Doanh nghiệp, chủ shop online có thêm lựa chọn dịch vụ chuyển phát siêu tốc
Với việc huy động sự tham gia của các tài xế công nghệ, ngay trong tháng 11, EMS Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyển hàng siêu tốc mới, nhắm vào đối tượng doanh nghiệp thương mại điện tử, shop online.
Những năm gần đây, mua sắm trực tuyến đã mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho bưu chính chuyển phát và logistics, vốn phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực hiện đơn hàng và giao hàng chặng cuối. Điều này đòi hỏi các công ty giao nhận, vận chuyển phải điều chỉnh mô hình và chiến lược kinh doanh.
Trong điều kiện hạ tầng giao thông hiện nay, các đơn vị chuyển phát rất khó đảm bảo tốc độ giao hàng mong muốn cho khách hàng. Giải pháp tối ưu hóa thời gian xử lý đơn hàng đang là bài toán của nhiều đơn vị.
Lễ ký kết hợp tác giữa 2 doanh nghiệp có sự tham dự của lãnh đạo Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT.
Mới đây, Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện (EMS Việt Nam) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Grab Việt Nam triển khai nhóm dịch vụ chuyển phát siêu tốc, nhắm đến đối tượng khách hàng chính là các đơn vị làm thương mại điện tử.
Việc liên kết với các bên thứ ba để cung cấp những gói dịch vụ và giải pháp tích hợp sẽ giúp doanh nghiệp chuyển phát nâng chất lượng dịch vụ, tối ưu các tiện ích và chi phí, tăng trải nghiệm người dùng.
Theo kế hoạch, ngay trong tháng 11, EMS Việt Nam sẽ đưa ra các dịch vụ siêu tốc mới. Đây là dịch vụ chuyển phát hàng hóa ở phạm vi các quận nội thành, trong đó bưu gửi được ưu tiên chuyển phát đến người nhận với chỉ tiêu thời gian toàn trình từ khi nhận hàng đến khi phát hàng là từ 30 phút đến 4 giờ tùy theo gói dịch vụ.
Khi sử dụng nhóm dịch vụ mới này, người gửi sẽ đặt giao hàng qua ứng dụng của EMS Việt Nam, lực lượng tham gia nhận và phát hàng sẽ là các đối tác tài xế GrabExpress. Lộ trình triển khai dịch vụ được chia thành 2 giai đoạn, dự kiến từ cuối tháng 11 sẽ thực hiện trước ở khu vực nội thành của Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM; và từ đầu năm 2023, dịch vụ mới được mở rộng cung cấp tại nội thành 19 tỉnh, thành phố khác.
Cụ thể, các doanh nghiệp thương mại điện tử, chủ shop online có thể chọn dùng 3 gói dịch vụ, gồm: Gói giao hàng siêu tốc – Dịch vụ có chỉ tiêu thời gian từ lúc đối tác tài xế nhận hàng đến lúc giao hàng là 30 phút với khoảng cách 5km đầu tiên và cộng thêm 10 phút với mỗi km tiếp theo; Gói giao hàng 2h – Dịch vụ có chỉ tiêu thời gian từ lúc đối tác tài xế nhận hàng đến lúc giao hàng là 2 giờ trong nội thành các địa phương áp dụng; Gói giao hàng 4h – Dịch vụ có chỉ tiêu thời gian từ lúc đối tác tài xế nhận hàng đến lúc giao hàng là 4 giờ trong nội thành các tỉnh, thành áp dụng, với khoảng cách từ điểm nhận hàng đến điểm giao hàng tối đa 20km.
Trước đó, để giải bài toán tối ưu chi phí trong khi vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ, chỉ tiêu thời gian toàn trình chuyển phát đến khách hàng, từ năm 2019, Viettel Post đã ra mắt MyGo – nền tảng kết nối người dùng với doanh nghiệp chuyển phát, đồng thời huy động sự tham gia của các lao động ngoài trở thành đối tác giao hàng của đơn vị.
Theo Bộ TT&TT, cùng với sự phát triển thương mại điện tử và công nghệ, lĩnh vực bưu chính đã có tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao những năm gần đây. Chín tháng đầu năm nay, doanh thu từ dịch vụ bưu chính tăng 23% và sản lượng bưu gửi tăng 25%. Đặc biệt, nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ ngày càng cao và bưu chính đã khẳng định vai trò là hạ tầng quan trọng của thương mại điện tử.
