Đoàn VN đoạt 6 giải tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 8 vừa được tổ chức tại thành phố Durban, Nam Phi đã đạt thành tích cao. Cả 6 em đều đạt huy chương, với 3 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.
Lễ trao giải được tổ chức trang trọng tối 9/12 tại Trường trung học công nghệ George Campbell, nơi diễn ra kỳ thi. Các em Nguyễn Văn Minh, Hoàng Trọng Nam Anh và Lương Việt Hoàng được trao huy chương đồng, các em Lê Minh Đức, Trần Minh Tuấn và Vũ Đặng Minh Quân giành huy chương bạc và vinh dự cầm lá cờ Tổ quốc.
Vũ Đặng Minh Quân – Học sinh lớp 10 Trường THPT Hà Nội Amsterdam – HC bạc Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 8 cho biết: “Em đã cố gắng hết sức mình để tham gia và luyện tập. Vì thế, em cảm thấy hạnh phúc khi đạt được thành tích tại cuộc thi lần này”.
Ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội phát biểu: “Tôi đánh giá kết quả của đoàn VN năm nay tốt hơn so với năm ngoái rất nhiều. Các em năm nay dự thi quốc tế đã đứng ở tốp trên”.
Video đang HOT
Olympic khoa học trẻ quốc tế là kỳ thi dành cho 3 môn khoa học tự nhiên Vật lý, Hóa học và Sinh học. Diễn ra từ 5-10/12, kỳ thi năm nay thu hút sự tham gia của gần 600 thí sinh là học sinh phổ thông dưới 15 tuổi đến từ 46 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều quan trọng để thành công tại kỳ thi là khả năng kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành.
Ông Nguyễn Trung Kiên – Tham tán Đại sứ quán VN tại Nam Phi nhận định:”Tôi cho rằng đây là một cái cách để tiếp cận giáo dục mới giúp cho thế hệ trẻ của chúng ta có học vấn nhưng mà học vấn ấy phải gắn liền với thực tiễn. Tôi cho rằng, đây cũng là dịp để các nhà giáo dục Việt Nam có thêm hiểu biết và cách hòa nhập để chúng ta có thể làm cho nền giáo dục hiện tại càng ngày càng tiếp cận đượcvới các nền giáo dục khoa học nhất, hiện đại nhất”.
Đây là lần thứ tư VN tham gia và cũng là kỳ thi đoàn VN đạt thành tích cao nhất. Kỳ thi năm sau sẽ là cuộc cọ sát của lứa học sinh mới, và với thành tích năm sau cao hơn năm trước, hy vọng giành vàng huy chương Vàng được đặt vào các em thế hệ sau.
Nhận xét về thành tích lần này của đoàn học sinh VN, em Trần Minh Tuấn – Học sinh lớp 10 Trường THPT Hà Nội Amsterdam – HC bạc Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 8 nói: “Thành tích năm nay theo em là đáng khích lệ so với năm trước và em mong muốn là những em tham gia cuộc thi này năm sau sẽ cố gắng giành được Huy chương Vàng về cho Việt Nam”.
Olympic Khoa học trẻ quốc tế được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 ở Jakarta, Indonesia và được tổ chức mỗi năm một lần từ đó đến nay. Kỳ thi năm sau dự kiến diễn ra tại Iran.
Theo VTV
Bối rối khi mua sách tham khảo cho con
Đầu năm học này, chị Mai ở Cầu Giấy, Hà Nội phải đi mua mất 6 quyển sách Bài tập lịch sử mới đúng quyển cô con gái, đang học lớp 6, cần.
Chồng chị thì đi 3 cửa hàng mới mua đúng quyển toán, bố con đi thêm 3 lần nữa mua quyển Tiếng Việt..., mặc dù chị đã cẩn thận chọn đúng sách của NXB Giáo dục VN.
Loạn sách tham khảo
Vào cửa hàng sách mới thấy giờ đây thì trên là giời, dưới là... sách. Đếm sơ ở gian hàng sách tham khảo, chị Mai hoảng hốt khi thấy riêng sách toán tham khảo dành cho học sinh lớp 1 đã có đến 18 quyển, nào là để học tốt toán lớp 1, Để giải tốt bài tập toán 1, Bài tập toán cuối tuần, Tự luyện Violympic, Toán lớp 1 nâng cao, ôn tập hè... Lớp 1, nên có "nâng cao" thì cũng chỉ là mấy bài tính cộng trừ, so sánh dài ngắn, cao thấp, thế mà nhiều sách quá, làm khổ các cháu.
Lớp 1 có 18 quyển toán tham khảo, thì lớp 12 riêng sách tham khảo cho phần giải tích đã lên tới... 42 quyển, trong đó riêng loại có đầu đề "để học tốt giải tích" cũng có đến 20 quyển. Còn lại là đủ món: Từ bài tập nâng cao, chuyên đề giải tích. Không chỉ nhà xuất bản Giáo dục, các công ty tư nhân, các nhà xuất bản khác cũng lao ra làm sách tham khảo. Điều đáng chú ý là cuối mỗi đề bài hoặc sau mỗi cuốn sách bao giờ cũng có phần bài giải. Sẽ rất khó khăn để các cháu động não bởi lời giải đã có sẵn rồi. Vì thế, sách tham khảo nhiều, nhưng hiệu quả tham khảo chắc chắn không nhiều.
Dịp đầu năm học vừa rồi, chị Mai quá bối rối khi đi mua sách cho con. Quyển nào cũng thấy giống loại con cần, mà mua về thì lại không đúng. Sách bài tập lịch sử, chị mua 6 quyển về mới đúng. Sách bài tập công nghệ, Sinh... quyển nào cũng phải mua mất mấy lần. Sách giáo khoa không quá đắt, tiền tốn không nhiều nhưng công sá đi lại mua sắm thì tốn quá. Chị đã tưởng mình mình gặp cảnh này, vì khi đi mua sách đã không còn loại trọn bộ, nhưng thực ra rất nhiều bạn bè đồng cảnh, kêu cứ ầm trời về chuyện tưởng như đơn giản là mua sách.
"Tài liệu dùng kèm sách giáo khoa"
Thấy mẹ cứ mua sách về rồi không đúng loại mình cần, cô con gái chị Mai hướng dẫn chị giở trang đầu sách, xem sách bài tập loại có hàng chữ "tài liệu dùng kèm sách giáo khoa" thì mới đúng là loại sách bài tập sử dụng chính khoá. Các sách bài tập không có hàng chữ này đều là sách tham khảo. Ngoài ra, cách chọn đúng sách dùng chính khoá là loại không có lời giải ở sau đề bài.
Không phải học sinh nào cũng có cô giáo kề bên hỗ trợ mỗi khi gặp bài khó. Cũng không phải ai cũng có điều kiện để vào mạng, tìm đề bài. Trong tình huống này, sách tham khảo là rất cần thiết. Thế nhưng, có "quá" hay không khi có tới 18 cuốn sách tham khảo môn Toán cho một học sinh lớp 1? Đành rằng kinh tế thị trường, mua bán là thoả thuận.
Theo DV
Nữ sinh Tâm lý đăng quang Miss Nhân văn Nguyễn Thanh Ly, nữ sinh K54 khoa Tâm lý học đã xuất sắc trở thành Miss Nhân văn 2011 trong đêm chung kết cuộc thi diễn ra tại KTX Mễ Trì, Hà Nội vào tối 9.12. Không nổi trội về nhan sắc nhưng Thanh Ly đã chứng tỏ sự sắc sảo của mình qua câu trả lời ở phần thi ứng xử. Miss...