Doanh nghiệp Anh chưa sẵn sàng cho Brexit
Các thông tin về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – Brexit vẫn ngày ngày xuất hiện trong 3 năm qua với rất nhiều khúc cua bất ngờ, nhưng có một sự thật rằng, cả quá trình Brexit chưa có tiến triển.
Diễn biến này đang gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Anh nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nói riêng tại vương quốc này.
Theo nghiên cứu được công bố cuối tuần trước của Harvard Business Review, các CEO tại Anh dành 90 phút mỗi tuần để lên kế hoạch chuẩn bị cho sự kiện Brexit, trong khi các giám đốc tài chính (CFO) dành hơn 2 giờ.
Tổng hợp lại, lãnh đạo cấp cao tại 2 vị trí này ở các doanh nghiệp tại Anh đã dành 200 giờ mỗi năm trung bình trong 3 năm qua để sẵn sàng “đón nhận” Brexit.
Tuy nhiên, điều đau đầu là đã hơn 3 năm kể từ ngày nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU, các doanh nghiệp vẫn chưa biết đâu là lối ra, loay hoay trong mớ hỗn độn các khả năng tại mọi lĩnh vực: chính sách nhập cư, quy định kinh doanh nội địa, thay đổi hoạt động xuất nhập khẩu…
ối với tương lai quá bất định, các doanh nghiệp có xu hướng trì hoãn hoạt động đầu tư, mở rộng hoặc đưa ra các quyết định quan trọng. ây cũng là tình trạng đang diễn ra tại Anh.
Hội đồng Thương mại Anh (BCC) dự báo, hoạt động đầu tư sẽ giảm trong năm 2019 – 2020 sau khi đã đi xuống năm 2018, đánh dấu khoảng thời gian suy giảm đầu tư dài nhất trong 17 năm qua.
Video đang HOT
Trong khi đó, con số thống kê ý định đầu tư tại các ngành công nghiệp sản xuất tại Anh đã lần đầu tiên xuống mức âm kể từ năm 2016, thời điểm Brexit bắt đầu bùng nổ, theo Make UK.
áng chú ý, các nhà kinh tế tại Stanford, Bank of England, ại học Nottingham và Trường Kinh tế London đã khảo sát hơn 7.000 lãnh đạo cao cấp doanh nghiệp tại Anh về tác động của Brexit tới hoạt động của doanh nghiệp.
Kết quả cho thấy, đây là nguồn cơn của rất nhiều vấn đề bất ổn, khiến hoạt động sản xuất – kinh doanh chịu ảnh hưởng tiêu cực kể từ năm 2016 cho tới nay.
Cụ thể hơn, Brexit khiến hoạt động đầu tư giảm khoảng 11% trong 3 năm qua kể từ tháng 6/2016; đồng thời năng suất sản xuất giảm 2 – 5%.
Hiện tại, câu hỏi lớn được đặt ra là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tuy rất khó trả lời, nhưng các chuyên gia xác định sẽ có 4 trường hợp.
Thứ nhất, Tổng thống Anh Johnson đạt được thoả thuận với EU vào ngày 17/10 và Quốc hội Anh thông qua, khi đó Anh sẽ có thoả thuận Brexit kịp thời hạn 31/10 như đã cam kết. Khả năng này không cao, nhưng cũng không thể loại trừ.
Thứ hai, nếu không đạt được thoả thuận, ông Johnson sẽ phá vỡ cam kết của mình, yêu cầu được gia hạn tới ngày 31/1/2020 và ngay lập tức đề nghị tiến hành tổng tuyển cử. ây là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất ở thời điểm hiện tại.
Thứ ba, bằng cách nào đó, ông Johnson sẽ đưa nước Anh tiến hành Brexit không thoả thuận vào ngày 31/10 theo đúng thời hạn chót, dù Quốc hội Anh đã quyết định loại bỏ phương án rời EU mà không có thoả thuận.
Khả năng xảy ra trường hợp này không cao, bởi Quốc hội Anh có đủ quyền lực để lật đổ Chính phủ của ông Johnson bằng cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Thứ tư, nước Anh tiến hành trưng cầu dân ý lần thứ hai về vấn đề Brexit sau ngày 31/10.
Cho tới hiện tại, khảo sát mới nhất của Institute of Directors (IoD) cho thấy, chỉ 13% các doanh nghiệp nhỏ và 12% doanh nghiệp cỡ vừa tin rằng họ đã có sự chuẩn bị cần thiết cho Brexit. Con số này với các công ty lớn là gần 25%.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu giảm tốc và nước Anh đang bị bao phủ bởi bóng mây Brexit, các doanh nghiệp chính là đối tượng chịu tổn thương lớn nếu các yếu tố bất ổn tiếp tục duy trì.
Cuối tuần trước, OECD đưa ra dự báo, tăng trưởng kinh tế Anh sẽ giảm khoảng 3% nếu trường hợp Brexit không thoả thuận diễn ra, so với mức giảm 0,6% của EU.
