Đoạn tin nhắn gây tranh cãi giữa CEO Binance và ông chủ FTX Sam Bankman-Fried
CEO Biance Changpeng Zhao đã nhiều lần cảnh báo Sam Bankman-Fried nên dừng các giao dịch có thể gây bất ổn cho ngành công nghiệp tiền mã hóa trước khi quá muộn.
CEO Binance đã cảnh báo gì trong đoạn chat với các nhà lãnh đạo tiền mã hóa trước cú sập sàn FTX?
Một ngày trước khi sàn giao dịch tiền mã hóa FTX nộp đơn xin phá sản, Changpeng Zhao (CZ), giám đốc điều hành của Binance, đã gửi một tin nhắn cảnh báo tới nhà sáng lập FTX Sam Bankman-Fried, theo New York Times.
CZ lo ngại rằng Bankman-Fried đang dàn xếp các giao dịch tiền mã hóa có thể khiến ngành rơi vào khủng hoảng.
“Dừng lại ngay, đừng gây thêm thiệt hại nữa”, ông Zhao viết trong cuộc trò chuyện nhóm với cựu chủ sàn FTX và các giám đốc điều hành công ty tiền mã hóa khác vào ngày 10/11.
Video đang HOT
FTX và quỹ phòng hộ Alameda Research sụp đổ sau khi làm lộ ra khoản lỗ 8 tỉ USD trong tài khoản của sàn giao dịch này. Vụ sập đã gây ra một cuộc khủng hoảng tiền mã hóa, khiến các công ty có quan hệ với FTX đứng trước bờ vực phá sản, đặt ra câu hỏi về tương lai của ngành.
Loạt tin nhắn giữa CZ và Bankman-Fried cho thấy các nhà lãnh đạo khác cũng đang lo ngại rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, nó cũng mang đến một cái nhìn hiếm hoi về cách lạ lùng mà ngành công nghiệp tiền mã hóa được vận hành.
Những tin nhắn được tiết lộ bởi New York Times cho thấy, những người đứng đầu ngành đang nhận thức sâu sắc rằng hành động của một công ty đơn lẻ hoặc sự biến động về giá trị của một loại tiền ảo cũng có thể làm lung lay toàn ngành công nghiệp này.
Nhóm chat bí mật này cũng bao gồm một số giám đốc điều hành nổi tiếng của ngành công nghiệp tiền mã hóa như: Jesse Powell (người sáng lập sàn Kraken), Paolo Ardoino (giám đốc công nghệ của Tether).
Một tuần trước khi “thảm họa” xảy ra, CEO Binance đã đồng ý mua lại FTX và cứu công ty này trước khi “quay xe” với quyết định của mình. Trong tin nhắn ngày 10/11, ông đã tỏ ra khá chắc chắn rằng FTX sẽ không thể tồn tại và lo ngại điều này sẽ kéo theo sự đi xuống của cả thị trường tiền mã hóa.
Cụ thể, CZ đã cáo buộc Bankman-Fried lợi dụng quỹ phòng vệ của mình để giảm giá đồng Tether – một đồng stablecoin được thiết kế có giá trị bằng 1 USD. Tether được xem là mấu chốt của giao dịch tiền mã hóa trên toàn thế giới. Những nhà đầu tư từ lâu đã lo sợ rằng nếu giá Tether giảm, nó sẽ gây ra hiệu ứng domino nhấn chìm cả ngành công nghiệp tiền số.
Cho rằng những tuyên bố của CZ là vô lý, Bankman-Fried phản bác: “Theo hiểu biết của tôi, các giao dịch ở quy mô đó sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến giá của Tether. Bản thân tôi và Alameda đều chưa bao giờ cố tình hạ giá Tether hoặc bất kỳ stablecoin nào khác”.
Đại diện của Tether cho biết, công ty “đã thể hiện khả năng phục hồi trước các cuộc tấn công” và các hành động của FTX “không phản ánh đặc tính và cam kết của toàn ngành”.
Ngoài ra, CZ cũng chỉ ra một giao dịch trị giá 250.000 USD của Alameda mà theo ông là nhằm gây bất ổn cho Tether. Giao dịch này được hiển thị trên blockchain, nơi công khai tất cả các giao dịch tiền mã hóa.
Đáp lại những lời buộc tội trên, nhà sáng lập FTX không hề bối rối nói rằng: “Tôi đang làm gì với stablecoin? Ông nghĩ rằng một giao dịch USDT 250.000 USD lại có thể làm nó mất ổn định?
CZ cho biết một giao dịch quy mô như vậy có thể không thành công trong việc phá hủy Tether nhưng chắc chắn sẽ gây ra vấn đề. “Lời khuyên chân thành của tôi: hãy ngừng làm mọi thứ. Mặc vest vào, quay trở lại Washington và bắt đầu trả lời các câu hỏi”, CEO Binance nhắn nhủ.
“Cảm ơn về lời khuyên!”, cựu CEO FTX đáp trả.
Sàn FTX thông báo về việc đảm bảo tài sản
Giám đốc điều hành mới của sàn giao dịch tiền điện tử FTX - ông John Ray ngày 13/11 cho biết công ty này đang nỗ lực để 'đảm bảo tất cả tài sản'.
Biểu tượng của sàn giao dịch tiền kỹ thuật số FTX và tiền kỹ thuật số. Ảnh: Reuters
Giám đốc điều hành mới của sàn giao dịch tiền điện tử FTX - ông John Ray ngày 13/11 cho biết công ty này đang nỗ lực để "đảm bảo tất cả tài sản", sau khi có thông tin về các vụ giao dịch trái phép có thể lên tới hàng trăm triệu USD.
Thông báo trên Twitter, ông John Ray cho biết: "Đã xảy ra việc truy cập trái phép vào những tài sản nhất định".
Tuy nhiên, cả ông John Ray và FTX không công bố thông tin chi tiết về số lượng các vụ giao dịch trái phép đã được thực hiện, trong khi công ty chuyên phân tích về tiền điện tử Elliptic cho rằng "khoảng 477 triệu USD có thể đã bị đánh cắp".
Trước đó, sàn giao dịch tiền kỹ thuật số FTX cho biết đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ sau khi không thể đạt được một thỏa thuận giúp công ty này giải quyết khó khăn tài chính. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành FTX, Sam Bankman-Fried, cũng đã từ chức.
Thông tin được công bố sau khi sàn giao dịch Binance xác nhận sẽ không tiến hành thương vụ mua lại FTX, khiến thị trường tiền kỹ thuật số lao dốc, với giá đồng bitcoin rơi xuống mức thấp kỷ lục trong 2 năm. Tương tự như Binance, sàn giao dịch OKX cũng từ chối hỗ trợ, với lý do khoản nợ của FTX là một vấn đề lớn./.
Tương lai của chuỗi khối sau sự phá sản của FTX Sự phá sản chóng vánh của FTX - sàn giao dịch tiền mã hóa lớn thứ 2 thế giới sau Binance - đang khiến nhiều nhà đầu tư tiền mã hóa và công chúng thêm phần hoài nghi về tương lai của Web3 trong bối cảnh thị trường tiền mã hóa đã sụt giảm mạnh trong thời gian dài trước đó.Việt Nam có...