Đoàn xe rước dâu bị lạc đường, tình huống cô dâu chú rể được “khiêng kiệu” băng ruộng hé lộ phong tục cứng nhắc ở nông thôn
Nông thôn Trung Quốc rất coi trọng các phong tục lễ nghi. Quy tắc truyền thống là những luật lệ bất thành văn, không được thay đổi, nếu làm trái lại thì tai ương ập đến, những điều xui xẻo sẽ xảy ra.
Ở vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây), người ta quan niệm con gái đi lấy chồng về nhà mẹ đẻ không được quét nhà vì sẽ lấy đi tài lộc và vận may trong gia đình.
Ở khu vực Triều Tiên (Quảng Đông), nếu em gái đi lấy chồng thì chị gái không được đi theo tiễn, chỉ có thể leo lên mái nhà dõi theo. Nếu chị gái chưa chồng mà cố tình đi cùng đoàn rước dâu thì sẽ cướp đi tình duyên của em.
Giới trẻ hiện nay đã tiếp nhận nhiều nền văn hóa hiện đại trên thế giới, không còn mê tín dị đoan vào các hủ tục truyền thống. Tuy nhiên, họ cũng phải tôn trọng nguyện vọng của người lớn trong gia đình.
Mới đây, ở vùng nông thôn tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), một đoàn xe rước dâu đã bị lạc đường. Tình huống ngay sau đó khiến cộng đồng mạng phải “dở khóc dở cười”, lên tiếng đồng cảm với cô dâu chú rể.
Chú rể và nhà trai đã hoàn thành nghi thức và rước dâu thành công. Đoàn xe tưng bừng đứa cô dâu về nhà chồng.
Trong phong tục cưới hỏi địa phương, xe cưới không được quay đầu trở lại đường cũ. Đàng trai không quen thuộc đường sá nên nhà gái đã cử một người theo tiễn để hành trình diễn ra thuận lợi hơn.
Điều không ngờ là người được nhà gái cử đi dẫn đường cũng thuộc dạng “mù đường”, chưa có sự chuẩn bị trước nên đã dẫn đoàn xe đi vào ngõ cụt, phía trước chỉ là ruộng đồng mênh mông.
Vì đoàn rước dâu đều là người trẻ tuổi nên nhất thời không biết phải xử lí thế nào, chỉ đành dừng xe để gọi điện thoại cho người lớn trong nhà nhờ giúp đỡ.
Video đang HOT
Trưởng bối nhắc nhở cô dâu và chú rể không được quay đầu đi lại đường cũ, xe hoa thì vẫn có thể. Một điều quan trọng hơn là chân của cô dâu không được chạm đất trước khi đến nhà chồng, cần có người cõng hoặc khiêng đi.
Thời gian gấp rút, cô dâu chú rể cần phải về đến nhà đúng giờ để cử hành nghi lễ tiếp theo vì họ hàng và bạn bè đã đến đông đủ chờ đợi. Thế là nhóm rước dâu chỉ có thể khiêng “kiệu”, giúp cô dâu băng ruộng qua một tuyến đường khác để lên xe về nhà chồng.
Đồng thời, xe hoa cũng lập tức quay đầu, đi đến con đường đã được chỉ định và chờ cô dâu chú rể đến.
Quá trình đưa cô dâu chú rể đang mặc trang phục cưới băng ruộng quả thực không dễ dàng một chút nào. Thế nhưng cuối cùng, đoàn xe rước dâu cũng hoàn thành nhiệm vụ và cô dâu chú rể đã về kịp thời gian tổ chức hôn lễ theo kế hoạch đã định sẵn.
Sau khi vụ việc được truyền thông đưa tin, cư dân mạng đã bàn luận xôn xao, trong đó đa số bình luận đều lên tiếng bác bỏ phong tục rườm rà, gây khó dễ cho cô dâu chú rể.
“Biết là phong tục truyền thống nhưng cũng đừng quá cứng nhắc như vậy. Trong trường hợp trên, chỉ cần đoàn xe có thể quay đầu là mọi chuyện êm xuôi rồi”.
“Cô dâu chú rể không được đi lại đường cũ khi rước dâu. Nguyên tắc này có ý nghĩa hy vọng hôn nhân của hai vợ chồng được bền lâu. Nhưng trên thực tế hôn nhân tan vỡ chưa chắc vì những phong tục này”.
“Có những phong tục thật sự gây khó khăn trong cuộc sống hằng ngày nhưng người lớn đã quan niệm như vậy thì cũng đành phải tuân theo thôi”.