Bên cạnh đó, nếu không còn là thành viên EU kể từ 31/10, kinh tế Anh sẽ rơi vào khủng hoảng trong năm tới, với suy thoái kéo dài tới ít nhất năm 2022.
Lam Phong (Theo báo chí nước ngoài)
London vững vàng ở vị trí dẫn đầu thị trường ngoại hối thế giới bất chấp Brexit
Khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục 6.600 tỷ USD và London tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trên thị trường giao dịch ngoại hối thế giới.
Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) tại thủ đô London, Anh, ngày 28/3/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đây là kết quả nghiên cứu công bố mới đây của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). Trong nghiên cứu trên, BIS đã kiểm tra, đối chiếu số liệu về khối lượng tiền tệ giao dịch công bố vào tháng 4/2019 của gần 1.300 tổ chức tài chính.
Hoạt động của các thị trường kinh doanh ngoại tệ trên thế giới đã sụt giảm kể từ khi BIS công bố kết quả nghiên cứu về thị trường kinh doanh ngoại tệ thế giới lần gần nhất vào năm 2016, khi các ngân hàng và quỹ dự phòng rủi ro "rút lui" khỏi thị trường.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới công bố của BIS cho thấy thị trường kinh doanh ngoại tệ toàn cầu đã hồi phục với mức tăng 29% về giá trị giao dịch hàng ngày từ mức 5.100 tỷ USD năm 2016, nhờ tốc độ tăng trưởng mạnh của hoạt động hoán đổi tiền tệ, sự nổi lên của các doanh nghiệp kinh doanh tần suất cao và độc quyền mới, cùng với nhu cầu gia tăng đối với các đồng tiền của những nền kinh tế mới nổi.
Tuy vậy, mức tăng về giá trị giao dịch ngoại tệ toàn cầu hàng ngày nói trên dường như đã "che khuất" những thách thức ngày càng lớn đối với lĩnh vực này.
Trong đó, phải kể tới sự gia tăng của hoạt động hoán đổi tiền tệ của các ngân hàng và các nhà đầu tư để dự phòng rủi ro và thường mang lại doanh thu ít hơn so với hoạt động kinh doanh tiền tệ truyền thống đơn giản hay các thỏa thuận cơ cấu và phức tạp.
Cũng theo nghiên cứu trên của BIS, tỷ trọng của giao dịch ngoại tệ giao ngay tiếp tục giảm xuống còn 30% tổng giá trị giao dịch ngoại tệ hàng ngày, từ mức đỉnh 38% năm 2013.
Trong khi đó, tỷ trọng của giao dịch hoán đổi ngoại tệ lại tăng và lên tới 49% tổng khối lượng giao dịch ngoại hàng ngày vào tháng 4/2019, từ mức 47% trong nghiên cứu trước đó. Theo BIS, mức tăng trưởng của giao dịch ngoại tệ phái sinh, nhất là hoán đổi ngoại tệ, đã vượt qua giao dịch ngoại tệ giao ngay.
Nghiên cứu trên cũng cho thấy nước Anh vẫn giữ vững sự thống trị trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, bất chấp những quan ngại trước đó cho rằng cuộc trưng cầu ý dân về việc rời Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 6/2016 sẽ tác động tiêu cực tới lĩnh vực dịch vụ tài chính của London.
Ngoại hối được coi là "viên đá quý gắn trên vương miện" của lĩnh vực tài chính London. Các chuyên gia trong ngành cho rằng múi thời gian thuận lợi cũng như việc sở hữu đội ngũ nhân sự và cơ sở hạ tầng kinh doanh ngoại hối cho phép London có thể vượt qua mọi ảnh hưởng bất lợi của Brexit.
BIS cho biết tỷ trọng của London trong tổng giá trị giao dịch ngoại hối hàng ngày trên toàn cầu đã tăng lên 43%, từ mức 37% năm 2016, trong khi con số tương ứng của Mỹ giảm từ 20% xuống còn 17% trong cùng kỳ.
London nắm giữ tỷ trọng giao dịch buôn bán ngoại tệ và phái sinh lãi suất cao gần gấp đôi so với New York (Mỹ). Hiện tại, New York được xếp thứ sáu trên toàn thế giới về lĩnh vực kinh doanh này, tiếp theo là Singapore, Đặc hành chính Hong Kong (Trung Quốc) và Tokyo (Nhật Bản).
Ông Dan Marcus, Giám đốc điều hành (CEO) của sàn kinh doanh ngoại tệ giao ngay điện tử ParFX, cho rằng đây là một minh chứng cho thấy những mối quan hệ thương mại toàn cầu "lâu đời" và sự đầu tư không ngừng vào cơ sở hạ tầng công nghệ của London và vì vậy, thành phố này tiếp tục là trung tâm kinh doanh ngoại tệ của thế giới.
Theo nghiên cứu của BIS, trong số những đồng tiền được giao dịch trên thị trường kinh doanh tiền tệ, USD là đồng tiền đứng đầu khi chiếm tới 88% tổng các giao dịch.