Metaversity: Thay đổi hoàn toàn thế giới học tập trực tuyến
Metaversity của MetaCamp không chỉ đơn giản là một room học trực tuyến, mà gây ấn tượng về một vũ trụ game huyền ảo, nơi mỗi cá nhân sở hữu một tinh cầu, tiến vào hệ sinh thái là trường học.
Video đang HOT
(Nguồn: Vietnam )
Đại dịch COVID-19 đã khiến xã hội thay đổi mạnh mẽ, trong đó điển hình là các hình thức giao tiếp trực tuyến thay vì trực tiếp, nổi bật nhất là việc đào tạo trực tuyến.
Sự phát triển vượt bậc của dạy học từ xa
Dạy học từ xa trên thực tế không còn là mô hình mới mẻ. Từ nhiều năm trước, trên các kênh truyền hình Việt Nam đã xuất hiện những chương trình dạy học qua TV, các giáo viên giảng bài được ghi hình lại rồi phát sóng.
Đến thời điểm đại dịch COVID-19, cùng với sự phát triển của công nghệ, với các nền tảng hội thảo trực tuyến như Zoom, MS Team, việc học tập trực tuyến đã có sự nhảy vọt vượt bậc, khi những người tham dự lớp học có thể tương tác, giao tiếp qua lại lẫn nhau thay vì chỉ thụ động xem hình ảnh.
Sau rất nhiều khó khăn cần khắc phục, hình thức học tập này đã trở nên phổ biến đến mức dù cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã tạm thời được kiểm soát, học sinh khắp thế giới đã đến trường, thì mô hình học tập này vẫn được duy trì ở một số trường hợp nhất định bởi tính tiện dụng và hiệu quả của nó.
Hàn Quốc là một trong số những quốc gia đã áp dụng những biện pháp cách ly, phong tỏa nghiêm ngặt nhằm khống chế đại dịch COVID-19. Cùng với nền tảng công nghệ phát triển, việc đào tạo trực tuyến ở quốc gia này cũng trở nên rất phổ biến với nhiều hình thức đa dạng, nội dung hấp dẫn.
Học mà chơi - chơi mà học
Để thoát ra hoàn toàn khỏi mô hình lớp học trực tuyến thông thường với phòng hội thảo, màn hình chiếu, hình ảnh avatar đại diện đơn giản, MetaCamp, một công ty công nghệ Hàn Quốc đã xây dựng hẳn một hệ sinh thái ảo khiến việc học trực tuyến trở nên hấp dẫn, thu hút hơn, ngay cả khi việc học tập trực tiếp đã quay trở lại.
Các sinh viên có thể tự lựa chọn nhân vật đại diện mang cá tính riêng của mình. (Nguồn: Vietnam )
Metaversity của MetaCamp không chỉ đơn giản là một room học trực tuyến, mà gây ấn tượng về một vũ trụ game huyền ảo, nơi mỗi cá nhân sở hữu một tinh cầu, tiến vào hệ sinh thái là trường học, với đầy đủ các phòng ban, sân chơi, thư viện được thiết kế sinh động, màu sắc.
Trong hệ sinh thái Metaversity, mỗi cá nhân có thể lựa chọn cho mình một "avatar" riêng, một phi hành gia, một học giả, một nghệ sỹ, đó là cách thức họ thể hiện cái tôi cá nhân của mình, mà đôi khi ta rụt rè không dám thể hiện trong thế giới thật.
00:00
00:00/03:07
Hệ sinh thái học tập Metaversity cung cấp cho sinh viên từ phòng học, bài giảng đến cả các hoạt động vui chơi giải trí. Các sinh viên sẽ"vượt" những quãng đường từ giảng đường tới phòng giải trí, thậm chí tham dự một buổi trình diễn âm nhạc trực tiếp, nơi các nghệ sỹ đang biểu diễn được mã hóa trực tiếp thành những hình ảnh số sống động.
Giống như trong game, trong Metaversity, sinh viên cũng có thể nhìn thấy, gặp gỡ, giao tiếp với những bạn học khác đang xuất hiện trong cùng không gian.
Bên cạnh đó, với học tập trực tuyến, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính, các sinh viên có thể dễ dàng đến thư viện, tìm bài giảng, thậm chí vui chơi, trao đổi ở bất cứ thời gian và không gian nào. Đây chính là ưu thế của việc học tập trực tuyến, giúp phá vỡ các "rào cản vật lý" của hình thái học tập trực tiếp thông thường.
