Doanh nghiệp cổ phần hóa có thể “chuyển nợ” đã đối chiếu sang công ty cổ phần
Theo Dự thảo của Bộ Tài chính, đối với các khoản nợ đã làm thủ tục nhưng vẫn chưa đối chiếu được còn lại thì doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện bàn giao sang công ty cổ phần để tiếp tục theo dõi, thu hồi theo quy định.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
Theo đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP tính bổ sung vào khoản 1 Điều 15 Các khoản nợ phải thu: “Đối với các khoản phải thu khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau (trong nước và ngoài nước) phát sinh thường xuyên với số lượng lớn khách hàng của doanh nghiệp cổ phần hóa mà việc đối chiếu, xác nhận công nợ với từng khách hàng làm phát sinh khối lượng công việc, thời gian và chi phí lớn, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định việc đối chiếu, xác nhận cho phù hợp thực tế (căn cứ vào hồ sơ sổ sách kế toán và hệ thống công nghệ thông tin quản lý khách hàng của doanh nghiệp cổ phần hóa)”.
Nhiều nội dung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được sửa đổi. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khoản 2 Điều 15 được bổ sung thêm nội dung “Đối với các khoản nợ đã làm thủ tục đối chiếu nhưng vẫn chưa đối chiếu được còn lại thì thực hiện bàn giao sang công ty cổ phần để tiếp tục theo dõi, thu hồi theo quy định”.
Các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong lĩnh vực viễn thông (bao gồm cả các khoản nợ khó đòi đã được xử lý bằng nguồn dự phòng trong vòng 05 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp), doanh nghiệp giữ lại để tiếp tục theo dõi, quản lý và thu hồi nợ.
Số tiền thu hồi nợ từ các khoản nợ này, các ngân hàng thương mại cổ phần và doanh nghiệp viễn thông sau cổ phần hóa được giữ lại một tỷ lệ theo quy định của Bộ Tài chính áp dụng đối với Công ty Mua bán nợ Việt Nam để bù đắp các chi phí phát sinh có liên quan đến việc thu hồi nợ, phần còn lại thực hiện nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 các khoản nợ phải trả, đối với các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, việc thực hiện kiểm kê, đối chiếu các khoản tiền gửi của khách hàng, giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu) căn cứ vào chi tiết từng khoản nợ trên sổ kế toán; đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi của các khách hàng là pháp nhân; khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân, giấy tờ có giá phải đối chiếu với hồ sơ sổ sách kế toán lưu tại ngân hàng và thực hiện đối chiếu với các khách hàng.
Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao từ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sang công ty cổ phần, nếu các khoản công nợ này đã làm đủ thủ tục đối chiếu nợ nhưng không đối chiếu, xác nhận được với khách hàng thì ngân hàng thương mại cổ phần có trách nhiệm tiếp tục kế thừa, theo dõi, quản lý và thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi có yêu cầu của chủ nợ hợp pháp theo quy định pháp luật.
Đối với các khoản ký cược, ký quỹ, trả trước của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình, đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật mà việc đối chiếu, xác nhận công nợ với từng khách hàng làm phát sinh khối lượng công việc, thời gian và chi phí lớn, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp báo cáo và quyết định việc đối chiếu, xác nhận cho phù hợp thực tế và quy định của pháp luật (căn cứ vào hồ sơ sổ sách kế toán, hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình, dịch vụ trung gian thanh toán và hệ thống công nghệ thông tin quản lý khách hàng của doanh nghiệp cổ phần hóa)”.
Chi tiết Dự thảo xem tại đây.
TCty Xây dựng số 1 nợ Nhà nước hàng trăm tỷ đồng
Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng đôn đốc TCty Xây dựng số 1-CTCP (CC1) khẩn trương nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (Quỹ HT) và nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 225 tỷ mà DN này đang còn nợ đọng.
TCty Xây dựng số 1 vẫn nợ Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Trước đó, ngày 10/9/2020, Bộ Xây dựng có công văn về việc nộp tiền về Quỹ HT và CC1 có công văn giải trình và xin gia hạn thời hạn nộp ngân sách Nhà nước theo quyết toán vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần và không tính lãi chậm nộp của khoản nộp về Quỹ HT.
Tuy nhiên, sau khi xem xét, Bộ Tài chính cho biết, hiện CC1 đang nợ số tiền phải nộp về Quỹ HT là hơn 198,5 tỷ đồng và gần 26,6 tỷ đồng số tiền phải nộp về ngân sách. Việc CC1 đề nghị gia hạn thời hạn nộp tiền về Quỹ HT và ngân sách số tiền nói trên là vượt thẩm quyền của Bộ Tài chính. Vì vậy, đề nghị Bộ Xây dựng đôn đốc CC1 khẩn trương nộp về Quỹ HT và Ngân sách Nhà nước số tiền hơn 225,5 tỷ đồng.
TCty Xây dựng số 1 được biết đến như một tập đoàn xây dựng đa ngành nghề. Đến nay CC1 đã khẳng định thương hiệu mạnh là Chủ đầu tư của nhiều dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và dân dụng theo hình thức BT, BOT, BOO, PPP.
Theo báo cáo tài chính công bố mới đây, trong quý III/2020 doanh nghiệp báo cáo doanh thu đạt 1.867,4 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 5.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 55 tỷ đồng.
Ngày 29/6/2020, Thủ tướng đã có Quyết định số 908/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020, trong đó CC1 là doanh nghiêp thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước trước ngày 30/11/2020. Hiện Bộ Xây dựng đã có kế hoạch thoái ra toàn bộ 40,5% vốn điều lệ tại CC1, tương ứng 44,58 triệu cổ phiếu thông qua đấu giá trên HOSE với giá khởi điểm là 23.030 đồng/cổ phiếu.
REE chuẩn bị tái cấu trúc doanh nghiệp REE vừa thông qua việc chuyển đổi hình thức của 2 công ty: Công ty cổ phần Nước sạch REE và Công ty cổ phần Bất động sản R.E.E sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE, mã chứng khoán: REE) vừa thông qua việc chuyển đổi...