Kinh hãi tập tục đàn ông nhà chồng thoải mái quan hệ với cô dâu ngay trong đêm tân hôn
Chuyện phòng the đặc biệt ở mỗi nước đều thể hiện nét văn hóa, lịch sử và sự phát triển của đất nước, vùng miền đó ở mỗi giai đoạn. Có những tập tục thể hiện nét văn hóa riêng biệt, bản sắc dân tộc nhưng có những tập tục lại trở thành hủ tục, phản văn hóa.
"Quà chung" của cả nhà chồng
Tại Guyana, một quốc gia thuộc Nam Mỹ, ở khá nhiều bộ tộc, các cô dâu mới về nhà chồng buộc phải đối mặt với một tập tục vô cùng kỳ quái. Đó là, ngoài chú rể ra, tất cả những người đàn ông trong gia đình anh ta đều có quyền làm tình với cô dâu. Điều đó có nghĩa chỉ cần sau đêm động phòng thì cô dâu đã trở thành "quà chung" của tất cả các đàn ông trong gia đình người chồng mình.
Chỉ sau khi có đứa con đầu tiên nàng dâu mới thoát khỏi kiếp chung chạ.
Chuyện này chỉ kết thúc cho tới khi cô dâu mới này sinh đứa con đầu tiên. Sau khi sinh đứa con đầu tiên thì người vợ sẽ không phải quan hệ với bất kỳ người đàn ông nào trong gia đình nữa ngoài chồng mình. Bởi theo quan niệm của người Guyana thì việc có con đã khẳng định người vợ này thuộc sở hữu riêng của người chồng.
Theo theo quan niệm của người Guyana, tập tục này sẽ thắt chặt thêm tình cảm giữa anh, chị em trong gia đình. Và khi cô dâu có con sẽ khẳng định người vợ này thuộc sở hữu riêng của người chồng.
Những đứa con không biết cha
Do việc xác định sở hữu riêng người vợ chỉ khi nào cô ta sinh đứa con đầu tiên nhưng ít người đàn ông Guyana nào có thể khẳng định đứa con mà vợ mình đẻ ra là con mình. Chính vì thế, chắc hẳn gia tộc này sẽ rất đau đầu để xác định xem, người cha đích thực của đứa con do cô dâu này sinh ra là ai?
Những đứa trẻ của tộc người này không biết cha mình là ai. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, do quan niệm này đã đi sâu vào trong tiềm thức của người Guyana nên vấn đề đứa con đầu tiên là của ai không còn quan trọng.
Những đứa trẻ đầu lòng không biết cha ruột là ai. (Nguồn ảnh: Internet)
Những người phụ nữ tại Guyana. (Nguồn ảnh: Internet)
Bệnh tật do quan hệ "chung chạ"
Cũng là một phong tục truyền thống, một số bộ tộc ở các quốc gia Nam Mỹ như người Caingang ở Brazil và người Siriono ở Bolivia... cho phép cặp vợ chồng có quyền "làm chuyện đó" với anh, chị em ruột của bạn đời. Điều này nghĩa là người chồng có thể công khai quan hệ tình dục với chị, em gái của vợ... và người vợ có thể quan hệ với anh, em trai của chồng.
Nhưng khác với các bộ tộc tại Guyana, việc chung vợ chung chồng này kéo dài đến tận hết cuộc đời của những người ở bộ tộc Caingang. Thậm chí bộ tộc này còn duy trì hoạt động tình dục tập thể vì họ cho rằng việc này sẽ gắn kết tình thân thiết của những người cùng dòng họ.
Chính việc này gây ra nhiều vấn đề về bệnh tật lây nhiễm trong cộng đồng người Caingang. May mắn rằng với sự tiếp cận của nhiều tổ chức y tế, vấn đề sinh hoạt tình dục tập thể, lẫn lộn ở bộ tộc này đã được hạn chế rất nhiều. Mặc dù đến ngày nay những tập tục này phần nào được hạn chế nhưng nó vẫn còn tồn tại ở khá nhiều bộ tộc tại Nam Mỹ.
Anh trưởng thôn "mê chữ" Do khó khăn, A Thái không thể học Cao đẳng Tài chính ngân hàng dù thi đỗ. năm 28 tuổi, khi đã là trưởng thôn, A Thái tiếp tục giấc mơ học hành và thi đỗ Khoa Luật, Phân hiệu Đại học Đà nẵng tại KonTum. Nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, mỗi năm gia đình A Thái thu...