Doanh nghiệp chuyển đổi số nên xuất phát từ trải nghiệm khách hàng
Nếu chuyển đổi số chỉ nhằm tối giản chi phí, nâng cao hiệu quả mà bỏ quên khách hàng, doanh nghiệp có thể không đạt được các mục tiêu đặt ra.
“Cha đẻ” quản trị học Peter Drucker từng nói, “Mục tiêu của một doanh nghiệp là tạo ra khách hàng”. Sáu thập kỷ sau câu nói này, không ít CEO đã nâng quan điểm của Drucker lên mức cực đại, trong số đó có Jeff Bezos, nhà sáng lập đế chế Amazon. Họ tin rằng tạo ra khách hàng và giúp họ hạnh phúc chính là chìa khóa dẫn đến thành công.
Dù vậy, các nỗ lực chuyển đổi số đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp lại không đặt khách hàng ở trung tâm. Thay vào đó, công nghệ mới lại chủ yếu hỗ trợ vận hành hiệu quả, cắt giảm chi phí. Điều này tuy quan trọng nhưng đôi khi đẩy người dùng vào thế khó do không được chú ý, phải vật lộn với trải nghiệm nghèo nàn, không nhất quán.
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp B2B và B2C nhận ra rằng các chiến lược chuyển đổi số phải bắt đầu từ trải nghiệm người dùng. Tạo ra trải nghiệm khác biệt sẽ thu hút khách hàng mới và thuyết phục họ quay trở lại, gia tăng nguồn thu và lợi nhuận, thậm chí chỉ số ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư) còn cao hơn cả quảng cáo.
Theo hãng phân tích Statista, năm 2022, chi tiêu cho chuyển đổi số dự kiến đạt 1,8 nghìn tỷ USD và dự kiến tăng lên 2,8 nghìn tỷ USD năm 2025. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông minh kết hợp với chi phí điện toán và lưu trữ giảm khiến doanh nghiệp tiếp cận được hầu hết công nghệ mới, đặc biệt là phân tích dữ liệu và máy học. Khách hàng đòi hỏi trải nghiệm tốt hơn từ các tổ chức. Vì vậy, người thắng cuộc sẽ là những người tạo ra được trải nghiệm tốt hơn đối thủ và thỏa mãn mong muốn của khách hàng.
Có thể lấy ví dụ về Comcast, đế chế truyền thông lớn nhất của Mỹ. Thành lập năm 1963, Comcast đã sáng tạo nhiều sản phẩm mới như nền tảng video dựa trên đám mây để xem các chương trình truyền hình, phim ảnh trên nhiều thiết bị; hay điều khiển bằng giọng nói. Song khách hàng lại không thỏa mãn. Các nhà lãnh đạo công ty nhận ra trải nghiệm khách hàng cũng phải hữu ích như chính sản phẩm.
Vì vậy, Comcast tiến hành tái cấu trúc, đưa bộ phận đổi mới sản phẩm và trải nghiệm khách hàng về một mối. Kết quả là trải nghiệm cá nhân hóa cao, sử dụng máy học để gợi ý nội dung mà khán giả yêu thích, muốn khám phá.
Video đang HOT
Tập trung vào trải nghiệm khách hàng sẽ buộc các công ty phải giải quyết, đồng cảm và thấu hiểu tất cả những điểm tương tác với khách hàng: từ chiến dịch tiếp thị, nhân viên bán hàng, quy trình tương tác (dù qua con người hay chatbot) cho đến nơi khách hàng tiếp xúc với sản phẩm, dịch vụ lần đầu (dù online hay offline).
Dữ liệu sẽ chỉ đường để doanh nghiệp cải thiện những chỗ cần cải thiện. Công ty cần tập trung chuyển đổi dựa vào dữ liệu doanh nghiệp và hệ sinh thái nhằm tìm hiểu sở thích và kiểu mẫu của khách hàng. Sau đó, họ cần lập mô hình trải nghiệm cạnh tranh toàn diện. Dữ liệu khách hàng và thông tin chi tiết thu được từ đây sẽ là chìa khóa để hiểu được nên đầu tư vào đâu và khoản đầu tư nào mang lại ROI đáng kể.
Chẳng hạn, bằng cách sử dụng dữ liệu giúp hiểu được mọi người sẽ làm gì trong xe, các nhà sản xuất ô tô mở rộng quan hệ với khách hàng, không dừng lại ở việc mua xe. Nhờ tận dụng IoT, AI và phân tích, BMW nhìn nhận các mẫu xe điện i3 còn hơn cả phương tiện di chuyển. Công ty thử nghiệm một số dịch vụ như DriveNow – ứng dụng chia sẻ dành cho BMW i3 và i8, ParkNow, phát hiện các bãi đỗ xe còn trống và cho phép đặt chỗ trước, mang đến trải nghiệm cơ bản và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng.
Walmart và Ford nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng chuyển đổi số
Nhờ tập trung vào chuyển đổi số xoay quanh dữ liệu, Walmart và Ford đã có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng, phục vụ tốt hơn cho mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Trong chuyển đổi số, các doanh nghiệp sẽ đầu tư để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số nhằm tư duy lại về doanh nghiệp xoay quanh công nghệ số. Một chiến lược chuyển đổi số hiệu quả sẽ nâng cao trải nghiệm khách hàng và cách thức vận hành ở hậu trường.
Một khi hành trình chuyển đổi số bắt đầu, doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm và dữ liệu mới để xác định cơ hội tăng trưởng mới. Hai ví dụ dưới đây của Walmart và Ford cho thấy, các công ty không chỉ tạo ra một ứng dụng, mà còn thực sự nghĩ lại về các nỗ lực chuyển đổi số sẽ hỗ trợ tăng trưởng bền vững như thế nào.