Đây cũng là điểm khiến hệ sinh thái học tập trực tuyến tạo được sự tương tác, hấp dẫn hơn những phòng học trực tuyến đơn thuần, mang lại hứng thú cho sinh viên, vượt qua những định kiến về sự "không nghiêm túc" đối với một giao diện nhiều màu sắc, sinh động như trong thế giới game.
Metaversity hiện được áp dụng tại 63 trường đại học ở Hàn Quốc với những mức độ bao phủ khác nhau. Đối với lứa tuổi đang hăm hở với những điều mới lại, những người sáng lập Metaversity kỳ vọng có thể phát triển chương trình đến những quốc gia khác nữa, trong đó có Việt Nam.
Cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam?
Năm 2022, Việt Nam có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông, để bước vào ngưỡng cửa đại học. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
(Nguồn: Vietnam )
Việc các trường đại học mở thêm khoa, mở thêm cơ sở, hay thành lập mới, là nhằm giúp cho hầu hết các học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phố thông có cơ hội được vào đại học, tìm được hướng đi, tiếp nhận sự đào tạo chuẩn bị cho nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, điều này cũng khiến một số người lo ngại về sự quá tải của cơ sở vật chất hay giáo viên.
Do vậy, việc kết hợp song song giữa đào tạo trực tuyến và đào tạo trực tiếp là một trong những giải pháp được đưa ra.
Theo số liệu từ của Trung tâm Internet Việt Nam,, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có 68,72 triệu người sử dụng Internet, chiếm 70,3% dân số,. Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội và xu hướng chuyển đổi số phát triển mạnh.
Tốc độ Internet của Việt Nam cũng tăng mạnh trong thời gian qua, với cước sử dụng wifi, 3G, 4G ở mức độ phù hợp, khiến người dân ở các vùng nông thôn cũng có cơ hội sử dụng wifi.
Mặt khác, tỷ lệ sinh viên Việt Nam sử dụng máy tính cá nhân cũng gia tăng do nhiều chương trình hỗ trợ vay vốn, những loại máy tính giá rẻ, đã qua sử dụng. Bởi vậy, việc tiếp cận những chương trình học tập trực tuyến không phải là vấn đề quá khó khăn trong tình hình hiện nay.
Những câu hỏi đặt ra
Khác với game vốn dành cho những đối tượng trẻ hoặc tự lựa chọn tham gia, với hệ sinh thái ảo của đào tạo đại học, bên cạnh lớp sinh viên trẻ trung, năng động, còn có những giáo viên lớn tuổi, những người có thể sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận công nghệ cũng như cách giảng dạy mới.
Một không gian ảo của Metaversity. (Nguồn: Vietnam )
Đáp lại sự nghi ngại này, đại diện MetaCamp cho biết họ luôn có bộ phận hỗ trợ hướng dẫn trực tiếp đến những người sử dụng, để đảm bảo hệ thống vận hành tốt.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể lựa chọn cách thức tải bài giảng lên mạng để sinh viên trực tiếp truy cập sau khi giảng dạy trực tiếp. Công cụ càng hiện tại, cách thức hoạt động sẽ càng trở nên đơn giản để phổ cập đến tất cả mọi lứa tuổi.
Với những băn khoăn về công cụ học tập, liệu những thiết bị, máy tính cũ có thể truy cập được vào Metaversity, đại diện công ty cũng cho biết những máy tính cá nhân được sản xuất trong thời gian 7 năm trở lại đây đều có thể sử dụng được tốt trên nền tảng này.
Sinh viên cũng có thể dễ dàng truy cập được bằng điện thoại thông minh, kể cả những dòng máy cũ như iPhone 6, Galaxy S6.
Với những thuận lợi đó, MetaCamp tin tưởng Metaversity sẽ được các giáo viên và sinh viên Việt Nam tiếp nhận một cách hào hứng, nhanh chóng, giúp tiếp nhận được những sự giáo dục nền tảng tại giảng đường đại học trước khi bước chân vào cuộc sống./.
Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, môi trường internet Sở TT-TT TPHCM vừa ban hành Kế hoạch tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, môi trường internet, xuất bản phẩm, sản phẩm bưu chính, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn TPHCM. Ảnh minh họa. Nguồn: ĐCSVN Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền trên các nền tảng và ứng dụng mạng xã hội,...