thể liên kết tổ chức đào tạo trong đó doanh nghiệp có thể đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo
Trong đó, theo quy định có 2 hình thức liên kết đào tạo. Đồng thời, nhà trường và doanh nghiệp có thể liên kết tổ chức đào tạo trong đó doanh nghiệp có thể đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo.
Theo Thông tư, các đối tượng được áp dụng là các trường trung cấp, trường cao đẳng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (gọi tắt là đơn vị), cá nhân có nhu cầu liên kết đào tạo.
Nội dung chủ yếu của thông tư là liên kết đào tạo được tổ chức theo 2 hình thức:
1- Liên kết phối hợp đào tạo là việc đơn vị phối hợp liên kết đào tạo trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình đào tạo, phối hợp quản lý quá trình đào tạo và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện liên kết đào tạo.
Nhà nước khuyến khích cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp liên kết để tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; trong đó doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp hợp tác trong xác định chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình, phát triển đội ngũ giảng viên doanh nghiệp, tổ chức tuyển sinh/tuyển dụng, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, ký kết hợp đồng đào tạo với người học…; Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hợp tác để tổ chức và công nhận kết quả đào tạo một số modun, môn học lý thuyết và thực hành (bao gồm cả đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn).
2- Liên kết đặt lớp đào tạo là việc đơn vị phối hợp liên kết đào tạo không tham gia giảng dạy, chỉ phối hợp quản lý và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện liên kết đào tạo.
Thông tư cũng quy định yêu cầu chung để tổ chức liên kết đào tạo. Theo đó, ngành, nghề đào tạo dự kiến liên kết phải phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương, của doanh nghiệp; Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, chương trình, giáo trình phù hợp với mục tiêu của khóa học theo quy định của các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Video đang HOT
Việc quản lý người học trong quá trình đaào tạo được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng.
Đối với đơn vị chủ trì liên kết đào tạo thì yêu cầu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành, nghề dự định liên kết đào tạo.
Nếu đơn vị chưa thực hiện đủ quy mô tuyển sinh đã được cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì chỉ tiêu tuyển sinh liên kết là phần còn lại của quy mô tuyển sinh được cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
Nếu đơn vị đã thực hiện đủ quy mô tuyển sinh, thì đơn vị phải đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong trường hợp tăng quy mô tuyển sinh của từng ngành, từng nghề đào tạo vượt 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh được cấp hoặc trường hợp liên kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu theo quy định tại khoản 1, khoản 7, Điều 18, Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Đối với hình thức liên kết phối hợp đào tạo, đơn vị chủ trì liên kết đào tạo phải có đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 60% khối lượng của chương trình đào tạo;
Đối với hình thức liên kết đặt lớp đào tạo, đơn vị chủ trì liên kết đào tạo phải có đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu giảng dạy 100% khối lượng của chương trình đào tạo.
Đối với đơn vị phối hợp liên kết đào tạo thì xác định được nhu cầu đào tạo về: ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh; Địa điểm đào tạo phải đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ đào tạo, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh và an toàn lao động; có đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học;
Đối với liên kết đào tạo khối ngành sức khỏe, địa điểm đào tạo phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tổ chức đào tạo theo quy định của Bộ Y tế.
Đơn vị phối hợp liên kết đào tạo chỉ được tham gia giảng dạy tối đa 40% khối lượng của chương trình đào tạo nếu đơn vị chủ trì liên kết đào tạo có yêu cầu, đồng thời phải bố trí cho giảng viên, giáo viên tham gia giảng dạy sinh hoạt chuyên môn với đơn vị chủ trì liên kết đào tạo.
Cũng theo Thông tư, quyền của các bên tham gia liên kết đào tạo bao gồm thống nhất mức thu lệ phí tuyển sinh, học phí, thù lao cho người học trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp theo quy định; Thỏa thuận, ký kết hợp đồng thực hiện liên kết đào tạo.
Việc Bộ LĐ-TBXH ban hành Thông tư quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại thời điểm này, tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp cùng các trường có một hành lang pháp lý rõ ràng, linh hoạt, thuận lợi theo nhu cầu Đồng thời, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cần thiết, kịp thời trong nước và quá trình hội nhập.
Theo Giaoducthoidai.vn
ĐH Ngoại thương công bố điều kiện tuyển sinh riêng 2018
Năm 2018, ĐH Ngoại thương tuyển 3.850 chỉ tiêu với hai phương thức xét tuyển. Đó là xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển kết hợp.
ảnh minh họa
Theo phương án tuyển sinh của trường, chỉ tiêu tuyển sinh tại cơ sở Hà Nội là 2.750, tại cơ sở II ở TP.HCM là 950 và tại cơ sở Quảng Ninh là 150.
So với năm 2017, trường tăng thêm 100 chỉ tiêu dành cho hai ngành đào tạo mới là chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế.
ĐH Ngoại thương dự kiến tuyển sinh theo 2 phương thức: Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 và xét tuyển kết hợp.
Dự kiến, tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp là 780, trong đó tại cơ sở Hà Nội là 510 và tại cơ sở TP.HCM là 270.
Với phương thức này, trường dự kiến triển khai trước khi thực hiện xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia. Nếu không trúng tuyển hoặc không xác nhận nhập học, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2018.
Phương thức xét tuyển kết hợp áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, bao gồm chương trình tiên tiến chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh quốc tế, chương trình kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, chương trình Kế toán - kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, các chương trình chất lượng cao Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính - ngân hàng.
Điều kiện để thí sinh tham gia phương thức xét tuyển kết hợp như sau:
- Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.
- Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 7,5 trở lên. Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ khá trở lên (nhà trường sẽ kiểm tra học bạ khi thí sinh nhập học, nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển).
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 6,5 trở lên, hoặc TOEFL ITP 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên và có tổng điểm 2 bài/môn thi THPT quốc gia năm 2018 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ 16 điểm trở lên.
Cách xác định trúng tuyển của phương thức xét tuyển kết hợp: Xác định trúng tuyển theo chương trình đào tạo và căn cứ trên các tiêu chí đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định của nhà trường, bao gồm điểm tiếng Anh theo chứng chỉ quốc tế, tổng điểm 2 bài/môn thi THPT quốc gia năm 2018 trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (trong đó, môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) và ưu tiên đối tượng và khu vực theo quy định.
Trường hợp tại ngưỡng điểm đánh giá hồ sơ xác định trúng tuyển của từng chương trình đào tạo, số thí sinh nhiều hơn số chỉ tiêu xét tuyển còn lại, nhà trường sử dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình chung học tập của cả ba năm lớp 10, 11, 12.
Trường công khai cách thức đánh giá hồ sơ xét tuyển trước thời điểm thu nộp hồ sơ xét tuyển.
Nhà trường cho biết phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 về cơ bản không thay đổi so với phương thức xét tuyển của năm 2017.
Năm 2018, các tổ hợp xét tuyển không thay đổi, dự kiến chênh lệch tổ hợp điểm giữa A00 và các tổ hợp khác là 0,5 điểm/30 điểm (năm 2017 chênh lệch là 1 điểm/30 điểm).
Theo Zing
Trường ĐH Ngoại thương công bố phương án tuyển sinh năm 2018 Ngày 12/1, Trường Đại học Ngoại thương công bố dự kiến tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2018 với tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 3850, trong đó, tại Cơ sở Hà Nội là 2750, tại Cơ sở II - Tp. Hồ Chí Minh là 950 và tại Cơ sở Quảng Ninh là 150. So với năm 2017, tổng chỉ tiêu...