Walmart
Là một đại gia bán lẻ truyền thống, Walmart bắt đầu chuyển đổi số khi mở một chợ điện tử. Dù vậy, chuyển đổi số vẫn đang diễn ra, không dừng lại ở website ban đầu. Chuyển đổi số đồng nghĩa doanh nghiệp phải tái tập trung công việc xoay quanh công nghệ số, cả ở nội bộ lẫn bên ngoài.
Walmart viết ứng dụng di động và website để khách hàng có thể mua hàng hóa qua mạng. Sau khi phân tích hành vi khách hàng từ ứng dụng, họ bổ sung các dịch vụ như nhận hàng trong ngày, đặt hàng di động, mua trước trả sau.
Để có thể chuyển đổi số thành công, Walmart ưu tiên khả năng tiếp cận dữ liệu cho tất cả mọi người trong nhóm. Phá bỏ các khoảng cách giữa từng nhóm, cho phép nhân viên hành động nhanh và cụ thể để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Giám đốc Tiếp thị di động Walmart - Sherry Thomas-Zon - nhận xét dữ liệu và khả năng tiếp cận dữ liệu vô cùng quan trọng với các hoạt động số. "Nhóm tiếp thị và sản phẩm của chúng tôi luôn nhìn vào các con số. Bạn không thể làm việc nhanh chóng nếu không có công cụ phân tích và dữ liệu dịch vụ cho tiếp thị, đặc biệt trong một tổ chức lớn như Walmart. Nó giúp nhóm của chúng tôi hoạt động nhanh nhạy, bất chấp quy mô và lượng dữ liệu thu thập, phân tích ngày một lớn".
Ford
Ford theo đuổi nhiều sáng kiến chuyển đổi số, bao gồm dùng công nghệ để chuyển đổi và cải thiện quy trình tại một trong các nhà máy lớn nhất của hãng. Nếu không có sẵn linh kiện, công việc của công nhân sẽ bị trì hoãn và làm chậm quy trình sản xuất. Vì thế, Ford giới thiệu hệ thống theo dõi khối lượng của các linh phụ kiện khác nhau, đảm bảo chúng luôn có đủ khi cần thiết.
Năm 2016, nhà sản xuất xe hơi Mỹ mang đến ứng dụng FordPass cho khách hàng. Nó giúp chủ xe Ford điều khiển phương tiện từ xa. Chẳng hạn, tài xế có thể theo dõi mức xăng, mở/khóa xe ngay trên điện thoại.
Ford tận dụng dữ liệu từ hành vi của người dùng trên ứng dụng để nâng cấp trải nghiệm trên chính nó. Đầu tiên, nhóm sản phẩm sẽ nhóm các khách hàng dựa trên hành vi của họ. Sau đó, dựa trên hoạt động của mỗi nhóm, Ford sẽ cá nhân hóa trải nghiệm để mang đến giá trị cao hơn cho khách hàng.
Điểm chung của Ford và Walmart là dùng chuyển đổi số để thu thập thông tin chi tiết về cách người dùng tương tác với sản phẩm. Sau đó, họ ra các quyết định dựa trên dữ liệu để mang nhiều giá trị hơn đến khách hàng.
Chuyển đổi số đồng nghĩa với thay đổi cách doanh nghiệp vận hành. Vì thế, nó đi cùng với hàng loạt thách thức và đòi hỏi nhiều công sức. Các bộ phận sẽ phải từ bỏ thói quen cũ, làm quen với cấu trúc và cách thức hợp tác mới, đón nhận vai trò mới và phát triển kỹ năng mới.
Mọi thứ đều mất thời gian và khi tích hợp hệ thống mới vào cái cũ, các bộ phận có nguy cơ gặp xáo trộn và chia cách. Một cách để vượt qua những khó khăn này là lên kế hoạch, đưa ra lộ trình chuyển đổi số từ trước, vạch chiến lược tích hợp và nêu chi tiết nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến từng nhóm. Tiếp theo, chia sẻ với toàn bộ công ty để mọi người dùng nó như điểm tham khảo. Dùng một công cụ quản lý dự án để các thành viên trong nhóm biết được "bức tranh lớn" và theo dõi các chi tiết như nhiệm vụ mà họ được giao. Doanh nghiệp nên đưa các kỹ năng số vào trong kế hoạch phát triển nhân viên của mình, cung cấp cơ hội để nhân viên học tập và theo sát tiến độ của họ.
Chuyển đổi số là một hành trình, không phải đích đến. Công nghệ mới và hành vi tiêu dùng mới luôn xuất hiện, vì thế, doanh nghiệp luôn trong trạng thái thử nghiệm và cải thiện. Một điều quan trọng cần ghi nhớ, đó là đặt khách hàng ở trung tâm của chiến lược. Hãy xem khách hàng như ánh sáng dẫn lối chuyển đổi số. Bạn càng thu thập được nhiều dữ liệu về khách hàng, bạn càng nâng cao được trải nghiệm cho họ. Nó sẽ dẫn đến niềm tin và lòng trung thành lớn hơn, đồng nghĩa với doanh thu bền vững.
Facebook có bộ phận chăm sóc khách hàng sau 18 năm Công ty mẹ Meta đang tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng. Một báo cáo mới đây của Bloomberg cho biết Meta (công ty mẹ của Facebook) đang cố gắng hỗ trợ người dùng nhiều hơn khi tài khoản hoặc bài đăng của họ bị xóa. Báo cáo trích lời Brent Harris - phó chủ tịch quản trị của Meta,...