Đoàn VĐV Việt Nam tham dự SEA Games 31 có thủ khoa, thạc sĩ
Christian Juzang có bằng thạc sĩ tại ĐH Harvard, Phan Tuấn Tài là thủ khoa đại học, 8/10 tuyển thủ đội bóng ném cũng tốt nghiệp bậc sau đại học.
VĐV bơi lội Lê Nguyễn Paul (29 tuổi) có bố mẹ là người Việt Nam định cư tại Mỹ. Sau SEA Games 29 và 30, kình ngư này giành 1 HCB, 7 HCĐ và quyết tâm đổi màu huy chương ở kỳ đại hội thứ 31. Lê Nguyễn Paul có bằng thạc sĩ Kinh tế của ĐH Missouri (Mỹ) và từng là VĐV của hệ thống giải thể thao sinh viên NCAA. Ảnh: Minh Chiến.
Tuyển thủ bóng rổ Christian Juzang (27 tuổi) có bố là người Mỹ, mẹ mang dòng máu Việt. Anh có chiều cao 1,88 m, chơi ở vị trí Point Guard (hậu vệ ghi điểm) và là ngôi sao Việt kiều hay nhất tại VBA 2020. Trước khi về Việt Nam thi đấu, Juzang tốt nghiệp thạc sĩ Xã hội học tại ĐH Harvard (Mỹ). Thời sinh viên, anh từng tham gia giải đấu NCAA Division I (giải bóng rổ hạng nhất ở bậc đại học Mỹ). Ảnh: Y Kiện.
Video đang HOT
Phan Tuấn Tài (21 tuổi) là một trong số cầu thủ được chú ý từ trước SEA Games 31. Anh là phát hiện mới của HLV Park, từng được triệu tập dự vòng loại U23 châu Á 2022, vô địch giải U23 Đông Nam Á 2022, ra sân ở loạt giao hữu với U20 Hàn Quốc. Bên cạnh ngoại hình sáng, Tuấn Tài có thành tích học tập tốt. Anh từng được hiệu trưởng ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội tặng bằng khen là thủ khoa kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2020. Ảnh: Ngọc Lê.
Văn Quỳnh Phương (15 tuổi) là VĐV trẻ nhất của Đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 31. Học dancesport (khiêu vũ thể thao) chuyên nghiệp từ năm 2019, đến nay, cô giành được hàng trăm huy chương, giải thưởng lớn, nhỏ trong nước và quốc tế. Quỳnh Phương hiện là học sinh trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp (Hà Nội). Cô có thành tích học tập thuộc top 3 của lớp và được học bổng của trường. Kết thúc học kỳ I lớp 9, Quỳnh Phương có tổng điểm 5 môn thi học kỳ cao nhất khối, điểm trung bình học tập đạt 9,5 – đứng thứ 2 toàn khối 9 của trường. Ảnh: TTXVN.
Trước khi trở thành VĐV 3 môn phối hợp thi đấu tại SEA Games 31, Trịnh Vũ Anh Huy (34 tuổi) là nhân viên văn phòng. Khi còn nhỏ, anh là vận động viên năng khiếu môn bơi lội ở TP.HCM. Có tiềm năng phát triển nhưng Anh Huy từ bỏ con đường thi đấu vào năm 2006 để tập trung cho việc học. Nam kình ngư tốt nghiệp ngành Tài chính của ĐH La Trobe (Australia). Trong thời gian du học, anh thường làm thêm các công việc liên quan đến thể thao. Hiện Anh Huy là trưởng phòng cấp cao của một công ty lớn. Ảnh: FBNV.
Tuyển bóng ném bãi biển Việt Nam đánh bại đối thủ Philippines trong trận đấu diễn ra chiều 10/5 để đoạt HCV SEA Games lần thứ 2 liên tiếp. Điều đặc biệt là toàn đội có 10 tuyển thủ thì tới 8 người là thạc sĩ. Dù bận rộn với bóng ném, họ vẫn chuyên cần học tập vì không thể phụ thuộc thu nhập ít ỏi từ môn thể thao mình yêu thích. Ảnh: Hoàng Hà.
Sẽ hỗ trợ 120 triệu đồng cho sinh viên xuất sắc về công tác tại Hà Nội
Những thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc có nguyện vọng làm việc tại các cơ quan, đơn vị của Thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ 120 triệu đồng.
Từ ngày 4/3, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội bắt đầu lấy ý kiến về Dự thảo chính sách thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc; người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực y tế nếu có nguyện vọng về công tác tại Thủ đô sẽ được hỗ trợ một lần bằng 80 lần mức lương cơ sở tại thời điểm được tuyển dụng (lương cơ sở hiện nay gần 1,5 triệu đồng).
Những trường hợp trên nếu đăng ký xét tuyển vào các chuyên ngành y tế, giáo dục và đào tạo ở xã miền núi, khu vực khó khăn được hưởng hỗ trợ một lần bằng 100 lần mức lương cơ sở.
Ngoài ra, sau một năm công tác, cán bộ diện đãi ngộ sẽ được cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài, hỗ trợ nghiên cứu khoa học sau tiến sĩ.
Những lĩnh vực Hà Nội ưu tiên tuyển dụng gồm các ngành nghiên cứu khoa học cơ bản như kinh tế số, khoa học tính toán và dữ liệu lớn, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo; nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, tế bào gốc; xây dựng và quản lý đô thị thông minh, hạ tầng hiện đại, gồm xây dựng và vận hành hệ thống vận tải công cộng, không gian ngầm...
Ảnh minh họa: N.A
Để được xét tuyển và hưởng đãi ngộ, những sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc phải dưới 30 tuổi và đoạt giải ba trở lên tại một trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế hoặc cuộc thi Olympic thuộc một trong các môn toán, vật lý, hóa học, cơ học, tin học.
Với người có trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành y học, tiêu chí xét tuyển là dưới 30 tuổi, tốt nghiệp đại học loại khá trở lên và đáp ứng quy định đoạt giải tại các kỳ thi.
Trường hợp được xét tuyển có trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành y học, dược học, độ tuổi được nâng lên 35 và cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn như với người có trình độ thạc sĩ.
Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu người được xét tuyển dụng cam kết làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố ít nhất 5 năm sau khi hoàn thành khóa đào tạo được thành phố cử đi học. Các trường hợp tự ý vi phạm cam kết hoặc thôi việc, chuyển công tác trước thời hạn phải hoàn trả lại các khoản kinh phí đã được hỗ trợ.
Hiện tại, Thủ đô áp dụng chính sách trọng dụng nhân tài theo nghị quyết từ năm 2013, mức hỗ trợ là 20 tháng lương cơ sở và sau 2 năm công tác được cử đi học sau đại học.
Hơn 10 năm qua, Hà Nội tổ chức vinh danh gần 2.000 thủ khoa tốt nghiệp đại học trên địa bàn. Theo đó, những thủ khoa có nguyện vọng làm việc tại các cơ quan, đơn vị của thành phố sẽ được hưởng các chính sách "trọng dụng nhân tài".
Nữ thủ khoa người Mường 'bật mí' bí quyết ôn thi tốt nghiệp Để đạt điểm cao, nữ thủ khoa người Mường, em Phạm Thị Thắm (Thanh Hóa) cho rằng, cần có sự kết hợp nhiều yếu tố. Đặc biệt, các thí sinh cần giữ tâm lý vững vàng, tự tin khi bước vào phòng thi. Chân dung nữ thủ khoa khối C của tỉnh Thanh Hóa năm 2021 - Phạm Thị Thắm. Đọc kỹ đề,...