Không có nhiều sự thay đổi trong thứ hạng của các đồng tiền chủ chốt được giao dịch cũng như thị phần của chúng mặc dù hoạt động kinh doanh tiền tệ giữa đồng USD và yen sụt giảm khiến tỷ trọng của đồng yen trên thị trường kinh doanh ngoại tệ thế giới giảm từ 22% xuống còn 17%, đứng thứ ba sau đồng USD và euro.
Tỷ trọng của đồng bảng Anh trong các hoạt động giao dịch ngoại tệ toàn cầu vẫn ở mức 13% như nghiên cứu hồi năm 2016 của BIS, bất chấp những quan ngại về tình trạng bất ổn do Brexit gây ra. Như vậy, đồng bảng Anh vẫn đứng trên đồng đô la Australia (AUD) và đô la Canada (CAD).
Trong khi đó, tỷ trọng của các đồng tiền của những nền kinh tế mới nổi đã tăng lên 25%, từ mức 21% năm 2016. Theo BIS, điều này là nhờ sự gia tăng tỷ trọng của đồng đô la Hong Kong (HKD), won Hàn Quốc (KRW), rupee của Ấn Độ (INR) và rupiah của Indonesia (IDR) trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ toàn cầu.
Mặc dù Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy sự phổ biến của đồng Nhân dân tệ trên thị trường thế giới trong năm gần đây, song đồng nội tệ của Trung Quốc mới chỉ chiếm 4,3% thị phần kinh doanh ngoại tệ toàn cầu, sau đồng franc Thụy Sỹ.
Trong khi đó, đồng peso của Mexico và lira của Thổ Nhĩ Kỳ đều rớt hạng trong danh sách xếp hạng các đồng tiền được mua bán trên thị trường kinh doanh ngoại tệ toàn cầu của nghiên cứu trên.
Theo BIS, các ngân hàng đã mua bán các đồng tiền với "những tổ chức tài chính khác" - trong đó có các quỹ dự phòng rủi ro, doanh nghiệp kinh doanh độc quyền, nhà đầu tư tổ chức và các cơ quan tài chính của chính phủ - với giá trị giao dịch tăng mạnh lên tới 3.600 tỷ USD, chiếm 55% tổng giá trị giao dịch của thị trường kinh doanh tiền tệ toàn cầu.
Trong một nghiên cứu khác, BIS cho biết thị trường không chính thức của các loại hợp đồng phái sinh lãi suất đã tăng hơn gấp đôi lên 6.500 tỷ USD, từ mức 2.700 tỷ USD năm 2016, chủ yếu nhờ các nhà đầu tư tăng cường dự phòng trước sự thay đổi về triển vọng tăng trưởng và chính sách tiền tệ.
Theo BIS, Anh chiếm thị phần lớn nhất trong giá trị giao dịch hàng ngày, tương đương 1 USD trong mỗi 2 USD giao dịch trên thị trường các sản phẩm phái sinh.
Bên cạnh đó, nước Anh hiện nay thậm chí còn nắm giữ thị phần lớn nhất trong hoạt động kinh doanh thị trường phái sinh dùng đồng euro làm quy chuẩn, chiếm tới 86% hoạt động mua bán dù EU đã nhiều lần cảnh báo các hoạt động mua bán trên thị trường phái sinh lấy đồng euro quy chuẩn phải được thực hiện trong EU, nếu Brexit không thỏa thuận xảy ra.
Việc nước Anh vẫn "thống lĩnh" hoạt động thị trường phái sinh lãi suất dùng đồng euro làm quy chuẩn cho thấy London tiếp tục và ngày càng gia tăng vị thế là thị trường vốn của châu Âu.
Giám đốc điều hành của TheCityUK, Miles Celic, khẳng định Anh hiện đang có lợi thế cạnh tranh rõ rệt trong các ngành dịch vụ tài chính và các ngành có liên quan, và điều quan trọng là vị thế của London không bị ảnh hưởng bởi vấn đề Brexit. Ông Celic cho rằng Chính phủ Anh cần phải tăng cường sức hấp dẫn của nước này như một nơi để đầu tư và làm kinh doanh.
Dù vậy, ông Andrew Bailey - người đứng đầu Cơ quan Dịch vụ tài chính Anh (FCA) và là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh sắp tới - khuyến cáo ngành dịch vụ tài chính nước này cần phải chuẩn bị nhiều hơn nữa để đối phó với tình huống Brexit không thỏa thuận.
Anh Quân /BNEWS/TTXVN
Nước Anh vẫn giữ vị thế trung tâm ngoại tệ và phái sinh lãi suất lớn nhất thế giới Vương quốc Anh vẫn là trung tâm lớn nhất thế giới về ngoại hối và phái sinh lãi suất bất chấp những lo ngại cho rằng nước này có thể sẽ để mất vị thế đó do việc rời EU, còn gọi là Brexit. Nước Anh vẫn giữ vị thế trung tâm ngoại tệ và phái sinh lãi suất lớn nhất thế giới....